Nền kinh tế của Nga và Ukraine bây giờ là một cảnh tượng thật thảm hại. Một trong những lý do chính đó là sự sáp nhập Crimea và chiến tranh ở Donbass. Ai phải chịu đựng nhiều hơn?
Do khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị kéo dài ở Ukraine, những thách thức rất lớn đối mặt với tình trạng của chúng ta là hoàn toàn dễ hiểu. Rất khó để dự báo tăng trưởng kinh tế của đất nước với một ngân quỹ trống rỗng, một món nợ lớn bên ngoài, nền kinh tế bị hủy hoại, và trên lãnh thổ của nó đang xẩy ra các cuộc đụng độ vũ trang quân sự , và một phần lớn ngành công nghiệp đã ngừng hoạt động. Do đó, sụt giảm GDP, lạm phát và giảm dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương đã dự đoán được.
Ít có người Nga nào mà vào đầu năm 2014 có thể tưởng tượng rằng trong năm 2015, họ sẽ gặp đồng đô la với giá đến 60 rúp, còn ngân hàng trung ương sẽ bày tỏ hy vọng cho sự suy giảm trong GDP sẽ không vượt quá 5%. Những gì đã xảy ra? Việc sáp nhập Crimea và chi phí thêm hàng tỷ để duy trì các công dân “mới” thì nền kinh tế Nga trải qua hầu như không có vấn đề. Tiếp theo là hai con sóng của lệnh trừng phạt cũng không có tác dụng. Giai đoạn thứ ba, khi EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và tập đoàn của Nga, thế là đã gây ra một mối lo âu nhẹ cho các doanh nghiệp Nga:rất nhiều doanh nghiệp bị mất quyền truy cập vào nguồn tiền của châu Âu.
Đòn đau đớn nhất phá vỡ nền kinh tế Nga ,đó là sự sụp đổ của giá dầu gây ra: trong sáu tháng, đã giảm hơn 40% đến 60 $ một thùng. Theo sau giá dầu giảm là sự sụp đổ nhanh chóng của đồng rúp : Ngày 16 tháng Mười Hai , đồng tiền của Nga đã rẻ hơn với mức 80 rúp / $. Và 10 ngày sau đó , đồng rúp có vực dậy đến 55 rúp / $. Nhưng để cho mục đích này Ngân hàng của Nga đã phải chi hơn $ 15 tỷ ở nguồn dự trữ, và trải qua một năm đã phải điều phối chi ra gần 100 tỷ USD của nguồn dự trữ ngoại hối.
Dưới đây là biểu đồ của cái giá của chiến tranh, xem sự ảnh hưởng đến nền kinh tế thế nào của 2 quốc gia Ukraina và LB Nga khi sáp nhập Crime và chiến tranh vùng Donbass
Chú thích biểu đồ trên (từ trên xuống): GDP năm 2014; GDP năm 2015 (dự đoán); lạm phát 2014; lạm phát 2015 (dự đoán); nợ nước ngoài đến 01.01.2014; nợ nước ngoài sau 10 tháng; dòng tiền ra đi khỏi đất nước năm 2014; dự trữ vàng ở ngân hàng quốc gia thời điểm 01.01.2014; dự trữ vàng ở ngân hàng quốc gia cuối năm 2014 (dự tính); tỷ giá đồng nội tệ đối với USD tại thời điểm 18.03.2014;tỷ giá đồng nội tệ đối với USD tại thời điểm 24.12.2014; chỉ số thị trường chứng khoán thời điểm 18.03.2014; chỉ số thị trường chứng khoán thời điểm 24.12.2014
Trả lời