Một giấc mơ Pháp – Un rêve Français

Ôi, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng từ đường biên mặt đối mặt không thôi.
– trích từ Bản tình ca giữa Đông và Tây, Rudyard Kipling
(The ballad of East and West)

——————

1. Đất nước của những kẻ say rượu

To be or not to be, trao hay là không trao. Đây là một đề tài chính trị hóc búa giữa một bên là cường quốc già cỗi, còn bên kia là cường quốc nhất nhì thế giới trong thời gian dài. Đây còn là một sự kiện xã hội. Một sự kiện xã hội có tính bùng phát, có khả năng lan ra trên diện rộng. Nói theo phong cách thế kỷ 20: Đây là một quân cờ domino.

Ngày 17/06 /2011, tại Diễn đàn Kinh tế Saint Peterburg, đại diện hai phía Nga và Pháp đã ký hợp đồng mua bán tàu sân bay trực thăng lớp Mistrall dưới sự chứng kiến của tổng thống Nga đương nhiệm Dmitry Medvedev. Nhiệm kỳ 4 năm của ông bắt đầu từ ngày 07 /05 /2008, kết thúc vào 07/ 05/2012. Vị tổng thống thứ 3 cùa Liên bang Nga này đã để lại một dấu ấn đi vào trong lịch sử nước Nga, bằng bản hợp đồng có một không hai này. Làm sao, làm sao mà một quốc gia thuộc loại hùng mạnh nhất, lại phải hạ mình đi mua vũ khí từ Tây Âu? … ” Hỡi các công dân Nga, Belle Époque – thời kỳ hoàng kim đã đi qua rồi. Chúng ta phải ra sức học hỏi từ Khối Phương Tây, đấy mới chính là nền văn minh bậc nhất, đấy mới là ánh sáng của nhân loại! … “Đấy là cách truyền thông ở Nga vẫn ra sức hô hào, tuyên truyền như vậy. Phần thế giới còn lại cũng tin Nga cần phải làm thêm một Cách mạng đổi mới toàn diện, như thời hoàng đế Pyotr I.

2. Sự thật quý báu đến mức nó được hộ tống bởi những điều dối trá

Thủ tướng Anh thời Thế chiến 2 đã nói như vậy. Đã có bao nhiêu người tin vào điều, rằng: Nền công nghiệp đóng tàu của Nga suy tàn rồi. Đôi khi những lời phóng đại hoặc những điều tuyên truyền đi xa hơn cả mong đợi. Chúng tạo ra những thành công ban đầu cho những người tạo ra. Chúng phủ một lớp sương mờ ảo, huyền bí, che đi những gì đang có, đang là ở phía bên trong.

Trên thế giới có hai loại tàu: Tàu tầm ngắn và tàu tầm xa. Mistral là loại tàu tầm ngắn. 2 chiếc tàu Mistral này lần lượt có tên là: Vladivotok và Sevastapol. Theo hợp đồng, 1 chiếc được đóng tại Pháp, chiếc còn lại là ở Nga. Chiếc ở Nga thì bao gồm 20 % linh kiện của Pháp. Vì rằng công nghiệp đóng tàu của Nga có giới hạn, nên Nga phải kêu gọi đến sự ra tay từ người Pháp. Tháng 06/ 2013, nửa phần thân sau của chiếc Mistral Vladivotok được hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Baltic ( thành phố Saint Peterburg, Nga) rồi được lai dắt vài ngàn hải lý sang âu tàu của nhà máy đóng tàu DCNS (tỉnh Loire-Atlantique, Pháp). Nửa thân sau của chiếc phà Mistral này là phần quan trọng nhất. Đây là khu vực chịu tải trọng lớn, nâng hạ các trang thiết bị, xe tàu các loại. Nhưng Nga lại không tiếp tục đóng mà lại chuyển sang cho Pháp. Điều này có nghĩa là: Nga đã tạo ra một lượng việc làm ở Pháp.

Nhưng tại sao, khi mà đã có được công nghệ do Pháp chuyển giao, đã đóng được phần quan trọng nhất, Nga lại chuyển cho Pháp hoàn thành phần còn lại? Liệu người Nga có cảm thấy thương hiệu quốc gia bị tổn thương trong một tình huống dở khóc dở người này không?

Dimitri Medvedev đã quyết định bàn giao phần đóng tàu còn lại cho Pháp, người Pháp giờ đây đã có thể cười rạng rỡ. Nhưng quan hệ giao thương giữa 2 chính quyền Nga và Pháp là như thế nào? Bắt đầu từ năm 2005, Nga đã trúng gói thầu xây dựng bệ phóng Soyuz ở sân bay vũ trụ Guyane ở Kourou (Guyane thuộc Pháp). Năm 2010, Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) và công ty hàng không vũ trụ Pháp Arianespace ký hợp đồng mua bán một lượng lớn tên lửa Soyuz. Guyana thuộc Pháp, là một vùng lãnh thổ nằm bờ Bắc Nam Mỹ. Với dân số hơn 202.000 người (2006), vùng lãnh thổ này là một bộ phận đầy đủ của nước Pháp, có ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp. Guyane phụ thuộc nặng vào Chính quốc Pháp trên các lĩnh vực trợ cấp, thương mại và hàng hóa. Các ngành công nghiệp chính là đánh cá (chiếm ba phần tư xuất khẩu), khai thác vàng và gỗ. Ngoài ra, Trung tâm vũ trụ Guyane tại Kourou chiếm 25% tổng GDP và tạo việc làm cho 1.700 người. GDP bình quân đầu người năm 2008 là 20904 $, bằng 47 % so với ở Chính quốc Pháp. Thất nghiệp là một vấn đề lớn của Guyane thuộc Pháp với tỷ lệ khoảng 20% đến 30%.(1)

3. Khoản chi không rõ ràng và không ai ngờ vực

Trong thời gian đàm phán về thương vụ Mistral, lần lượt đại diện của mỗi bên cũng đưa với dư luận rằng, giá thành của 4 tàu Mistral sẽ ở trong ngưỡng 300 – 400 triệu $. Và sau khi chính thức ký bút, thương vụ đã được đẩy lên giá kịch trần: 1,7 tỉ $ cho 2 tàu! Giá 1 chiếc tàu sân bay trực thăng Mistral – có độ choáng nước 16.500 tấn, lại còn hơn chiếc tàu sân bay máy INS Vikramaditya (Ấn Độ mua lại từ Nga) – có độ choáng 45.000 tấn! Điều dễ nhận thấy nhất ở đây là: Rõ ràng người Pháp đang sở hữu một siêu công nghệ vượt trội trên thế giới. Sự thật thì thường không bao giờ quá đẹp đến như vậy. Pháp cũng như các quốc gia Thế giới thứ ba khác, cũng tồn tại không ít sự quan liêu, tham nhũng, làm ăn bất hợp pháp trong khu vực hành chính công. Thương vụ Mistral được ký kết xong, Nga đã được 2 trụ cột bám vững vào Pháp: trụ cột Soyuz (ở Guyane, lãnh thổ hải ngoại của Pháp), và trụ cột Mistral (tỉnh Loire-Atlantique,nước Pháp Mẫu quốc). Đây đều là các thương vụ giữa 2 Nhà nước với nhau. Đặc điểm chung của chúng là:

– Có chi phí rất cao.
– Thời gian thi công kéo dài hằng năm.
– Cần một lực lượng lao động lớn.

Ở yếu tố thứ ba trên, ‘lực lượng lao động lớn’ thì có gì mà quan trọng thế? Sở dĩ nhiên đây không là các lao động hoạt động bên các ngành đòi hỏi chất xám cao như là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, văn học thơ ca…. Đây là lĩnh vực đòi hỏi lao động cần hoạt động tay chân nhiều. Sau khi mất Crimea, quân đội Maidan Ukraina đưa quân đến các tỉnh miền Đông nhằm đè bẹp phong trào Liên bang hóa đang bùng phát lên, trong khi đề xuất Liên bang hóa đã có từ thập niên 1990. Khu vực các tỉnh miền Đông này là khu vực có các nhà máy công nghệ nặng, là khu vực khai thác than. Còn khu vực Kiev là nơi cư ngụ của những lao động trí thức, của những doanh nhân, của những gì hào hoa và trang nhã. Những con người ‘liễu yếu đào tơ’ thì thường chọn lấy một cuộc sống an toàn và ổn định. Họ không thích đấu đá, bon chen với dòng đời. Các cuộc biểu tình EuroMaidan rồi dẫn đến bạo loạn cũng giống như ở bao quốc gia khác: Phần lớn người tham gia đi biểu tình đến từ các địa phương khác, chứ không là ở thủ đô. Những gì đã diễn ra tại Kiev từ nửa cuối năm 2013 cho đến đầu năm 2014, đã không thể nào xuất hiện ở các tỉnh miền Đông cũ của Ukraina. Ngược lại dòng lịch sử một chút, vào tháng 9/ 1980 ở xưởng đóng tàu Gdańsk, Ba Lan đã hình thành Công đoàn Đoàn kết, mà trước đấy Ba Lan đã vay thành công từ IMF 25 tỷ$. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

4. Sát thủ vô hình

Trong khoảng thời gian cuối của nhiêm kỳ mình, Dimitri Medvedev đã thúc đẩy một thương vụ cũng với người Pháp. Chỉ ít tháng sau, tổng thống kế nhiệm Vladimir Putin đã hoàn thành dự án của người tiền nhiệm. Công ty Đường sắt Nga RZhD (Российские железные дороги) đã mua lại 75 % cổ phần công ty logistics GEFCO (2) , (3) , (4)

GEFCO có trụ sở đặt tại tỉnh Hauts-de-Seine, nằm trong Đại đô thị Paris. Thế quân xưởng đóng Mistral thì nằm ở đâu? Nó nằm ở tỉnh Loire-Atlantique, nơi cách thủ đô Paris xấp xỉ 400km. GEFCO có hơn 4200 nhân công ở Pháp, hơn 2300 nhân công ở Trung và Đông Âu. Dưới đây là một vài dữ liệu hoạt động của GEFCO (5):

– Thông quan 250.000 mỗi năm.
– 77% doanh thu và dòng lưu chuyển quốc tế.
– 1000 linehaul quốc tế.
– 300 địa điểm.
– 4 triệu lượt xe vận chuyển mỗi năm.

GEFCO là công ty đứng thứ hai bên lĩnh vực giao thông vận tải và hậu cần ở Pháp [ « Nous pouvons justifier de cette politique volontariste de GEFCO pour développer des jeunes talents, puisque sur l’échelle nationale, nous sommes la deuxième entreprise du secteur Transport et Logistique, à dépasser le taux légal des 4% de contrats en alternance, GEFCO France atteint 5,59 %. » ] (6)

GEFCO đã từng là công ty con của PSA Peugeot Citroën, và sau khi bán đi GEFCO vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ logistics của mình cho ngành ô tô, vận tải. Không những thế GEFCO còn chiếm thị phần 20 % cho ngành xe 2 bánh, mỗi năm vận chuyển hơn 400.000 xe 2 bánh cho hơn 100 khách hàng trên toàn thế giới (7). Theo một thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu vào năm 1999, GEFCO đã mua lại công ty logistics KN ELAN (Đức) từ tay công ty Kühne & Nagel (Đức), công ty KN ELAN này chiếm thị phần nhỏ ở Đức. (8)

Như vậy, ta đã thấy GEFCO đã chiếm lấy một vị trí không hề khiêm tốn trong nền kinh tế Pháp. Một đất nước phát triển đi lên là nhờ vào cả tập thể lao động, nhưng để vượt trội thì cần có những con người vận hành, thực hiện những bản hợp đồng cỡ lớn. Đấy là các nhà máy đóng tàu Mistral, nhà máy máy bay Mirage, công ty logistics. Hãy hỏi các tập đoàn siêu thị như Big C, Metro, các công ty xuất nhập khẩu, các hãng hàng không, các hãng xe lửa… điều gì xảy đến với họ khi các công ty như GEFCO gặp vấn đề?

5. Một con ngựa thành Troy – phiên bản trên biển

Sau khi ký hợp đồng mua bán 2 chiếc Mistral, Nga đã chuyển giao công nghệ đóng tàu Mistral. Pháp cũng được nhận 400 thủy thủ Nga đào tạo điều khiển tàu Mistral. Đây là một dạng chuyển giao kiến thức giữa các trường hải quân với nhau, Nga được tiếp cận với kiến thức hoạt động linh động ở các tàu hải quân. Thường thì các tàu hải quân của Nga đòi hỏi một lượng tương đối lớn các thủy thủ và sỹ quan, trong khi các tàu hải quân của Khối Phương Tây lại chỉ cần ít hơn nhiều. Ngoài ra, khoản tiền 1,7 tỉ $ cho 2 tàu Mistral cũng như khoản chi dành cho sân bay vũ trụ Guyane, chúng còn là một khoản thu nhập ngoài của các quan chức quan liêu, tham nhũng, các công ty đi kèm theo. Con ngựa thành Troy thì chở các binh lính để tấn công thành, thì nay: con ngựa biển Mistral lại chở nhiều hơn: kiến thức, số lượng việc làm. Con ngựa biển Mistral còn tạo ra được hoàn cảnh tình hình chính trị – xã hội Pháp kém bền vững hơn.

Tổng thống Pháp Francois Hollande là một người đàn ông đa cảm. Ông cùng đồng nghiệp đã năng nổ tìm cách giải quyết vấn đề khi từ khi gói Lệnh Cấm vận của Mỹ áp đặt lên EU. Pháp đánh thuế tới mức 45 % đối với người có thu nhập trên 151.200 €; 75 % đối với người có thu nhập trên 1 triệu €; 33,1 % đối với các doanh nghiệp (9) ,(10). Theo Sách Trắng Thế giới 2013 của CIA, Pháp sở hữu một khoản nợ công là hơn 2100 tỉ $, chiếm tới 89,9 % GDP Pháp. Dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới 09/ 2014 cho biết, Pháp sở hữu hơn 2400 tấn vàng dữ trữ, chiếm 65 % trong dự trữ ngoại hoái của Pháp (11). Trong khi đấy, tỉ lệ thất nghiệp của Pháp vào tháng 12/ 2014 đã là 11 % khoảng 3,5 triệu người, cao nhất trong vòng 14 năm. (12). Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Pháp, giai đoạn 2010 – 2014 là 0,3 % theo Ngân hàng Thế giới (13)

6. Phá vỡ hợp đồng? Các ngài đang đùa đấy à

Trong trường hợp Nga không nhận được Mistral, Pháp sẽ buộc phải tuân theo luật pháp quốc tế: Đóng tiền phạt hơn 3 tỉ $ cho Nga. Ngoài ra Pháp cũng phải tháo dỡ nửa thân tàu của Nga, để trả lại cho Nga. Đây là trường hợp gây tổn thương cho cả hai bên. Nga sẽ tìm cách phòng vệ. Dĩ nhiên là theo quán tính, các hợp đồng béo bở của Pháp với Ấn Độ và các khách hàng tiềm năng khác, sẽ có nguy cơ bị mất trắng rất là lớn. Các nhà máy, các công ty chính và phụ trợ, sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa kéo dài. Mối quan hệ giữa Nga và Pháp đã bị thương tổn, sẽ có lượng lớn công dân hai nước chuyển về lại nước họ hoặc sang một nước thứ ba. Chủ yếu là lượng lớn người Nga ở Pháp. Khi họ ra đi, một lượng tư bản ở Pháp sẽ đi cùng. Các công ty hai nước sẽ dần dần rút lui ra khỏi thị trường của nhau. Công ty GEFCO nằm trong vùng Đại đô thị Paris sẽ có 4 hướng đi:

1. Tiếp tục kinh doanh.
2. Bán toàn bộ cổ phần lại cho các đối tác Pháp.
3. Bán toàn bộ cổ phần lại cho các đối tác nước ngoài.
4. Không làm gì cả.

Ở hướng đi thứ nhất và thứ hai, điều này rất khó xảy ra. Đơn giản là GEFCO có chủ là Công ty Đường sắt Nga RZhD, đây không là công ty tư nhân. Ở hướng đi thứ ba, các đối tượng tiềm năng là: Nhật Bản, Trung Quốc. Khả năng bán cho Trung Quốc sẽ là hợp lý hơn, đấy giống như món quả lại cho Trung Quốc. Nếu bán cho người Nhật, ngoài số tiền ra Nga không có thêm lợi ích nào. Vào ngày 04/ 12/ 2014, chính phủ Pháp đã tuyên bố sẽ bán 49 % cổ phần sân bay Toulouse, miền Nam nước Pháp cho Trung Quốc. Chương trình này sẽ tiếp tục ở sân bay các thành phố Lyon, Nice. Liệu rằng người Pháp có vui vẻ và bình yên được trong lòng khi mà người Trung Quốc nắm giữ các sân bay, bến cảng của mình ?

Hướng đi thứ tư, là hướng đi đau xót nhất. Không làm gì, là bất động. Giám đốc không làm gì, trưởng phòng không làm gì, nhân viên cũng không làm gì. Không có gì để cho họ làm, và cũng không ai trả lương nữa. Không làm gì tức là: GEFCO giải thể.

7. Thế giới của những ông trùm kín đáo

Các công ty logistics như GEFCO luôn sở hữu một lượng lớn kho bãi, xe tải vận chuyển, dịch vụ sản xuất, đóng gói, kiểm kê, an ninh, cùng nhân lực đi kèm. Cả một guồng máy GEFCO và các công ty cùng ngành, đảm bảo sự vận hành trơn tru, ổn thỏa cho nền kinh tế Pháp. Điều gì diễn ra khi mà bạn đến siêu thị để mua lương thực, thực phẩm mà lại không có – khi mà rau củ, trái cây, sữa thì lại đang nằm ở trang trại chưa thu hoạch, bò chưa vắt sữa bởi có vắt cũng chẳng đem ra đến siêu thị được. Điều gì diễn ra khi xe bạn hết xăng, hết dầu nhưng trạm xăng lại không có xăng? Điều gì diễn ra khi bạn cần xem tivi, lên mạng mà không có điện từ nhà máy nhiệt điện? Không kho bãi, không xe chở, không logistics thì không có gì. Trường hợp này nếu có xảy ra, thì chỉ xảy ra với một nhóm cộng đồng nhỏ. Thế còn cựu nhân viên GEFCO sẽ đi về đâu? Một số người sẽ có may mắn tìm được công việc mới, và phần đông sẽ là thất nghiệp. Các ông chủ của GEFCO sẽ bán đi từng nhà kho, bến bãi, xe chở… Các trung tâm phân phối, các điểm bán lẻ, ông chủ các kho, các nhà máy (nhất là nhà máy sản xuất ô tô)… sẽ phải đi tìm nhà cung cấp các dịch vụ mới. Chắc chắn rằng chỉ sau một thời gian ngắn, đơn giá thanh toán dịch vụ của họ sẽ tăng cao hơn. Vì một tay chơi đứng thứ nhì thị trường đã biến mất, họ chẳng việc gì mà không nâng giá.

Cùng với sự giải thể của GEFCO và kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi, các công ty, nhà máy quân sự, dân sự của Pháp sẽ nhận được ít hợp đồng hơn. Tình trạng nợ công cao, thất nghiệp tăng cao, , tỉ lệ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2010 – 2014 là 0,3 % trong khi…. tỉ lệ lạm phát lại là 0,8 %! Cao gần gấp 3 lần! (14) GEFCO giải thể như là một giọt nước làm tràn ly. Các công ty sẽ tái cơ cấu, quy mô và lĩnh vực hoạt động sẽ thu hẹp lại, hoặc bỏ đi, chuyển sang ngành mới. Một khoảng tiền đầu tư vào một ngành, ví dụ như ngành xây dựng, ngoài tạo ra lượng GDP cho ngành đấy ra, nó còn là một cái mỏ việc làm. Không những nó tạo ra việc làm cho ngành xây dựng mà còn tạo ra GDP và việc làm cho các ngành phụ trợ, đi kèm theo như: Xi măng, sắt thép, kinh doanh bất động sản… Sự thoái trào của một ngành ở một quốc gia giàu luôn có tính đổ vỡ dây chuyền. Không một Nhà nước, chính phủ nào cho các công ty trụ cột một ngành sụp đổ ngay lập tức. Nếu muốn sụp đổ, các anh đi theo một lộ trình đã vạch ra. Bài học về sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng đầu tư Mỹ cho vay nợ dưới chuẩn (giai đoạn khủng hoảng Tài chính toàn cầu 2007), là một tấm gương rõ rệt nhất cho tất cả các quốc gia. Đấy là lý do giải thích tại sao các công ty chế tạo, sản xuất ô tô tại Detroit (Michigan, Mỹ) lại phải sống lay lắt qua từng tháng trước khi nhận được gói cứu trợ từ Nhà nước Mỹ. Nhận cứu trợ từ Nhà nước Mỹ, là một cách gọi biến hóa khác. Đấy thực ra là Nhà nước Mỹ đã Quốc hữu hóa đi hàng loạt công ty, doanh nghiệp ở giai đoạn Khủng hoảng Tài chính toàn cầu 2007.

Xã hội nào cũng tồn tại bất ổn, xã hội Pháp tồn tại bất ổn nhiều hơn mức cho phép. Khi mà Francois Hollande nhận được phản ứng chính thức từ người Nga rằng: Ông làm gì thì chúng tôi cũng chấp nhận… Ắt hẳn rằng, Francois Hollande đã rất lo ngại. Đấy là câu nói theo lối ẩn dụ. Hoặc là ông theo chúng tôi, hoặc là không có ai để cho ông theo nữa. Mà ông có biết là, EuroMaidan ở Ukraina nó bùng phát là như thế nào không? Ông có biết là Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan năm 1980 hình thành ra làm sao không? Ông có nhận ra là ở cả 2 nơi: Guyane, nước Pháp hải ngoại và các thành phố trên nước Pháp Mẫu quốc, đã xuất hiện những ngọn lửa cháy âm ỉ không… Và ông có còn nhớ hay đã quên rồi, chỉ 1 – 2 năm trước đây, đã có các cuộc biểu tình quy mô lớn chống phân biệt chủng tộc ngay trên đất pháp Mẫu quốc.

8. Bữa ăn miễn phí nào dành cho Gorbachev nước Pháp

Vâng, thưa ngài Francois Hollande! Nước Pháp của ngài và các nước láng giềng ngoại trừ Đức ra, đều đang sa vào vùng lầy của thời đại. Từng quân cờ domino ở Pháp đổ xuống, và đổ xuống cả các nước nước láng giềng cùng EU. Người ta có xu hướng chỉ thích những gì đang đi lên. Một ngôi nhà EU sáng sủa, phát triển tốt hằng năm là cái nguyên do ra đời của EuroMaidan. Còn như một EU bớt sáng dần, đi xuống rõ rệt, thì Ukraina có vào được EU cũng chẳng có mấy tác dụng. Những khoản tiền từ EU đổ vào sẽ không còn được hào phóng như thời của Ba Lan, và trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên mới cũng sẽ được tăng cao hơn. Các thành viên đã vào từ lâu sẽ tập trung phòng thủ, bảo vệ lại tài sản, việc làm, tránh gây ra sự thất thoát, tổn hao. Suy cho cùng, châu Âu thì vẫn là châu Âu. Châu Âu sẽ vẫn tồn tại, còn tổ chức EU thì vẫn chưa biết. Số phận EU hoặc là phát triển đều đều, hoặc là phân mảnh dần, bớt đi sự thống nhất. Mọi thứ về EU sẽ được quyết định ở việc Pháp có bàn giao 2 tàu Mistral cho Nga hay là không. Từng quân cờ domino đã được dựng lên hết rồi, liệu người Pháp có muốn và có chấp nhận việc các quân cờ domino đổ hay là không. Nước Pháp là một nước giàu có nhưng lại không có được sự hài hòa, ổn định cao như quốc gia láng giềng là Đức. Ôi, đất nước của Tự do – Bình đẳng – Bác ái… nước Pháp sẽ đi về đâu đây, Đông hay là Tây đây? Về với lục địa châu Âu hay về với Trung Hoa Đại lục?

Liệu rằng lịch sử ở Ba Lan có lặp lại ở Pháp không? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ ở phía trước. Mọi thứ, mọi thứ sẽ diễn biến sẽ rất là nhanh. Nó như một cơn bão, sẽ cuốn phăng đi tất cả. Như một câu nói ở Phương Đông: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; người Pháp hãy thật cẩn trọng trong suy nghĩ, tính toán trước khi không hành động. Bằng không, ”rượu mời không uống, thích uống rượu phạt”.

Sato Akihiro

—————————————————–

(1) Guyane thuộc Pháp

(2) Gefco: http://fr.wikipedia.org/wiki/Gefco

(3) Thông tin về GEFCO

(4) Trang chủ GEFCO: http://www.gefco.net/

(5) Thông tin chủ chốt: http://www.gefco.net/en/group/key-figures/

(6) GEFCO Pháp trau dồi tài năng trẻ

(7) Xe 2 bánh

(8) Ủy ban châu Âu cho phép GEFCO (Pháp) kiểm soát KN ELAN (Đức)

(9) Thuế tại Pháp: http://en.wikipedia.org/wiki/Taxation_in_France

(10) Thuế và nước Pháp

(11) Vàng dự trữ: http://en.wikipedia.org/wiki/Gold_reserve

(12) Tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới 

(13) Tăng trưởng kinh tế ( % hằng năm )

(14) Tỉ lệ lạm phát, giảm phát (% hằng năm)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Một giấc mơ Pháp – Un rêve Français”:

  1. Bien xanh viết:

    Làm gì mà bi quan thế, cái này sụp đổ hoặc vận hành không tốt thì sec có cái khác thay thế ngay, đó là mặt tícch cực chống độc quyền của tư bản. Mới đọc có vẻ hay nhưng thực ra bài viết không có tính thuyết phục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề