Moscow dẫn đầu khối thương mại vào thời điểm khó khăn

Liên minh kinh tế Á-Âu, một khối thương mại của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, mở rộng lên bốn thành viên sau khi Armenia chính thức gia nhập. Trước đó ba nước gồm Nga, Belarus và Kazakhstan đã bắt đầu. Nga là đầu tầu của khối tuy nhiên những tranh cãi về chính trị và nền kinh tế khó khăn đã làm lu mờ phần nào trong việc thống trị của họ.

Liên minh được tạo ra cho ta sự đánh giá về ý nghĩa và triển vọng của nó.

Tại sao phải tạo ra một liên minh?

Liên minh với mục đích tạo ra một thị trường hợp nhất cho hoạt động về tự do mậu dịch và các dịch vụ của tổng số hơn 180 triệu dân nó giống như 28 quốc gia Liên minh châu Âu. Tuy nhiên sự khác biệt là họ không có đồng tiền chung và dự kiến sẽ cố gắng thiết lập một số điểm chung. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Kyrgyzstan dự kiến sẽ tham gia vào giữa năm và Tajikistan cũng là một thành viên tương lai.

Moscow gây áp lực lớn đối với Ukraine để mong muốn quốc gia này tham gia với hy vọng quy mô của 45 triệu người và quy mô lớn của ngành công nghiệp nặng sẽ là một thành phần quan trọng của khối mậu dịch. Tuy nhiên nhiều người Ukraine rất ghét ý tưởng  này vì họ nhìn thấy nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm xây dựng lại đế đế Sô viết và chụp chiếc vòng kim cô lên đất nước của họ.  Vấn đề đã trở thành chìa khóa kích động cho cuộc biểu tình mà cuối cùng “tài xế riêng của Putin” là Yanokovic đã rời bỏ chức vụ và phải chạy trốn khỏi quê hương. Ukraine đã từ chối ký kết thỏa thuận là thành viên của liên minh do Nga cầm đầu để chuyển sang theo con đường hướng tới châu Âu.

Mặc dù trên danh nghĩa chỉ EEU là một khối thương mại nhưng việc liên mình để gộp chung GDP có thể là một thứ “quyền lực mềm” phục vụ cho đòn bẩy chính trị của Moscow.

Thời điểm khó khăn cho các thành viên.

Sự hình thành của khối là khát vọng trong gần một thập kỷ qua trong thời gian ông Putin cầm quyền nhưng vận mệnh của nó đã bị thay đổi mạnh trong năm 2014. Khi nền kinh tế rủng rỉnh tài chính và chi tiêu xa hoa được dựa vào doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Sự sụp đổ của giá dầu thế giới đã gây tổn thương lớn cho nền kinh tế Nga. Thêm vào đó là tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với việc chiếm đóng Crimea và hỗ trợ cho phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine. Gây tổn thất lớn nhất là hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp khi từ chối cho họ tiếp cận với thị trường tài chính phương Tây. Đồng rúp cũng mất khoảng 45 phần trăm giá trị của nó so với đồng USD trong năm 2014.

Sự sụt giảm giá trị của đồng rúp có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với các nước khác trong khối. “Khó khăn của nền kinh tế Nga đã tạo ra các vấn đề tiêu cực về tài chính, mức độ lạm phát, kiều hối và mô hình thương mại trong khối kinh tế mới”, theo phân tích của nhóm Stratfor Mỹ.

Những vấn đề này đặc biệt dễ thấy ở Belarus, trong đó phần lớn nền kinh tế vẫn nguyên vẹn theo nền kinh tế chỉ huy kiểu Liên Xô. Do đồng rúp Nga chao đảo, Belarus lo sợ đã ban hành những quy định cho các ngân hàng của mình trong đó áp đặt một khoản phí 30 phần trăm đối với giao dịch ngoại tệ.

Kazakhstan cũng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ dầu mỏ, khí đốt và nguyên liệu thô, sự suy giảm trên toàn thế giới trong các mặt hàng có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của họ. Nền kinh tế của Armenia tương đối kém phát triển và những lợi ích của khối đem lại có thể bị ảnh hưởng vì vị trí địa lý của họ không tiếp giáp với những nước thành viên.

Căng thẳng chính trị trong khối

Cả hai thành viên là Kazakhstan và Belarus đang xuất hiện những dấu hiệu lo lắng về sự thống trị của khối thương mại với lý do chính trị từ Nga. Putin và các đồng minh của ông đã chứng minh chủ nghĩa bành trướng trong sự sáp nhập lãnh thổ và hỗ trợ cho phiến quân ly khai tại miền Đông Ukraine dựa trên cơ sở những khu vực này đã từng là một phần của đế chế Nga và người nói tiếng Nga. Điều đáng lo ngại nhất là tuyên bố của ông Putin: cả Kazakhstan và Belarus đã không tồn tại như là các quốc gia độc lập.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã chống lại những nỗ lực của Nga để giành quyền kiểm soát  tài sản trên đất nước mình, ông đã cảnh báo Nga “nếu bạn cố gắng để làm hại chúng ta, chúng ta sẽ không tha thứ cho điều đó. Chúng tôi không phải là con chó đã bị buộc xích và bị kéo theo.”

Lukashenko và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev hồi tháng trước đã có chuyến thăm liên tiếp tới Kiev trong đó họ đều bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine.

“Cả hai nước Kazakhstan và Belarus muốn tách mình ra khỏi chính sách của Nga, khi Nga đang áp dụng chúng tại Ukraine … Đương nhiên không ai trong số này giúp củng cố EEU,” nhà phân tích Trung tâm Carnegie Moscow Alexey Malashenko đã viết trong một bài bình luận.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Moscow dẫn đầu khối thương mại vào thời điểm khó khăn”:

  1. Vu Hoang Hung viết:

    Tổng giá trị của cả nền kinh tế khối này hầu hết phụ thuộc vào Nga. Vì thế có thể khẳng định ngay và luôn. Khối này ko có sức hút, càng ko có sức cạnh tranh. Ngoài yếu tố chính trị ra là chấm hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề