Nga tăng cường ảnh hưởng ở Cuba khi Trump băng giá

Những chiếc Lada cũ kỹ, ngày càng xấu xí đang chạy trên mọi nẻo đường và như một lời nhắc nhở về sự bảo trợ của Liên Xô (và Nga sau này) cho nhà nước Cuba.

Tuy nhiên lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, tháng tới đường phố Lavana sẽ được bổ sung 300 chiếc Lada bóng bẩy. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nga Avtovaz hy vọng sẽ tăng lượng hàng xuất khẩu, nhờ tài trợ từ ngân hàng phát triển của chính phủ Nga VEB.

Do có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, Avtovaz và các công ty khác của Nga đang tăng doanh số bán hàng lên đảo Caribbean. Đây là một phần trong chiến lược lớn của Moscow để nối lại quan hệ thương mại, quân sự và chính trị với Cuba, khi chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang rút lui khỏi đây.

Xuất khẩu của Nga sang Cuba tuy chỉ bằng 1/4 so với Trung Quốc nhưng đang tăng rất nhanh. Theo số liệu từ Nga cho thấy từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 81% lên 225 triệu USD.

Lần đầu tiên trong thế kỷ này nhà sản xuất dầu mỏ Rosnieft – Nga xuất khẩu những chuyến hàng nhiên liệu sang Cuba. Người đứng đầu công ty đã gặp Chủ tịch Cuba Raul Castro ở Havana hôm thứ Bảy, một dấu hiệu mới nhất cho thấy hai nước đang chuẩn bị ký kết một thỏa thuận năng lượng lớn. Trong quá khứ hai nước đã thảo luận việc Nga tăng cường cung cấp dầu cho hòn đảo và tăng cường khai thác cũng như tìm kiếm thêm các mỏ dầu ngoài khơi của Cuba. Đây được coi là một sự trợ giúp lớn cho Cuba trong bối cảnh liên minh xã hội chủ nghĩa Venezuela đang gặp khủng hoảng sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung nhiên liệu giá rẻ.

Tháng trước, công ty tư nhân Sinara của Nga lần đầu tiên đã cung cấp 75 đầu máy xe lửa trị giá 190 triệu USD theo đơn hàng được ký năm 2016. Nhà sản xuất xe tải lớn nhất của Nga là KAMAZ cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Cuba.

Các cuộc đàm phán về đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác cũng đang được tiến hành.

Ông Aleksandr Bogatyr, đại diện thương mại Nga tại Cu Ba nói: “Chúng ta có thể gọi giai đoạn này là một cuộc phục hưng”. Ông dự đoán rằng thương mại song phương có thể đạt mức 350 triệu USD đến 400 triệu USD trong năm nay, một trong những mức cao nhất trong gần hai thập kỉ, tăng từ 248 triệu USD vào năm 2016.

Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã thay đổi chính sách của người tiền nhiệm, theo đó vào tháng 9 ông đã cắt giảm nhân sự sứ quán tại Cuba. Đồng thời hạn chế trao đổi thương mại và các chính sách về thương mại cũng thắt chặt hơn làm thất vọng đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ mong muốn thu lợi trong kinh doanh với Cuba.

Các chuyên gia về chính sách đối ngoại cho biết, Mátxcơva đang tranh thủ cơ hội này để làm làm suy yếu sự ảnh hưởng của Mỹ ở sân sau của mình. Jason Marczak, Giám đốc Trung tâm Adrienne Arsht Latin America nói: “Nga coi đây là thời điểm để nối tiếp quan hệ với Cuba. Sự gia tăng dấu chân của người Nga ở Cuba càng làm tăng thái độ chống Mỹ và ngăn chặn các doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn lớn ở Cuba.”

Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Moscow đã ủng hộ Chính phủ cách mạng của Fidel Castro, cung cấp hạt ngũ cốc, máy móc và hàng hoá khác trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên sau khi Liên xô sụp đổ năm 1991 những khoản trợ cấp này đã chấm dứt, thương mại cũng sụt giảm.

 

Dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin, người nuôi mộng Nga trở lại vị thế siêu cường, trong thập kỷ qua đã tìm cách làm sống lại quan hệ hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh, đặc biệt là các nước luôn thận trọng với Hoa Kỳ.

Sự thay đổi với Cuba đã được đẩy mạnh vào năm 2014 khi Nga xóa 90% trong tổng số nợ 35 tỷ USD của Cuba. Nga cũng bắt đầu cung cấp tài chính cho các công ty nội địa muốn xuất khẩu hàng hóa trả tiền ngay vào hòn đảo này.

Ông Raul Castro sẽ nghỉ hưu vào năm sau, đánh dấu sự ra đi của thế hệ đã làm Cuộc Cách mạng Cuba năm 1959 nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sự hoan nghênh của người dân Cuba về sự giúp đỡ này của Nga.

Mặc dù với vị trí địa lý cách xa Cuba nửa vòng trái đất nhưng các mối quan hệ lịch sử của Nga với hòn đảo lớn nhất Caribbean vẫn còn in dấu ở khắp mọi nơi. Như các thế hệ đi trước học tiếng Nga và học tập tại Liên Xô. Tại một hội chợ thương mại gần đây ở thủ đô, những người dân Cuba đã tự phát hát và chơi nhạc dân gian trong lễ khai mạc gian hàng triển lãm Nga.

Dọc đường phố là những chiếc xe con Moskvich, Lada, xe máy Ural và xe tải Kamaz, còn ở những cánh đồng hầu hết là các thiết bị do Liên bang Xô viết sản xuất. Chỉ cần những di sản này cũng đã đủ để Nga duy trì thương mại ở Cuba. Ông Igor Leonov đã thành lập công ty nhập khẩu Ces tại Cu Ba gần ba mươi năm trước nói rằng ở đây có rất nhiều nhu cầu.

 

“Chúng tôi bán vật tư, thiết bị phụ tùng cho ngành vận tải, một số máy bay, nông nghiệp, xây dựng”.

Do Mỹ cấm vận hàng thập kỷ buộc Cuba phải trung thành với một số nhà sản xuất Nga. Hòn đảo này đã nâng cấp đội tàu bay trong những năm 2000 với các loại máy bay Tupolev, Ilyushin của Nga và Antonov (Ukraina – Liên xô cũ).

Bà Nadezhda Lesova giám đốc điều hành Trung tâm Xuất khẩu Nga tại Moscow cho rằng tổ chức của bà coi Cuba là “vùng chiến lược” và cho biết thêm, trung tâm đang hỗ trợ xuất khẩu sang Cuba, bao gồm cả bảo hiểm, cho vay và trợ cấp, trị giá khoảng 430 triệu euro 508,60 triệu đô la).

Một số thỏa thuận lớn đang được thảo luận

 Công ty đường sắt nhà nước Nga (RZD) đang đàm phán để nâng cấp hơn 1000 km đường sắt cho Cuba và lắp đặt đường sắt cao tốc nối giữa Havana với khu nghỉ mát bãi biển Varadero, đây là một trong số các dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của Cuba trong nhiều thập niên.

Ông Oleg Nikolaev, Phó Tổng Giám đốc công ty con RZD International nói  “Dự kiến thỏa thuận trị giá 1,9 tỷ euro (2,26 tỷ USD) và sẽ được ký kết vào cuối năm nay.”

Vào tháng 10 vừa qua, công ty dầu mỏ Rosneft cho biết họ đang xem xét việc hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Cienfuegos của Cuba.

Tuy vậy những thỏa thuận, những tuyên bố lạc quan về quan hệ hợp tác giữa hai nước có thể bị thổi phồng. Để minh chứng cho điều đó hai nước Venezuela và Trung Quốc tuyên bố đầu tư vào Cuba đã bị đổ vỡ do sự phức tạp về kinh doanh.

Một số công ty Nga bị đau đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính của Cuba. Nhà nhập khẩu phụ tùng Ces cho biết Cuba chưa thanh toán 9 triệu USD cho họ.

Với nền kinh tế đang gặp khó khăn trong bối cảnh giá dầu thấp và bị phương Tây trừng phạt, chưa rõ Nga sẽ tiếp tục tài trợ cho xuất khẩu trong bao lâu. Nền kinh tế Nga ốm yếu cũng là một rào cản khiến các nhà phân tích nghi ngờ rằng Moscow sẽ thực hiện những đề xuất gần đây để mở lại căn cứ cũ Lourdes đã đóng cửa vào năm 2001 dùng để theo dõi Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại rằng Nga có thể tăng cường ảnh hưởng kinh tế ở Cuba để đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gián điệp trên hòn đảo. Vào tháng Tư mười sáu quan chức cao cấp đã viết một lá thư ngỏ yêu cầu chính quyền Trump mở rộng chính sách của Obama với Cuba vì lý do an ninh quốc gia.

“Trong tình hình hiện nay nếu Nga sẵn sàng bù đắp nguồn cung cấp dầu mỏ từ Venezuela và một số thứ khác, có lẽ Cuba không sẽ có nhiều lựa chọn để thiết lập các mối quan hệ các hoạt động về chính trị quân sự”, Tướng David L. McGinnis đã nghỉ hưu, một trong những người ký cho biết.

Paul Hare, cựu đại sứ Anh tại Cuba, hiện đang giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Toàn cầu Pardee, Đại học Boston coi sự quan tâm mới của Nga vào Cuba là chiến lược địa chính. Ông nói:

“Thật khó để thấy được lợi ích kinh doanh trong khi Cuba không có khả năng thanh toán. Người Nga chỉ làm điều đó khi họ muốn sử dụng Cuba như một đòn bẩy để chống lại Hoa Kỳ”.

Đức Dũng (Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề