Sáng 13.12, tại TP.Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng UNESCO tại Việt Nam tổ chức lễ tổng kết dự án sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Dự án nói trên do Công ty Samsung tài trợ, được triển khai thí điểm trong hai năm qua tại năm trường tiểu học thuộc năm huyện, thị xã và TP.Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm trường tiểu học được chọn triển khai dự án đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và đầm phá thường chịu nhiều tác động bởi thiên tai, lũ lụt.
Sau hai năm thực hiện dự án, có khoảng 2.500 học sinh tiểu học được trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, hàng trăm giáo viên, nhà quản lý giáo dục được đào tạo trực tuyến qua đó vận dụng, lồng ghép các kiến thức phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tai nạn thương tích… vào trong các bài giảng hằng ngày.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế Hoàng Đức Bình cho biết, qua những thành công và hiệu quả thiết thực của dự án, sắp tới ngành giáo dục tỉnh sẽ lồng ghép, đưa những sáng kiến, mô hình, kiến thức về thích ứng biến đổi khí hậu vào giảng dạy, học tập cho 235 trường tiểu học trên toàn tỉnh (khoảng 93.000 học sinh).
Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì khẳng định dự án đã có nhiều sáng kiến khi tạo ra một sự phối hợp có trách nhiệm giữa các nhà quản lý, chính quyền địa phương, cộng đồng và giáo viên, học sinh trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu, nhất là việc tự chủ trong vấn đề mang tính toàn cầu này.
Theo Thanh niên.
- Tại sao trẻ con đương thời không thiết học tập, không kiên nhẫn và rất khó khăn để vượt qua sự buồn chán.
- SỰ NGỘ NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT- NGƯỜI VIỆT TỐT?
- Phổ thông trung học Ukraina theo cách mới
- Bảy trường đại học Ukraina đã dành được tài trợ từ EU
- 'Văn hóa quay cóp' - lỗi của học sinh hay lỗi của nền giáo dục?
- Vì sao các ông bố bà mẹ Hà Lan không bao giờ quát con?
Trả lời