Ukraine khủng hoảng đang nhanh chóng thay đổi sức mạnh. Nga đã thất bại trong cuộc chơi địa chính trị; Châu Âu đang nổi lên mạnh mẽ hơn; NATO bắt đầu tăng cường phòng thủ; và Trung Quốc đang xem xét những cơ hội mới. Những thay đổi này đang định hình lại cảnh quan quốc tế.
Cuộc xâm lược của Nga vào Georgia năm 2008 đã gây sốc cho phương Tây, nhưng phản ứng của họ chỉ là sự im lặng. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã tuần tra các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Mặc dù những bằng chứng của Nga chuẩn bị cho chiến tranh được hiển hiện chỉ sau một tháng khi Georgia đã tạo nên ngòi nổ xung đột.
Trường hợp Ukraine hoàn toàn khác. Sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho phiến quân ly khai gây nên cuộc xung đột tại Donetsk và Luhansk đã làm phương Tây phẫn nộ. Moscow thực hiện những hành động giả mạo tình trạng bất ổn ở Ukraine để biện minh cho cuộc tấn công vô cớ, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Điện Kremlin tìm cách tạo ra quả bóng xung đột và cưỡng chế ảnh hưởng bằng bất những ổn của nước láng giềng.
Nga đang cường điệu vai diễn của mình, tuy nhiên họ đang bị thua lỗ trên nhiều mặt trận. Nền kinh tế què quặt bởi nạn tham nhũng và phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, nền kinh tế cũng bị thiệt hại bởi sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước, giá dầu tụt dốc, trong thời gian tới giá gas cũng tụt giảm và những đòn trừng phạt của phương Tây. Cùng với đó là châu Âu đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng phía tây của Nga, NATO đang được hồi sinh, ngân sách quốc phòng của đang tăng. Những phát ngôn và hành xử về triển khai vũ khí hủy diệt đang chọc giận người châu Âu và những điều này không làm họ sợ.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang được chào đón nồng nhiệt trong sự lo lắng của các nước Trung Á. Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng và kéo dòng khí hướng Đông thông qua đường ống dẫn khí đốt vẽ lại ranh giới địa chính trị. Nếu một thỏa thuận hạt nhân với Iran đạt được phương Tây sẽ nới lỏng và dỡ bỏ trừng phạt kinh tế, xuất khẩu năng lượng của họ sẽ tăng tất nhiên họ sẽ là đối thủ lớn cạnh tranh trên thị trường năng lượng thế giới đối với những nhà sản xuất từ Nga và các nhà sản xuất khác.
Nga có thể thực hiện các bước để phục hồi từ những vết thương tự mình gây ra nhưng họ chưa làm như vậy. Nếu Nga rút lui nghiêm túc và đầy đủ tại phía Đông Ukraine thì nhiều biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ. Chấm dứt đe dọa về những cuộc tập trận quân sự liên tục và việc sử dụng gas như một vũ khí chính trị sẽ cải thiện quan hệ với châu Âu. Thực hiện chiến lược phi chính trị hóa, quy tắc của Liên minh Á-Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga và Kyrgyzstan) – dựa trên thực tế để mang lại lợi ích kinh tế cũng như thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, châu Âu và Trung Đông. Cắt bỏ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tiêu diệt tham nhũng sẽ thúc đẩy khả năng kinh doanh và tăng năng suất lao động.
Thay vì nắm bắt những cơ hội đó, các chính sách hiện hành của Nga gây nguy hiểm đối với lợi ích cơ bản của chính họ tại châu Âu. Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và chiếm ba phần tư các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Nga. Chính sách cạnh tranh của EU là dừng lại việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt của Nga qua Biển Đen và có thể đóng băng dự án này. Công đoàn năng lượng EU sẽ tiếp tục giảm sự rủi ro khi phụ thuộc quá mức vào năng lượng của Nga.
