Năng lượng ở Bắc Mỹ: Dầu và nước

Nếu muốn biết an ninh năng lượng có vai trò như thế nào đối với lịch sử khu vực Thái Bình Dương, hãy hỏi Nhật Bản. Tại một bảo tàng gần ngôi đền Yasukuni Shrine ở Tokyo, nơi tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, bạn có thể tìm thấy một phòng triển lãm tái hiện lại sự kiện hải quân Mỹ phong tỏa nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản năm 1941, châm ngòi cho cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương.

70 năm sau, một cơn sóng thần từ Thái Bình Dương đã phá hủy toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi dẫn tới việc đóng cửa của 54 lò phản ứng hạt nhân khác. Rất nhiều khu vực nơi mọi hoạt động đều phụ thuộc vào nguồn điện hạt nhân ngay lập tức rơi vào tình trạng “bất lực”. Với sự trợ giúp của những con tàu khổng lồ tràn đầy khí tự nhiên dừng bến liên tiếp dọc theo bờ Thái Bình Dương đất nước này một lần nữa được cứu sống trở lại. Năm 2012, Nhật Bản tiêu thụ 73% lưởng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới (LNG).

Trong vài năm gần đây, vấn đề an ninh năng lượng quanh khu vực Thái Bình Dương cho thấy nhiều dấu hiệu biến động và bất ổn. Mỹ đã từng là quốc gia nhập khẩu ròng dầu mỏ lớn nhất thế giới, tuy nhiên năm 2013 họ phải nhường lại danh hiệu này cho Trung Quốc. Nhờ trữ lượng đá phiến dầu và khí đốt dồi dào, năm nay Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lỏng lớn nhất toàn cầu. Họ cũng đứng thứ nhất về sản lượng sản xuất khí đốt tự nhiên khô.

Thực tế trên cho thấy triển vọng to lớn về các giao dịch trao đổi – bổ sung năng lượng xuyên Thái Bình Dương. Trung Quốc đang cố gắng giảm tỷ lệ sử dụng than bẩn trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc mong muốn giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân; Indonesia đang chuyển từ nước xuất khẩu khí ga hóa lỏng (LNG) sang nhập khẩu nguồn nhiên liệu này. Tuy nhiên, cho đến nay các giao dịch thương mại xuyên Thái Bình Dương có liên quan đến dầu, khí đốt, than đá hay các nguồn năng lượng tự nhiên khác dường như không tồn tại. Năm 2011, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) cho biết khu vực này chỉ đóng góp khoảng 1,4% vào tổng giao dịch năng lượng toàn cầu.

Theo thống kê của BP, một công ty năng lượng toàn cầu, khu vực Bắc Mỹ nhập khẩu phần lớn dầu mỏ thô từ Canada hoặc thông qua bờ biển phía Đông từ khu vực Mỹ Latin, Trung Đông hay Tây Phi. Trong khi đó, nguồn năng lượng tự nhiên được vận chuyển từ Trung Đông đến châu Á chủ yếu đi qua biển Đông. Thái Bình Dương vẫn là một khoảng trống lớn. Tuy nhiên, sự hội nhập kinh tế – chính trị nhanh chóng trong thời gian qua đã tạo ra tiềm năng hợp tác to lớn giữa các quốc gia, được dự đoán sẽ mang lại sự thay đổi cho khu vực này.

Đã đến lúc chia sẻ “miếng bánh lớn“

Tâm chấn của sự thay đổi này sẽ bắt đầu từ khu vực Bắc Mỹ. Họ có lợi thế nguồn khí tự nhiên dồi dào, có khả năng trở thành những cường quốc LNG lớn trên thế giới. Tại Canada, các công ty thuộc sở hữu châu Á đang có kế hoạch xây dựng các bến cảng dọc theo bờ biển bang British Columbia để xuất khẩu những chuyến hàng LNG đầu tiên qua Thái Bình Dương. Tại Mỹ, gần đây chính phủ đã cấp phép xây dựng 4 nhà máy hóa lỏng khí ga, và vận chuyển nó sang phía Tây qua kênh đào Panama.

Một trong những nhà máy trên có tên là Dominion Energy’s Cove Point nằm gần thủ đô Washington, DC. Nó đóng vai trò như một kho chứa chuyên nhập khẩu LNG cuối những năm 1970, và ngừng hoạt động trong suốt ba thập kỷ sau đó. Không lâu sau khi nhà máy mở cửa trở lại năm 2003, giá khí tốt tự nhiên của Mỹ giảm mạnh do sức ép từ cuộc cách mạng đá phiến, khiến nhà máy một lần nữa phải đóng cửa.

