Bắt đầu từ 01 tháng 1 năm 2016, Hiệp định về khu vực thương mại tự do giữa Ukraina và EU bắt đầu hoàn toàn có hiệu lực, sau sự kiện đó Nga có thể áp đặt lệnh cấm vận đối với các loại hàng hóa của Ukraina. Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất trong nước sẽ phải chuyển hướng sang các thị trường ở châu Âu.
Nếu sau khi hiệu lực của khu vực thương mại tự do giữa Ukraina và EU đi vào hoạt động Liên bang Nga sẽ áp dụng lệnh cấm vận đối với hàng hóa Ukraina, thì Ukraina sẽ chuyển hướng đến các thị trường của Kazakhstan và các nước SNG khác và Trung Quốc. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Natalia Mykolskaya. Đồng thời, cấm vận thực phẩm sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế của đất nước, thứ trưởng cho biết. Đồng thời, bà nói, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Ukraina về lĩnh vực thịt và rau quả. Tuy nhiên, Ukraina đã tiến hành các bước để tái tập trung vào các thị trường khác, bà Mykolskaya nhấn mạnh.
Trong khi đó, người đứng đầu phái đoàn EU ở Ukraina ngài Yan Tombinsky nói rằng châu Âu đã không đồng ý với những yêu cầu của Nga về việc sửa đổi các nội dung của Hiệp định về khu vực thương mại tự do với Ukraina. Ngoài ra, nhà ngoại giao cho rằng EU đã sẵn sàng để bắt đầu thực hiện Hiệp định này kể từ ngày 01 Tháng Một năm 2016. Những hậu quả cho Ukraina bởi lệnh cấm vận của Nga trên đài phát thanh Tiếng nói Thủ đô Giám đốc điều hành công ty Ozon Capital Andrey Zolotukhin nhận xét.
Những biện pháp trả đũa nào Ukraina sẽ áp dụng chống lại Nga, trong trường hợp có lệnh cấm vận đối với các hàng hóa trongnước ? Và xác suất ra sao cho bước ngoặt này của các sự kiện ?
– Khi một trong những nước bắt đầu đơn phương áp dụng bất kỳ các biện pháp hạn chế nào đấy, thì bình thường là phía bên kia cũng sẽ có những biện pháp hạn chế tương tự. Câu hỏi đặt ra là liệu Ukraina sẽ có làm điều đó hay không thôi. Và vấn đề đó phụ thuộc vào ý chí chính trị của cấp lãnh đạo của chúng ta.
Như chúng ta đang thấy, cộng đồng quốc tế áp đặt trừng phạt đã một năm trước đây, trong khi đó Ukraina chỉ bây giờ mới áp dụng. Do đó, rất khó dự đoán. Nhưng trên thế giới đó là chuyện bình thường. Tất cả chúng ta đều biết rằng Nga đang hết sức cố gắng không để cho Ukraina vào châu Âu. Và một trong những biểu hiện – đó là một khu vực thương mại tự do với EU. Nhưng tất cả đồng lòng đã tuyên bố rằng ” chúng ta sẽ không hoãn lại gì cả, vẫn tiến tới thực hiện đúng như văn kiện đã ký “.
Bộ này tuyên bố rằng Ukraina đã sẵn sàng đối với sự cấm vận. Liệu chúng ta có kịp chuyển hướng sang các thị trường khác hay không?
– Luôn luôn thiếu một số thời gian nào đấy trong những trường hợp như vậy, nhưng chúng ta đã có kinh nghiệm của các nhà sản xuất sữa của chúng ta và những nhà sản xuất pho mát, những người đã phải đối mặt với điều này cách đây hai năm và vẫn tồn tại đấy thôi. Họ đã có một thời kỳ khó khăn, nhưng, tuy nhiên, đã có một định hướng lại, và bây giờ họ cảm thấy khá tốt.
Chúng ta có thể nhìn vào kinh nghiệm của Gruzia, nơi mà kim ngạch thương mại nước ngoài với Nga nhiều hơn so với chúng ta, nếu tính theo tỷ lệ phần trăm. Và Gruzia có thể nói lời cảm ơn với người Nga, bởi vì họ đã mở ra nhiều thị trường mới cho bản thân Gruzia, trở nên đa dạng hơn – một loạt các ưu điểm xuất hiện.
Sau khi Nga đưa ra lệnh cấm vận họ đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng, và tôi nghĩ rằng các nhà sản xuất của chúng ta cũng sẽ có một thời gian khó khăn trong sáu tháng đầu tiên. Nhưng, nhìn chung, họ sẽ được hưởng lợi từ nó.
Những quốc gia nào bây giờ đang thấy sự cần thiết phải hợp tác với nhà sản xuất Ukraina?
– Nói về việc nước nào đó rất quan tâm để các công ty nước ngoài đến và tạo thêm sự cạnh tranh, có lẽ không nên. Vì vậy, luôn luôn có nói về hợp tác có lợi lẫn nhau: người ta cho phép chúng ta ở đâu đó, chúng ta cho phép ai đến đâu đó. Tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà sản xuất cụ thể của chúng ta.
Bây giờ Bộ Kinh tế của chúng ta đang thực hiện rất nhiều công đoạn để các nhà sản xuất của chúng ta dễ dàng hơn để tiến đến châu Âu. Nhưng ở chúng ta và ở họ đang có rất nhiều cái gọi là “quy chuẩn kỹ thuật”. Và hài hòa hóa các quy chuẩn kỹ thuật – đó là một đống công việc đồ sộ, và khi nó sẽ được hoàn thành, các nhà làm luật châu Âu sẽ không thể theo một số thông số kỹ thuật nào đó để từ chối các nhà sản xuất của chúng ta thâm nhập thị trường nội địa của họ.
Vùng thương mại tự do (ZST) với EU sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 01 và hiệu quả sẽ mang lại cho Ukraina tối thiểu 2 năm, ông Tombinsky nói. Thời gian liệu có đủ không? Trong những hoàn cảnh nào dự báo của nhà ngoại giao có thể không đúng?
– Ukraina đã sống trong khu vực thương mại tự do với EU. Đã từ 1 tháng Giêng năm 2015, EU đã đơn phương tự nguyện thông qua điều khoản của ZST, còn từ 01 Tháng 1 năm 2016 cam kết của chúng ta sẽ có hiệu lực, chúng ta phải để cho những người sản xuất châu Âu sang nước mình.
Vì vậy, để nói rằng chỉ trong năm tới, các doanh nghiệp của chúng ta có thể sẽ làm điều gì đó, không đúng. Họ là cả năm đã có thể làm một cái gì đó. Đơn giản là ai đó đã tích cực tham gia vào, ai đó thì chưa thôi.
Tôi biết một doanh nghiệp lớn sản xuất thịt gà, người mà từ lâu đã hoạt động tại thị trường châu Âu, và năm nay người này có tiến bộ rất đáng kể – lên đến 10% sản lượng bán ra trong EU. Đồng thời họ hoàn toàn không bán ở thị trường Nga.
Nhớ lại Tổng thống Poroshenko đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và các cơ quan khác của chính phủ nhằm đưa vào áp dụng phương thức về quản lý tích hợp các đường biên giới. Đấy là cần thiết cho sự ra đời của chế độ miễn thị thực trong tương lai với EU.
Đồng thời, chuyên gia về các vấn đề quốc tế Sergei Slobodchuk lưu ý rằng Ukraina hiện nay không hoàn toàn kiểm soát biên giới của mình ở phía Đông và cũng như ở phía Tây đất nước.
Trong đó, nhà phân tích chính trị về các vấn đề quốc tế, cựu vụ trưởng vụ chính sách thông tin của Bộ Ngoại giao Ukraina Oleg Voloshin cho rằng chế độ miễn thị thực với EU lúc đầu đã là một trò bịp chính trị. Về điều này chuyên gia đã nói cho biết trên buổi phát phát thanh của đài Tiếng nói Thủ đô.
Tẩu Vi (theo rian)
cang toi tam them???
Chuẩn luôn ???
Trong những lúc giao thời ở bất kỳ quốc gia nào thì cuộc sống đều cực kỳ khó khăn, đặc biệt là về mặt vật chất. Nghĩ rằng những người từng sống trong thời kỳ CCCP thừa hiểu từ giai đoạn 1986-1992 trong tất cả các cửa hàng Liên Xô cũ và sau này là các nước công hòa thuộc SNG không có bất cứ một thứ gì treo bán, cuộc sống tưởng như trên vực thẳm của hố đen. Nhưng sau đó một vài năm thì tình hình hoàn toàn ngược lại, hàng hóa ngập ngụa cửa hàng, thực phẩm đầy ứa trong cửa hàng cũng như ở thị trường…, dân chúng chỉ lo kiếm tiền để mua sắm, chứ không phải như thời Liên Xô là luôn luôn lo mua được cái gì và ở đâu bán? không quan trọng là rẻ hay đắt. Do vậy những người đã trải qua giai đoạn này ở VN hay ở Nga, Ukraina …không quan trọng, thừa hiểu đượch vấn đề, bởi vì đã trãi qua thực tế cay đắng này (nhớ là thực tế đó chưa từng có chiến tranh như ở Ukraina bây giờ đang phải chịu đựng), bây giờ những thế hệ “du lịch” hoàn toàn không biết, không hiểu được điều đó cho nên có cách nhìn bi quan là chuyện bình thường.