Với sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng Ukraine, Đức lần đầu tiên dẫn đầu EU đối phó với Moscow về một vấn đề an ninh lớn. Bản hiệp định Minsk II đạt được trong tháng Hai là đầy rẫy những sự mơ hồ, làm nổi cộm về vấn đề Berlin và Paris thiếu sức mạnh cần thiết để quản lý các vấn đề về an ninh của riêng mình trong những lúc “nước sôi lửa bỏng”. Vào đêm trước của cuộc đàm phán Minsk II Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel đã tự mình làm suy yếu đòn bẩy thương lượng khi tuyên bố “tiến bộ tại Ukraine không thể đạt được bằng hành động ủng hộ vũ khí. Nếu không có sự viện trợ quân sự từ phương Tây Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko buộc phải đồng ý với những đòi hỏi vô lý mang tính áp đặt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Một phần kết quả là tiền tuyến tại phía Đông Ukraine vẫn rất dễ bị tổn thương.
Vào ngày 15-04 Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã khẩn cầu Mỹ hành động nhiều hơn để giúp châu Âu giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine: “Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần Hoa Kỳ”. Đây là động thái nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của định dạng Normandy được sử dụng trong các cuộc đàm phán ngừng bắn Minsk (Pháp, Đức, Nga, Ukraine). Định dạng này đặt quá nhiều gánh nặng cho Đức và Pháp; nó cần phải được chia sẻ với Mỹ, EU cũng như sự tham gia của Ba Lan và Anh.
Gây hấn ở Ukraine đã tạo cho NATO cách hành động mới. Họ đã phát động một vòng quay liên tục của quân sự bao gồm không quân, hải quân và sự hiện diện của binh lính trên đất liền tại Nato Đông Âu. Mỹ đang tăng cường sự hiện diện lực lượng tại Ba Lan và vùng Baltic. Một số quốc gia châu Âu đang gia tăng chi tiêu quốc phòng cho việc phòng thủ bảo vệ lãnh thổ. Nhưng gần đây quân đội châu Âu vẫn gặp khó khăn trong việc tăng ngân sách quốc phòng. Quá nhiều người châu Âu vẫn nghĩ rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có thể được giải quyết bằng con đường ngoại giao; lịch sử cho thấy rằng đàm phán sẽ hiệu quả hơn khi được hỗ trợ bởi sự sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Pháp hiểu điều này, nhưng Anh phải khôi phục ý chí của mình để tham gia đầy đủ vào EU và không hành động theo kiểu nửa vời như thể họ chỉ dính dáng một nửa với châu Âu.
Nhiều người châu Âu, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu đều thấy rằng Hoa Kỳ là một sự bảo đảm về an ninh, mặc dù một số phổ biến tư tưởng chống Mỹ. Do thám và công tác tình báo Mỹ rất quan trọng trong việc giám sát lệnh ngừng bắn Minsk II. Nếu Nga bất chấp tất cả để mở rộng cuộc xâm lược – Trong tuần này gia tăng bạo lực tại miền Đông là điều đáng lo ngại – Mỹ và một số đồng minh châu Âu có khả năng sẽ viện trợ quân sự ồ ạt cho Ukraine với mục đích cải thiện phòng thủ và làm tăng thiệt hại cho kẻ gây hấn. Ngoài ra, biện pháp trừng phạt sẽ được mở rộng. Kể cả viện trợ cho Ukraine để cải cách khu vực và an ninh.
Xâm lược của Nga ở nước ngoài và đàn áp ở trong nước đã làm thay đổi các giả định cơ bản của chính sách phương Tây trước đó. Do đánh giá sai khả năng chịu đựng và phản ứng vì sự xâm lược ở châu Âu, Moscow đang tự đưa mình vào nỗi sợ hãi vì bị bao vây. Hiện tại Phương Tây đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với bất kỳ sự xâm lăng hơn nữa và tự tin hơn khi tương lai của Ukraine sẽ là một phần của một châu Âu mở rộng.
Thanh Dương
- Bộ ngoại giao Mỹ: Mỹ và châu Âu có sẵn kế hoạch trong trường hợp Liên bang Nga xâm lược Ukraina
- Gruzia phản đối cuộc đàm phán với Nga sau khi bị chiếm thêm lãnh thổ
- Poroshenko - Tình báo thông báo về khả năng xâm lược vào Ukraine
- Công bố kế hoạch chi tiết Nga đánh chiếm Ukraine
- Mở rộng xâm lược ở Ukraine sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Nga - Newsweek
- Biển Đông 27 năm sau cuộc hải chiến Trường Sa
Trả lời