Hội làng – một nét văn hóa của người Việt đã có từ lâu, sau những ngày Tết náo nhiệt làng nào cũng có hội. Thường mỗi làng đều có một vị thành hoàng, những vị thần có công trong việc khai hoang, mở đất, đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có vị là một vị võ tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có khi thành hoàng là người đem đến cho làng một nghề nhất định (làng nghề).
Hội làng được tổ chức theo lịch của người phương Đông (tức âm lịch).Từ ngày mùng 5 Tết trở đi (theo âm lịch). Trong cả nước những ngày vừa qua cũng có rất nhiều nơi tổ chức các lễ hội lớn nhỏ để làm cho nhân dân thêm hiểu hơn về phông tục độc đáo này .Tuy nhiên cũng không ít làng ở Việt Nam hiện nay phong tục này đã dần bị lu mờ.
Hôm nay, ngày 04/03/2015, tại làng Tân Đức thuộc thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo nhất trí của tỉnh, thành phố, ban lãnh đạo địa phương và nhân dân trong làng, hội làng được diễn ra rất long trọng và đảm bảo theo đúng nghi thức của hội làng.
Theo ông Nguyễn Văn Tài( một trong những vị bô lão có nhiều năm cống hiến cho làng) thì : theo phong tục củalànglà 5 năm sẽ tổ chức hội lớn rước kiệu hoa quanh làng, còn các năm khác sẽ tổ chức ở miếu chùa.Rước kiệu gồm có3kiệu chính.Đoàn đi bắt đầu là đoàn múa lân, rồi đến kiệu BÁC và kiệu chính thờ Thành Hoàng Làng và các vị anh hùng có công của làng. Những người tham gia vào múa lân, khiêng kiệu đều là những người được tuyển chọn rất kĩ co nhiều nămcống hiến. Những năm hội lớn sẽ có nhiều hoạt đọng diễn ra cho nhân dân vui chơi tìm hiểu…
Nhiều hoạt động mang nét truyền thống rất độc đáo được gìn giữ cho hôm nay như múa sinh tiền, múa lân, và đặc biệtlà làn điệu hát xoan nổi tiếng…
Với nhiều hoạt động ý nghĩa buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp góp phần làm tăng thêm giá trị văn hóa cho dân tộcvà giữ gìn nét văn hóa dân tộc.
Hạ Vũ
Mình có cảm giác là ở VN ta lắm lễ hội hè chùa chiền nhất thế giới thì phải.