Tuyệt vọng – Đó chính là từ minh họa rõ nhất cuộc sống của người dân trên đường ranh giới ở vùng Donetsk.
Con đường đi và đến vào cuối tháng này có thể mất đến hai ngày / Ảnh UNIAN
Con đường dẫn đến chiến tranh, giống như bất kỳ con đường nào khác là được bắt đầu bằng sự tình cờ – ở trường hợp này, từ nhà ga trung tâm Kiev. Tàu xe lửa cao tốc lấy tốc độ hối hả chạy về phía đông, ra khỏi những màn sương mù dày đặc hoàng hôn của thủ đô, con tàu băng băng qua những cánh đồng và những khu rừng hoang vắng, hành khách chỉ biết giết thời gian bằng cách sử dụng mạng internet, hay uống cà phê, và họ đang đi ngược về hướng mặt trời mọc. ” Nhà ga Slavyansk. Đỗ lại – một phút “, – loa âm thanh vang lên. Giản dị và đáng sợ. Thật đáng sợ bởi vì hai năm trước đây nơi này đã xảy ra những trận đánh ác liệt… Bây giờ “trận chiến” dành cho các cư dân của các khu vực này. Ít nhất, là các cơ quan chuyên ngành ở Kiev đã thông báo sinh động cho biết. Trong thực tế, người dân địa phương ở đây không thấy bất kỳ triển vọng nào của tương lai cuộc sống, họ sống mỗi ngày và điều duy nhất là người dân muốn có hòa bình. “Chúng tôi không cần sự giúp đỡ của các người, – một phụ nữ cư dân Donetsk đã nổi cáu trong dòng người xếp hàng tại một trạm kiểm soát (KPVV) ở ” Marinka “. – Đơn giản các người hãy ngừng bắn. Thần kinh của chúng tôi, các người biết không, không chịu được nữa rồi”. Người phụ nữ đột nhiên bật khóc nức nở, lau qua nước mắt trên khuôn mặt lạnh toát của mình người này nói tiếp: “Tôi từ Petrovsky (khu vực huyện Donetsk – UNIAN), hầu như ngày nào tôi cũng đi lại ở đây, mẹ tôi chỉ có một mình ở lại Marinka – còn cha tôi từ lâu ông đã qua đời. Mong muốn không đứng xếp hàng dưới làn lửa đạn, mà sống trong hòa bình “.
Một cư dân của Donetsk trong dòng người bên trạm kiểm soát KPVV: ” Mong muốn không đứng xếp hàng dưới làn lửa đạn, mà sống trong hòa bình ” / Photo UNIAN
Ở đây thực sự hàng ngày luôn luôn có tiếng súng bắn nhau. Hơn một tiếng rưỡi đồng hồ từ phía “DNR” nhã đạn vào các trạm kiểm soát mà phía lực lượng quân đội Ukraina bảo vệ. Nhưng trường hợp tấn công vào thường dân đang đứng xếp hàng tại các trạm kiểm soát, người ta không nhớ. “chưa bao giờ có” – cho biết một trong những nhân viên biên phòng. “xếp hàng rồng rắn” thì đồng ý có. Một số người, đến từ khu vực “DNR” công nhận: những cuộc bắn phá như nói ở trên thì xe buýt (giao thông đi lại trong vùng “xám” – giữa các vị trí của “DNR” và bởi phía lãnh thổ Ukraina kiểm soát – được cung cấp bởi các công ty tiện ích địa phương) dừng lại ngồi trong xe đợi, mặc dù họ biết rằng ở các trạm kiểm soát KPVV có nơi trú ẩn chuyên dụng. “làm quái gì phải ẩn náu? – một phụ nữ trung niên với một cái túi dứa lớn hỏi một cách vô vọng. – Họ sẽ giết, cần gì mà tôi phải hành hạ mình”. Người phụ nữ bất cần mạng sống này nói là đi từ ” phía bên kia, từ Lugansk” đến với con cái đang sống trong khu vực Donetsk thuộc vùng lãnh thổ được phía Ukraina kiểm soát. Tại sao lại đi qua trạm kiểm soát KPVV này? Bởi vì KPVV trong khu vực Zoloto ở Lugansk người ta vẫn chưa mở còn ở những trạm kiểm soát khác để đến được khu vực lãnh thổ do Ukraina kiểm soát phải mất hàng ngày trời chờ đợi. “Ở đây, tôi chỉ mất có ba giờ”, – bà nói.
Ở trạm KPVV “Maiorsk” xếp hàng có thể mất 12-14 giờ / Ảnh UNIAN
Thật vậy, ở một trạm KPVV nữa trong khu vực Donetsk – “Maiorsk” – có thể xếp hàng mất 12-14 giờ. Thực tế là trạm kiểm soát này thường những người đến từ vùng Lugansk đi bằng xe ô tô (ở vùng Luhansk chỉ đơn giản là không có xe KPVV). Mặt khác, ở ” Maiorsk ” có các điều kiện “sinh hoạt” tốt hơn: các điểm sưởi ấm ngay trên lãnh thổ, trong khi đó thì ở “Marinka” để đến được các trại sưởi ấm phải đi bộ khoảng ba cây số.
Dòng người rồng rắn – vào cuối tháng / Ảnh UNIAN
Theo lời một sỹ quan biên phòng, trạm kiểm soát đi lại KPVV có khả năng thông thoáng khoảng 7-8000 người đi bộ và 1,5 ngàn xe cộ mỗi ngày. “Một thanh tra, trung bình, dành 2 phút cho một người. Một giờ có thể làm thủ tục đến 25 người “, – họ nói. Các dòng người rồng rắn – vào cuối tháng: từ các vùng lãnh thổ không được kiểm soát bởi Ukraina thì người dân trong khu vực đi sang đây nhận lương hưu và trợ cấp xã hội, những khoản thanh toán này được cấp từ ngày 20-25 của tháng. Trên đường trở về, người ta thường mang theo thực phẩm và thuốc men. Con đường đi và về họ phải mất tới hai ngày.
Phải đi vòng để tránh các bải mìn có thể có / Ảnh UNIAN
Đi vòng cũng phải xếp hàng – bởi vì xung quanh là các bãi mìn dày đặc. Bên các vệ đường đều được cắm các tấm biển lớn có ghi “Hãy coi chừng mìn đấy”. Hơn nữa, những người dân địa phương còn nhớ rõ mồn một sự cố của tháng hai khi chiếc xe chở khách đi đến Marinka từ Donetsk ra ngoài vệ đường đã vướng mìn và nổ tung. Nói chung, để nói rằng cố gắng để đánh lừa hệ thống không ai giám làm, và cấm. Chỗ xếp hàng cũng có mua và bán. Giá trung bình – là 250 hryvnia. Cũng có những trường hợp cố gắng “giải quyết” vấn đề với Bộ đội biên phòng. Hy vọng sẽ nhanh chóng được đi qua trạm kiểm soát hơn, một số người dân cố gắng đưa hối lộ trung bình là 200 hryvnia. Nhưng các cán bộ biên phòng khẳng định rằng thủ phạm này ngay lập tức được tạm giữ và giao cho các đồn cảnh sát địa phương… “xếp hàng càng dài – thì vấn đề càng lớn. Đặc biệt là vào mùa đông “- Văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) ghi nhận.
Vào mùa đông, xếp hàng dài là một vấn đề lớn / Ảnh UNIAN
Ngày ngắn vào mùa đông thì làm việc ở các trạm kiểm soát thời gian cũng rút ngắn lại – từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Hơn nữa, khi mà bắt đầu tối đổ xuống thì phía bên kia thuộc lãnh thổ kiểm soát bởi “DNI”, bắt đầu cái gọi là lệnh giới nghiêm. Do đó, những người bị mắc kẹt tại các trạm kiểm soát, buộc phải ngủ lại qua đêm ngay ở đó. Đa số là ngủ ngay trên các xe ô tô của mình. Sưởi ấm bằng các “lò” đốt tự tạo, uống trà nóng và chớp nhoáng ngủ trong những tấm chăn len ở các trạm sưởi ấm – đó là trong các lều lớn với hàng chục giường ấm. Canh và giúp đỡ cho những người ” chờ đợi” này là các nhân viên của cơ quan tình trạng khẩn cấp, đại diện của hội Chữ thập đỏ và nhân viên thuộc các tổ chức nhân đạo khác. Nhưng không phải tất cả mọi người sẵn sàng cần đến họ. “Chúng tôi đến để sưởi ấm, còn trẻ em thì đang ở trong xe, – ở chỗ sưởi ấm của trạm KPVV” Mallork ” một phụ nữ di cư từ Krasnyi Luch Valentina đến thăm mẹ già ở vùng không được kiểm soát bởi phía Ukraina kể – Chúng tôi rời nhà vào lúc năm giờ sáng, thường là năm giờ chiều chúng tôi đã tới. Trước đây, đi một mạch và đã có bao giờ ngủ đâu. Còn hôm nay, chúng tôi sợ rằng sẽ không kịp thời gian trước khi trời tối. Xếp hàng đợi là rất dài “. Theo lời một sỹ quan về các vấn đề nhân đạo của OCHA LHQ Yanny Thái, để giảm việc xếp hàng đợi sẽ chỉ có là đơn giản hóa các thủ tục. Bởi vì như tình trạng hiện nay là cơ quan biên phòng, thuế vụ và an ninh (SBU) thường lập đi lập lại các chức năng tương tự. Bộ đội biên phòng trả lời rằng kiểm soát kép thực sự hiệu quả hơn và có thể phát hiện những kẻ xâm nhập. ” Đã tóm được thậm chí với cả vũ khí… gần đây đã bắt giữ một người bị truy nã. Người này đã được chúng tôi bàn giao cho SBU “, – họ nói.
Mọi người bị mắc kẹt tại trạm kiểm soát, phải qua đêm ngay tại đó / Ảnh UNIAN
Nói chung, có vẻ như các trạm kiểm soát – là những nơi an toàn nhất trong khu vực. Ở Marinka, nơi mà cách trạm kiểm soát đâu đó 1-2 km đạn “bay” đến thường xuyên hơn. Và một vài tiếng súng trường là không bõ, mà tất nhiên là có thêm pháo binh. Việc là suýt nữa chúng tôi cùng với “phái đoàn” của OCHA LHQ và Bộ cho các vùng lãnh thổ chiếm đóng rời “biên ải”, cũng như với Marinka và cư dân của nó bị dính đạn pháo: Chính thành phố bị bắn phá, và một trong những cư dân của thành phố (sinh năm 1949) bị các mãnh đạn pháo găm vào người và được đưa đến bệnh viện Kurakhovo – người này đã vướng phải mìn khi cố gắng kiểm tra ngôi nhà của người thân có còn nguyên vẹn hay không.
Vào cuối đường phố – là thanh chắn đường, và sau nó là vùng lãnh thổ không được kiểm soát / Ảnh UNIAN
“Đường phố này được các vệ binh quốc gia Ukraina kiểm soát, ở cuối của nó – là một thanh chắn, và sau đó là khu vực không được kiểm soát, – người đứng đầu văn phòng dã chiến Mariupol thuộc Văn phòng Cao ủy về người tị nạn (UNHCR) LHQ Dinu Lipcanu kể. – Ở đây thường hay bị bắn phá… Nhưng mọi người vẫn sống, họ không để đi. Tôi hỏi họ: “Tại sao các người lại ở đây?” Còn họ thì chẳng có nơi nào để đến, đây là nhà của họ “. Đây là một phần Marinka tiếp giáp với huyện Petrovsky của Donetsk được các làn đạn bắn xuyên qua. Trong mỗi sân nhà – đều có dấu ấn của chiến tranh: đâu đấy là các lỗ đạn hoặc các mảnh bom lỗ chỗ găm vào, đâu đó có các mái nhà và cửa sổ bị hư hỏng (thay vì lắp kính thì được lắp bằng các miếng ván ép hoặc ván dăm), và đâu đó một ngôi nhà chỉ còn lại một nửa. Nơi sống của các cụ già là Mary và Nikolai – lại là trong số đó. “Khi mà bị người ta bắn thì chúng tôi không có nhà – cụ già Maria 80 tuổi nói tiếng Ukraina sành sỏi. – Tất cả bị cháy hết: tủ quần áo, quần áo, tủ gương… Bây giờ, đây, người ta đã mang một ít gỗ cho chúng tôi đây”.
Nơi sống của các cụ già Marya và Nicolai: kết quả của cuộc oanh tạc đã hốt đi một nửa ngôi nhà / Photo UNIAN
Củi, vâng, có một ít. Đủ, để sưởi nửa ngôi nhà với các lỗ hổng ư? Nhưng mọi người rất coi trọng bất kỳ sự hỗ trợ nào để giúp họ sống sót. Bà này nói là con cái đang sống ở Kiev và Dnepr gọi ông bà đến ở với chúng nó, nhưng các cụ già không muốn đi ” ôi dào! Còn sống được bao nhiêu nữa đâu”… “Từ năm ngoái, ngay khi điều kiện cho phép thì người ta đã mang vật liệu xây dựng và thợ đến đây, chúng tôi giúp các cư dân của Marinka sửa chữa – Deanu Lipcanu nói. – Trong thời gian đó đã có 200 gia đình nhận được sự hỗ trợ như thế – tất cả các vật liệu xây dựng và công việc của các đội xây dựng đã được chi trả từ quỹ của Liên Hợp Quốc “. Ngoài sửa chữa, cơ quan đại diện UNHCR và các tổ chức quốc tế và các tổ chức địa phương phi chính phủ khác làm việc trên đường ranh giới, cung cấp cho người dân sự trợ giúp về pháp lý, giúp đỡ với củi, than, quần áo ấm. “Năm ngoái, chúng tôi cung cấp nhiên liệu cho 200 gia đình, năm nay dự kiến phân bổ than bánh than cho 300 gia đình. Nhưng nhu cầu giúp đỡ là cho toàn bộ thành phố, chứ không phải chỉ một vài đường phố “- Lipcanu giải thích. Nhưng tạm thời các đại diện của các cơ quan nhân đạo đang tham gia cung cấp cho các người nghèo ở khu vực, ít ra là những thứ cần thiết nhất,
Sự chia rẽ giữa những người từ “biên ải” và phần còn lại của dân số đang gia tăng. Mức sống thấp, pháo kích liên tục, cần phải đứng xếp hàng hàng giờ đồng hồ tại các trạm kiểm soát – là nguyên nhân gây ra sự bực tức. Người ta có thể nói thế này thế kia rằng các cư dân của Donbas đã tự gọi chiến tranh đến nhà mình. Có thể nhớ lại những trầm cảm nói chung trong khu vực, cướp phá khủng khiếp bởi các chính trị gia “địa phương” với một thời gian dài trước khi nổ ra chiến sự. Có thể ngăn cấm các phim và các chương trình truyền hình của Nga, tiến hành tháo bỏ tàng dư cộng sản và kêu gọi lòng yêu nước. Điều đó không có tác dụng.
Người dân băng qua đường phân giới dưới các họng súng (cả hai bên) / Ảnh UNIAN
Những người mà hầu như hàng ngày qua giới tuyến dưới những họng súng (cả hai bên), có nguy cơ đi nửa ki-lô mét dưới những đạn bắn tỉa hay vấp vào lề đường, vướng phải mìn thì đồng ý với bất kỳ điều kiện nào để chấm dứt chiến tranh. Để làm điều này, họ sẽ nói bất cứ điều gì mà bạn muốn nghe từ họ. Nhưng những lời nói đó khó mà đúng sự thật. Liệu những người này có trở thành những người Ukraina yêu nước sau khi kết thúc chiến tranh không? Câu hỏi lớn. Chúng ta có nên đổ lỗi cho họ vì điều đó, khi mà xa hàng trăm cây số từ các cuộc pháo kích không? Có lẽ không. Có thể cố gắng chiến đấu giành tình cảm có thể có của họ “cho tương lai” không? Có lẽ là nên làm.
Câu hỏi lớn là liệu mọi người từ Donbass sẽ là những người Ukraina yêu nước sau khi kết thúc chiến sự / Ảnh UNIAN
Bởi vì cho cái đó không cần quá nhiều. Ví dụ, trên các trạm kiểm soát KPVV rút ngắn thời gian cho mọi người thì sẽ giúp được họ hơn là các tờ báo Ukraina hoặc làm việc trên các sóng Ukraina của đài radio (bây giờ điều này không khó khăn gì, nhưng ở bên phía “DNR” phân phát tài liệu được tiến hành mạnh mẽ). Đồng thời, các quan chức từ những “phái đoàn”, đi đến đường ranh giới bằng những chuyến thăm, có thể dành một chút thời gian để đích thân tâm sự nói chuyện với người dân địa phương, chứ không phải để “nhận biết địa điểm” ở những vị trí nhất định trong lịch trình. Và cũng như chẳng cần phải mất thời gian để liên tục giải thích cho dân cư ở Donbass rằng ” những kinh dị” từ truyền hình, vang lên bởi những chính trị gia “phân biệt chủng tộc thuần khiết”, e rằng không thể hiện quan điểm của đa số người dân Ukraina.
Nguyễn Vinh (theo Unian)
Trả lời