Hôm thứ năm, Iran và các cường quốc đã ký một thỏa thuận khung về kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran trong ít nhất một thập kỷ. Đây là bước tiến trong việc tiến tới một hiệp ước cuối cùng để kết thúc cuộc tranh cãi trên 12 năm với đe dọa và đối đầu, Reuters tuyên bố.
Sau cuộc đàm phán nước rút được tổ chức trong 8 ngày tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ, Iran và nhóm P5 + 1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) đã nhất trí về những điểm chính của thỏa thuận vốn gây nhiều tranh cãi và thách thức đối với Israel cùng nhiều nước phương Tây do lo ngại Tehran tìm cách chế tạo vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình.
Thỏa thuận khung đã tăng thêm cơ hội để tiến tới ký kết thỏa thuận cuối cùng vào ngày 30 tháng 6. Nhưng cho tới khi thực hiện được bước này thì tất cả các biện pháp trừng phạt hạt nhân đối với Iran vẫn sẽ có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cho thỏa thuận với Iran, cho biết: “Tôi tin rằng, nếu hiệp định khung này dẫn đến một thỏa thuận toàn diện và vĩnh viễn, đất nước của chúng tôi, các đồng minh của chúng ta và toàn thế giới sẽ được an toàn hơn”.
Tại thủ đô Teheran của Iran, người dân đã xuống đường để ăn mừng thời khắc quan trọng này đối với đất nước của họ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng ” Chúng ta chưa bao giờ tới gần hơn việc ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân như với thỏa thuận này”.
Nhiều chi tiết vẫn còn phải được giải quyết nhưng các nhà ngoại giao gần gũi với cuộc đàm phán này đã lập luận rằng thỏa thuận này là mong manh và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào cho đến ngày 30 tháng 6. Còn các chuyên gia cho rằng sẽ khó khăn hơn để đạt được một thỏa thuận cuối cùng so với thỏa thuận khung này.
Đổi lại, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã đánh giá đây là một “giải pháp toàn diện, đàm phán chương trình hạt nhân của Iran sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực và sẽ cho phép tất cả các nước khẩn cấp hợp tác trước những thách thức đang có rất nhiều và rất nghiêm trọng mà lĩnh vực an ninh đang phải đối mặt”, theo hãng tin Agerpres.
Thỏa thuận này đã kết thúc một “vòng luẩn quẩn mà không vì lợi ích của bất cứ ai”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết thêm cuộc đàm phán ở Lausanne đã cho thấy một đối thoại thực sự có thể giải quyết rất nhiều vấn đề và có thể mở ra những “chân trời mới “.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi cho Tổng thống Obama một thông điệp thông qua phát ngôn viên của mình, cho rằng thỏa thuận này sẽ không ngăn chặn được con đường chế tạo bom của Iran, mà sẽ mở đường cho nó. Hơn nữa, nhà lãnh đạo Israel đã cảnh báo rằng thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với Iran sẽ là một mối đe dọa cho sự tồn tại của Israel, mặc dù nhà lãnh đạo Mỹ đã đảm bảo với ông Netanyahu bằng cam kết tổng thể của Mỹ liên quan đến việc bảo vệ nhà nước Do Thái này.
Theo thỏa thuận khung, Iran sẽ đóng cửa hơn hai phần ba số máy ly tâm của mình, những máy móc được lắp đặt và có thể sản xuất uranium – chất có thể được sử dụng để chế tạo bom – và huỷ bỏ một lò phản ứng mà có thể sản xuất plutonium. Hơn nữa, Iran sẽ phải chấp nhận các cuộc kiểm tra dày đặc từ các nhà quan sát quốc tế, Reuters cho biết thêm.
Ông Barack Obama cho biết Iran sẽ là quốc gia bị kiểm soát kỹ nhất trên thế giới, ông cảnh báo: “Nếu Iran lừa dối, thế giới sẽ biết. Nếu chúng ta nhìn thấy một cái gì đó đáng ngờ, chúng tôi sẽ thanh tra. ”
Ngoài đóng cửa các máy ly tâm, một vấn đề rất nhạy cảm khác trong cuộc đàm phán là hoạt động nghiên cứu và phát triển của Iran cũng sẽ bị hạn chế.
“Iran đã đồng ý không tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển gắn với làm giàu uranium tại Fordow trong thời hạn 15 năm”, theo các quan chức Mỹ. Ngoài ra, Iran sẽ loại bỏ 1.000 trong số các máy ly tâm tiên tiến nhất trong thế hệ thứ hai của mình, hiện đang được lắp đặt tại trung tâm ở Natanz, và đặt chúng trong thời hạn 10 năm tại kho theo dõi của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Ngoài ra, theo thỏa thuận ký kết hôm thứ Năm, các biện pháp trừng phạt hạt nhân của Mỹ và Liên minh châu Âu đối với Iran sẽ giảm dần nếu Iran tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận cuối cùng. Một số trong những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ được dỡ bỏ dần dần, trong khi những cái khác sẽ vẫn có hiệu lực, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến phát triển vũ khí.
Quan chức các nước vùng Vịnh Ả Rập, theo truyền thống vẫn lo ngại về tham vọng hạt nhân của Iran, thì nay họ im lặng về thỏa thuận này.
Nga cho biết thỏa thuận này sẽ có một tác động tích cực đến tình hình an ninh ở Trung Đông, với điều kiện Iran có thể tham gia tích cực hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề và các cuộc xung đột.
Mặc dù đã đạt được bước đầu tiên quan trọng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn rất quan tâm đến các hoạt động gây mất ổn định của Iran trong khu vực, cho rằng Tehran đang là tâm điểm của các cuộc xung đột sắc tộc – từ Syria, tới Iraq và Yemen. Mặt khác, các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran vì chủ nghĩa khủng bố, vi phạm nhân quyền và phát triển tên lửa đạn đạo sẽ vẫn có hiệu lực trong quy định của thỏa thuận hạt nhân trong tương lai.
Đại Kỷ Nguyên
- Cũng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ mà Nga buộc phải đình chỉ việc sản xuất hàng loạt máy bay, được gọi là đối thủ cạnh tranh với Boeing
- Israel sẵn sàng tiêu diệt S-300 khi nó được sử dụng ở Syria
- Crưm hoãn việc phụ thuộc năng lượng
- Israel đã không kích khu vực sát nách sân bay Damascus
- Iran sẽ đánh bật Nga khỏi thị trường năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ
- Nga chuẩn bị đón một thời chật vật vì dầu ở giá 30USD
Trả lời