Bí ẩn sao Hỏa: Bụi mù khổng lồ phun trào trên Hành tinh Đỏ

Các nhà thiên văn học nghiệp dư đã ghi nhận được hình ảnh những chùm khói cao hơn 240km đang phun trào trên sao Hỏa – điều lạ kỳ này làm các nhà khoa học phải bối rối.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra đến hai đám bụi sáng – mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày trong năm 2012. Các đám khói có thời điểm cao lên đến 250km và trải rộng đến khoảng 480-965 km.

Trước đó, các nhà khoa học cũng ghi nhận được các đám khói phun trào trên sao Hỏa thông qua kính thiên văn Hubble và dữ liệu hình ảnh bên ngoài, nhưng không có cái nào đạt đến độ cao như vậy – đám khói cao nhất được ghi nhận là 100km.

Theo nhà khoa học Agustin Sanchez-Lavega của trường đại học Pais Vasco ở Tây Ban Nha, “Độ cao 250km của đám khói này đúng là điều không tưởng, vì ranh giới giữa tầng khí quyển và ngoài vũ trụ là rất mỏng”.

Các đám khói có thời điểm cao lên đến 250km và trải rộng đến khoảng 480-965km (Nguồn: Sputnik News)

Các đám khói có thời điểm cao lên đến 250km và trải rộng đến khoảng 480-965km (Nguồn: Sputnik News)

Nhà thiên văn không chuyên Wayne Jaeschke, dành mỗi năm 100 đêm để quan sát bầu trời, cũng đã phát hiện ra đám khói và ghi hình lại từ đài quan sát riêng của mình. Ông chia sẻ hình ảnh với bạn bè và sau đó nó được lan truyền khắp giới nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.

Các nhà khoa học đang sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble cùng các hình ảnh từ giới không chuyên để tìm ra đám bụi được làm từ thành phần gì và bắt nguồn từ đâu. Thông tin này được công bố khoảng một tuần sau khi tàu vũ trụ không người lái Maven của NASA đáp lên sao Hỏa để nghiên cứu tầng khí quyển hành tình này.

Agustin cũng cho rằng lý thuyết về cực quang từ sao Hỏa, giống như hiện tượng Bắc Cực quang của Trái Đất, cũng không thể giải thích được kích thước khổng lồ đó của đám bụi mù.
Như Lê


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề