Báo Đức ca ngợi sức mạnh xe tăng Nga

Tờ Focus của Đức vừa có bài viết nhận định rằng, xe tăng Đức không phải là đối thủ của xe tăng Nga.

Theo bài báo này, mặc dù quân đội Đức có những mẫu xe tăng tốt nhất thế giới, hệ thống chiến đấu của chúng đang “lão hoá” và không còn hoạt động hiệu quả. Đạn xe tăng của Đức không có khả năng tạo ra đủ động năng để sát thương lớp giáp trên các xe tăng T-90 và T-80 hiện đại của Nga.

Hiện nay, Nga đang thực hiện chương trình hiện đại hoá xe tăng. Lớp giáp và vũ khí của xe tăng T-90 đã được nâng cấp lên nhiều so với phiên bản được đưa vào biên chế hồi những năm 1990. Vào năm 2017, mẫu siêu xe tăng T-14 Armata cũng sẽ được ra nhập quân đội Nga.

Bao Duc ca ngoi suc manh xe tang Nga
Xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14 của Nga

Cách đây một vài năm, do cải tổ quân đội, Đức đã giảm số lượng xe tăng Leopard-2 xuống còn 225 chiếc. Cuộc khủng hoảng Ukraina đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ra lệnh mua lại 100 xe tăng Leopard-2 cũ với giá 222 triệu euro, nâng số lượng hiện có lên 325.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích quốc phòng Đức, ông Hans Ruhle, việc Đức xây dựng lại lực lượng xe tăng không hiệu quả, do vấn đề không phải ở số lượng mà là chất lượng hệ thống chiến đấu của Leopard-2 đã không còn đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Trên thực tế, truyền thông Đức rất quan tâm đến lực lượng xe tăng trong quân đội Nga. Hồi tháng 5 năm nay, tờ die Welt của Đức dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biết, ý tưởng phát triển dự án xe tăng chiến đấu chủ lực Armata lần đầu xuất hiện tại Đức, nhưng nước này lại thiếu cả ý chí chính trị và tài chính để thực hiện, rút cuộc thì Nga mới là nước cho ra đời loại xe tăng hiện đại này.

Theo tờ báo trên, khái niệm cơ bản về xe tăng Armata của Nga được phát triển từ 30 năm trước tại các nước phương Tây và thậm chí đã được thử nghiệm ở Đức. Tuy nhiên, Nga lại là nước đầu tiên thực hiện và phát triển thành công dự án này.

Theo đó, khái niệm xe tăng này đã từng được coi là một sự thay thế tiềm năng cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức. Các chuyên gia ngành công nghiệp của nước này chỉ ra rằng lẽ ra một dòng xe tăng chiến đấu mới đã có thể được chế tạo từ lâu rồi.

Tuy nhiên, việc bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và tiếp theo là Liên Xô tan rã đã khiến nhiều dự án quân sự lớn của Đức bị hủy bỏ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, “mối đe dọa từ phía Đông” không còn và Đức không còn thấy có bất kỳ sự cần thiết cấp bách nào nữa để tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang này.

Đến nay, Nga đã phát triển thành công xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất dựa trên một khái niệm của Đức. Đối với chính nước Đức, việc sản xuất những dòng xe tăng tiếp theo của Leopard-2 có thể phải mất hơn 15 năm, các chuyên gia khẳng định.

“Xe tăng Armata là một lời gọi thức tỉnh từ giấc ngủ mà chúng ta đã chìm sâu trong những năm 90 của thế kỷ trước”, một chuyên gia giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết.

Theo chuyên gia này, xe tăng Armata T-14 của Nga rõ ràng là có nhiều điểm mạnh, thậm chí là so với các biến thể hiện đại của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện đang được biên chế nhiều trong quân đội Đức và một số quốc gia khác.

Theo baodatviet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề