Thỏa thuận Minsk mong manh và có nguy cơ sụp đổ từ khi chưa ráo mực. Nhưng nếu nó được thực hiện cả Nga – Ukraine đều có lợi, tất nhiên mỗi nước đều có chiến lược riêng của mình, họ đều theo đuổi đường lối của mình. Nếu thỏa thuận này bị sụp đổ thì Ukraine cũng không hoàn toàn tuyệt vọng khi chiến tranh kéo dài. Tuy nhiên để đạt được điều này họ phải mạnh mẽ thực hiện nguyện vọng của cuộc cách mạng Maidan bên cạnh đó phải có sự ủng hộ và hỗ trợ của phương Tây. Mặc dù Nga đang là người giữ công tắc chiến tranh nhưng Ukraine và phương Tây mới là người nắm giữ chìa khóa cho hòa bình và ổn định. Thực hiện được hay không đầu tiên phải do chính người Ukraine quyết định với sự trợ giúp của phương Tây. Nền kinh tế Nga bị kiệt quệ, chính trị bị cô lập thậm chí nước Nga có thể phải đối phó với cuộc cách mạng “Quảng trường Đỏ”, Tổng thống Putin là người cứng rắn trong vấn đề Ukraine, ông là người chủ động trong nền hòa bình hay chiến tranh tại Ukraine tuy nhiên ông ta sẽ phải suy nghĩ lại hoặc không còn khả năng nuôi cỗ máy chiến tranh. Mỗi bên đều có lợi thế riêng tuy nhiên Ukraine có thể tiếp tục lâm vào hoàn cảnh chiến tranh, thậm chí mất thêm lãnh thổ nhưng nếu ông Putin tiếp tục dấn sâu vào vết xe chiến tranh chắc chắn đế chế của ông ta sẽ sụp đổ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận ngừng bắn Minsk II ngày 12 tháng 2 là con đường “cuối cùng để giải quyết” cuộc xung đột ở Ukraine – mặc dù thỏa thuận này rất mong manh, mặc dù Ukraine và phương Tây rất quan tâm để giữ cho thỏa thuận này được đứng vững.
Phương Tây sẽ không tham gia vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga và hy vọng lớn nhất của Ukraine là kết thúc chiến tranh để tập trung cho cải cách và phát triển kinh tế.
Minsk II khẳng định những lợi ích quân sự Nga đã đạt được trong Ukraine và cung cấp cho Moscow nhiều đòn bẩy đối với Kiev có nghĩa Ukraine đang là bên thiệt thòi. Nhưng so với chiến tranh điều này tốt hơn rất nhiều.
Trong thực tế, thỏa thuận này cũng có lợi đối với Ukraine, nó cung cấp không gian cho Ukraine khẩn trương ban hành những thay đổi về chính trị và kinh tế. Sẽ tạo ra một nhà nước Ukraine mạnh hơn – thiết thực hơn, ít tham nhũng, cung cấp cho công dân nhiều hơn nữa khả năng để chống lại cuộc xâm lược từ Nga.
Điểm yếu của Ukraine là khả năng bảo vệ lãnh thổ họ đã bất lực trước sự xâm lược của Nga tại Criema và miền Đông. Tính đoàn kết trong dân tộc yếu ớt dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ, cũng như không đủ khả năng giám sát biên giới nên binh lính chính thức và không chính thức Nga ra vào Donbass tự do và một đội quân vũ trang yếu kém thiếu trang thiết bị vũ khí cũng như kỹ năng tác chiến.
Nếu Min II bị sụp đổ bởi các cuộc xung đột ở phía đông tiếp tục, chính phủ của Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko sẽ rất khó khăn trong việc theo đuổi cải cách. Trong thời kỳ chiến tranh muốn thống nhất đất nước cần phải có sự đồng lòng và huy động – Đây không phải là thời gian để chiến đấu chống lại sự lạm dụng quyền lực trong nước của đầu sỏ chính trị hùng mạnh trong khi sự hỗ trợ của họ rất cần thiết cho cuộc chiến.
Nếu Minsk II được giữ chắc Ukraine sẽ tập trung nội lực của mình cho việc giải quyết những thách thức lớn trong nội bộ khi điều này đã bị lãng quên trong hơn hai thập kỷ vừa qua: Xây dựng tổ chức nhà nước phù hợp.
Một nhà nước Ukraine mới sẽ xuất hiện với dân chủ, tự do và quản lý tốt hơn. Quốc gia không những đem lại sự hấp dẫn trong sự suy nghĩ của công dân mình mà còn đối với các tổ chức đầu tư quốc tế.
Sự thúc đẩy có sẵn. Chính phủ Poroshenko đã thực hiện một số bước nhỏ nhưng đúng hướng và đầy hứa hẹn. Thế hệ Maidan sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nhà lãnh đạo nếu họ không cải cách cho những giá trị dân chủ. Không giống như người tiền nhiệm, chính phủ mới hiểu rằng họ cần phải làm, phải thực hiện. Nếu không chính phủ sẽ sụp đổ vì sẽ có thêm Maidan mới lật đổ các lãnh đạo hiện nay.
Tuy nhiên các điều khoản Minsk II cũng có lợi cho Nga. Nó thể hiện sự tương quan lực lượng của hiện tại. Nga mạnh hơn nhiều so với quân Ukraine, ngay cả trong điều kiện tự áp đặt việc giữ cam kết, Nga có thể từ chối. Và phương Tây không sẵn sàng cho cuộc chiến ủy quyền với Nga tại Ukraine.
Chúng ta không ngạc nhiên khi Minsk II không khăng khăng trực tiếp đòi hỏi phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trong khi thỏa thuận Minsk đầu tiên vào tháng Chín, quy định rằng các quan sát viên quốc tế sẽ giám sát biên giới Nga-Ukraine, Minsk II cũng giống như vậy về biên giới nhưng Ukraine phải cải cách hiến pháp mới mà ly khai phải đồng ý. Trong thực tến có nghĩa là Ukraine đã đàm phán hiến pháp mới của mình với điện Kremlin.
Theo thỏa thuận hiện nay sự lựa chọn cho Ukraine là – Chấp nhận hoặc là lãnh thổ của phiến quân chiếm giữ sẽ được xây dựng như một nhà nước ủy nhiệm do quân đội Nga trang bị vũ khí, hoặc chấp nhận một hiến pháp mới sẽ cung cấp cho Nga vai trò quan trọng trong đối với diễn biến về tương lai của đất nước. Nga có thể bật tắt công tắc của cỗ máy chiến tranh theo ý muốn, hoặc Ukraine phải chấp nhận từ bỏ những đòi hỏi về chủ quyền của mình. Cho dù bất cứ theo điều khoản nào Nga cũng đạt được mục tiêu tại Ukraine và trở lại vai trò ảnh hưởng đối với nước láng giềng.
Ukraine và những người ủng hộ phương Tây phải phát triển một chiến lược để đối phó. Nga đã yếu hơn nhiều so với những gì họ ra rả tuyên bố. Nền kinh tế bắt đầu “thấm mệt” và mềm oặt do giá dầu giảm cộng với biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Chi phí của cuộc xung đột ngày càng đẩy lên cao.
Trong môt năm qua, điện Kremlin đã tìm thấy những bài học đắt giá: Phương Tây thực sự là một khối thống nhất trong việc chống lại cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, họ từng nấc áp đặt các biện pháp cứng rắn, từ từ xiết chặt vào Nga; sự sai lầm khi Nga cho rằng Ukraine không được chào đón như “giải phóng quân Nga” tại phía Đông và nhiều người sẵn sàng “chiến đấu cho nền độc lập”; và người dân sống tại nước Nga cho rằng sự khao khát chiến tranh với Ukraine là điều tồi tệ.
Chế độ của Putin sẽ không sụp đổ.Ông ta sẽ dừng lại cuộc chiến đúng thời điểm và xây dựng lại mối quan hệ với phương Tây đó là điều cần thiết về chính trị và kinh tế, ít nhất là trong trung hạn. Cuối cùng quan hệ giữa Putin và cử tri Nga vẫn tập trung vào kinh tế có lợi cho đôi bên khi chia sẻ lợi ích từ thu nhập của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan hệ này chỉ có thể tạm thời kích động chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Về dài hạn chế độ phải làm cho đất nước thịnh vượng và bền vững.
Thách thức đối với Ukraine và những người ủng hộ phương Tây là biến Minsk II thành một cơ hội. Chính phủ phải thể hiện sự cống hiến mãnh liệt của mình để cải cách và bắt đầu một cuộc chiến chống tham nhũng triệt để. Nếu chiến tranh vẫn diễn ra tại một số điểm sẽ không có lý do gì để không hành động. Nhiệm vụ là rất lớn nhưng phong trào Maidan và những căng thẳng với Nga đã tạo ra hoàn cảnh và suy nghĩ của công dân về sự yêu nước và thực hiện ước mơ của Maidan – Chính phủ phải nắm lấy cơ hội này vì nó là sự thuận lợi để xây dựng xã hội dân chủ, chính phủ minh bạch và vì đất nước.
Chiến lược mưu mô được duy trì dưới sự kiểm soát của Nga có thể xem là hành động khiêu khích nó có thể kích hoạt cỗ máy chiến tranh. Nhưng nếu Ukraine có thể phản ứng lại bằng những chương trình cải cách thật nhanh và dứt khoát cộng với Nga yếu đi trong cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đất nước họ khó khăn, lợi thế sẽ đến sớm với người Ukraine. Đất nước Ukraine mới mạnh lên về kinh tế, chính trị, quân sự sẽ làm cho Nga khó hơn trong việc kiểm soát điều khoản của Minsk II.
Và nếu điều đó thành công Ukraine sẽtrở thành một tấm gương sáng của tự do và thịnh vượng – như Ba Lan – khi đó người trong Donbas sẽ phải suy nghĩ và so sánh, đẩy họ xích gần hơn trong việc hòa nhập vào chính quốc gia của họ, cũng như Đông Đức và Tây Đức năm 1989. Các khu vực của sự ổn định tự do dân chủ sẽ di chuyển về phía đông, cuối cùng nó là sự thách thức nền độc tài của đế chế Putin khi ông ta xây dựng nhà nước bằng giá dầu.
Dù thế nào điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Ukraine họ có làm hay không đó là: Về sự sẵn sàng của xã hội dân sự, sẵn sàng tham gia và thúc đẩy cải cách, sự sẵn sàng từ bỏ quan liêu để nắm lấy một trật tự mới năng động. Sự sẵn sàng của các đầu sỏ chính trị để từ bỏ quyền lực xã hội và chính trị để tập trung làm kinh tế.
Nó cũng phụ thuộc vào phương Tây: Thứ nhất, EU và Mỹ phải tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt và tiếp tục tăng thêm trừng phạt mới nhằm làm cho nền kinh tế Nga khó khăn dẫn đến sự tốn kém nhất nếu Nga tiếp tục duy trì chiến tranh vì điều này như một phương tiện của Nga nhằm ngăn chặn nền cải cách của Ukraine. Thật không may sự cám dỗ của công cụ này để Nga sử dụng sẽ vẫn còn đó là sức mạnh quân sự và đây là sức mạnh duy nhất còn lại của Nga. Phương Tây cần phản ứng để Moscow hiểu rõ rằng họ sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều lần nữa nếu duy trì các biện pháp của chiến trường để ngăn cản Ukraine.
Miền Tây Ukraine cũng phải được bù đắp khi hơn hai thập kỷ vừa qua họ đã bị bỏ bê thậm chí lãng quên và họ là những người tiên phong tham gian nghiêm túc với Kiev để giúp chính quyền xây dựng nhà nước mới. Một “sự hòa quện cho Ukraine,” bởi Angela Merkel, Barack Obama và các nhà lãnh đạo phương Tây khác vào tháng tư đã đặt sự hỗ trợ vào một gói và nó đã có khởi đầu rất tốt.
Phương Tây không muốn đối đầu trực diện với Nga về quân sự. Nhưng để đáp ứng với cuộc xâm lược quân sự ở phía Đông, phương Tây bây giờ phải tích cực giúp đỡ vào hỗ trợ cho Ukraine. Đó là vì lợi ích của Ukraine, vì lợi ích của một trật tự châu Âu đã mang lại sự tự do nhất trong các châu lục trên thế giới, vì kỷ nguyên hòa bình nhất và thịnh vượng nhất trong của lịch sử của họ.
Thanh Trúc
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- "Đau đớn nhất là một cuộc chia ly với Ukraina"
- Kết quả của cuộc họp ở Paris: núi ảo vọng bị xua tan
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Bầu cử ở Ukraina: cơ hội và trách nhiệm lớn chưa từng có !
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
Trả lời