Đến năm 2011, nhà máy Dominion chuyển hướng tiếp thị khách hàng với vai trò như một cơ sở xuất khẩu LNG tiềm năng. Ngày 29 tháng 9 năm đó, Ủy ban điều tiết năng lượng quốc gia (FREC) đã đồng ý thông qua kế hoạch chuyển đổi chức năng của nhà máy sang vai trò xuất khẩu. Cùng với đó, dự án mở rộng kênh đào Panama trị giá 5,3 tỷ USD dự kiến hoàn thành vào năm 2016, hứa hẹn sẽ có khả năng phục vụ khoảng 9/10 số lượng tàu LNG của thế giới, rút ngắn thời gian di chuyển từ vịnh Mexico đến khu vực Đông Á giảm ít nhất 11 ngày.

Sự xuất hiện của các giao dịch thương mại mới qua hai bờ Thái Bình Dương có tác động rất to lớn. Theo Jane Nakano, đến từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, năm ngoái Nhật Bản đã ký hợp đồng nhập khẩu khoảng 1/5 lượng LNG cần thiết từ Mỹ.

Hiện nay, nguồn khí khô tại Mỹ được giao dịch với giá 4-5 USD/MBTU (đơn bị đo nhiệt của Anh). Thậm chí nếu mua với giá 6 USD, hóa lỏng nó và vận chuyển đến châu Á (từ bờ Tây Canada) giá thành vẫn thấp hơn nhiều mức giá LNG đang được giao dịch tại thị trường Nhật Bản là 15-18 USD/MBTU. Nguồn năng lượng rẻ hơn sẽ giúp Nhật Bản tăng lợi thế cạnh tranh, do đó Mỹ sẽ cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo cân bằng cán cân thương mại.

Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Úc, một trong hai cường quốc xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, đang tích cực gia tăng sản lượng trong vòng 5 năm tới. Khách hàng của họ chủ yếu đến từ châu Á. Trung Quốc là một trong những khách hàng có tiềm năng lớn nhất, tuy nhiên họ lại từ chối các nguồn cung cấp LNG từ Mỹ. Năm nay, họ đã ký hợp đồng trị giá 400 tỷ USD với Nga để nhập khẩu nguồn khí ga tự nhiên trong ba thập kỷ tiếp theo.

Tuy vậy, thị trường năng lượng ở Trung Quốc và Bắc Mỹ vẫn giữ mối quan hệ đan xen chặt chẽ, chủ yếu thông qua nguồn vốn đầu tư dầu mỏ từ Trung Quốc. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cơn sốt đầu tư từ các công ty dầu mỏ Trung Quốc không ngừng đổ bộ vào Mỹ. Năm 2012, CNOOC một trong những tập đoàn năng lượng nhà nước của Trung Quốc đã mua lại tập đoàn Nexen của Canada với giá 15 tỷ USD, sau khi hồ sơ dự thầu mua lại tập đoàn Unocal của họ bị quốc hội Mỹ bỏ phiếu phủ định.

Mỹ không phải lúc nào cũng “mở rộng cửa” chào đón họ. Sau thương vụ ở Canada, thủ tướng Stephen Harper ngay lập tức đặt thêm định mức tài chính trong các vụ mua bán và sát nhập trong tương lai. “Những nỗ lực tư nhân hóa các ngành kinh tế của chính phủ Canada trong những năm gần đây, không phải để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng bị mua lại và điều khiển bởi các nhà đầu tư nước ngoài,” ông nói.

Tuy nhiên năm 2013, lần đầu tiên trong 75 năm, chính phủ Mexico mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp hóa dầu. Theo Bộ trưởng kinh tế Ildefonso Guajardo, họ sẵn sàng chào đón Trung Quốc nếu nước này muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của họ. Trong 2 năm gần đây, Tổng thống Mexico – ông Enrique Peña Nieto – đã có 4 cuộc hội đàm đáng chú ý cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, số lần gặp mặt tương đương với Tổng thống Mỹ Obama.

Những lợi ích của ngành công nghiệp năng lượng mới ở Bắc Mỹ đã vượt xa ngành công nghiệp dầu mỏ truyền thống. Trước hết, nó giúp tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất. Sự kết hợp của nguồn năng lượng rẻ cùng thực trạng giá nhân công đang gia tăng đắt đỏ ở Trung Quốc, đã giúp Mexico có tiềm năng trở thành các “công xưởng” thay thế.

Tuy vậy, nó cùng ngầm gửi đi hai “tính hiệu” chính trị quan trọng. Thứ nhất, đối với các đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc, liên minh chính trị cũng đồng thời giúp họ củng cố an ninh năng lượng. Thứ hai, đối với khu vực châu Á nói chung, Bắc Mỹ đang dần lấy lại sức mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong giai đoạn hiện nay, những tín hiệu phục hồi kinh tế như vậy sẽ tạo ra tiếng vang mạnh mẽ giữa hai bờ Thái Bính Dương. Ông Eduardo Pedrosa, tổng thư ký PECC, gọi đó là một sự thay đổi sáng tạo trong chiến lược cạnh tranh của Mỹ. “Tôi cho rằng không phải tất cả mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng đá phiến đối với nền kinh tế Mỹ.”

Nguồn: InfoNet/Economist


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề