Ông Nguyễn Văn Hiền được coi là người Việt giàu nhất ở Đức. Ông là chủ nhân của khu trung tâm thương mại rộng lớn và sầm uất ở Đức mang tên Đồng Xuân Center.
Đồng Xuân Center nằm ở phố Herzbergstrasse thuộc quận Lichtenberg, Đức, là một trong 2 trung tâm thương mại lớn nhất nước Đức của người Việt, nằm ở nơi có gần 4.000 người Việt Nam định cư sinh sống.
Trong đó, diện tích kinh doanh gồm 4 dãy nhà lớn rộng khoảng 40.000 m2. Tại đây, các hộ kinh doanh hầu hết là người Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều người ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Đức thuê…
Tại đây, có đầy đủ các loại hình kinh doanh, từ hệ thống nhà hàng ăn uống vui chơi giải trí tới các cửa hàng thực phẩm châu Á phục vụ thịt thà, tôm cá, gạo mì, bún phở khô đến các loại rau muống, rền, cần, cải, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, khoai sọ, khoai lang, sắn và các loại hành, răm, kinh giới, mùi, tía tô, ngổ, gừng, tỏi, riềng, sả, ớt… đến bánh chưng, bánh tét, giầy giò, nem chua… gần như mặt hàng nào cũng có, vừa tươi mới vừa phong phú đến ngập mắt.
Được biết, khu công nghiệp này cách đây 150 năm là nơi sản xuất các thiết bị đo lường của hãng Siemens nổi tiếng. Sau đó là nhà máy VEB Elektrokohle (than điện) với 3.000 công nhân làm việc.
Nói về độ hot của “chợ Đồng Xuân” tại Đức, ở đây có gần 400 doanh nghiệp kinh doanh. Doanh thu hàng năm của mỗi doanh nghiệp đạt từ 250.000 đến 3 triệu Euro. Hiện tất cả các gian hàng đều đã hết chỗ. Với việc cho thuê các gian hàng, ông Nguyễn Văn Hiền có thể thu về khoảng 300.000 – 400.000 Euro hàng tháng.
Được biết, Đồng Xuân Center từng được nhiều công ty Đức muốn mua lại nhưng ông Hiền kiên quyết không bán.
Về sau, trải qua thời kì biến đổi xã hội khi thống nhất nước Đức, ông phải chuyển sang bán hàng may mặc như một cách để tồn tại.
Năm 2003, ông Hiền có đã có một cơ sở thương mại dệt may ở gần khu vực. Sau đó ông vay vốn các ngân hàng để xây trung tâm thương mại, nhưng các ngân hàng không tin tưởng rằng ông sẽ tìm được người thuê cửa hàng cho một trung tâm thương mại châu Á.
Tiếp đó nhờ các công ty xây dựng tư nhân mà ông có quan hệ từ trước tin tưởng cho vay tiền, ông đã có thể mua thêm đất và xây dựng Trung tâm Đồng Xuân của mình.
Sau khi xây dựng hoàn tất, ông đã cho thuê được kín chỗ và lúc này các ngân hàng lại tìm đến ông để đề nghị được cho vay tiền. Từ năm 2004 đến năm 2013, ông Hiền đã đầu tư tổng cộng 35 triệu Euro vào khu “chợ” này.
Không chỉ là chủ nhân của Đồng Xuân Center, ông Hiền còn là một nhà phát triển bất động sản danh tiếng. Được biết, ông đang ấp ủ nhiều kế hoạch phát triển ở phố Herzbergstrasse.
Trong những tâm huyết của ông bao gồm việc xây dựng một khách sạn, một trung tâm hội nghị với các nhà hàng. Ngoài ra, ông Hiền có kế hoạch xây dựng một nhà máy đầu tiên của Đức“ sản xuất mỳ châu Á.
Bên cạnh đó, ông còn đầu tư 30 triệu Euro vào dự án xây dựng trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực và truyền thống của người Việt Nam tới bạn bè Đức.
Ông đã từng chia sẻ, thời kì đầu mới thành lập TTTM Đồng Xuân ông gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vượt lên mọi khó khăn đó, đặc biệt là nhờ sự ủng hộ của bà con ông mới có được thành công như ngày hôm nay.
“Tôi muốn người nước ngoài, đặc biệt là người Đức hiểu rằng, người Việt cũng có chỗ hiện đại riêng của mình. Từ trước đến giờ, người Việt mình kinh doanh chủ yếu ở những khu nhà cũ, nhếch nhác, phần nào đưa ra hình ảnh không đẹp về người Việt Nam.
Đồng Xuân không đơn thuần là nơi kinh doanh mà còn là địa chỉ văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của tất cả cộng đồng”, ông Hiền nói. Và với ông, việc có được thành quả như ngày hôm nay hoàn toàn không phải là một “món quà” mà Thượng đế ban tặng, đó là một quá trình lao động miệt mài không ngừng nghỉ.
“Tôi đã có nhiều may mắn, nhưng với tôi đó không phải là món quà tặng. Tôi làm việc 14 giờ một ngày và hơn 10 năm không nghỉ ngơi. Những gì tôi đạt được thực ra không phải là bất thường”, ông chủ Dong Xuan Center chia sẻ.
Lan Hương (Theo Người đưa tin, Tiền phong)
Trả lời