Ukraina sẽ đi theo con đường của sự hòa giải dân tộc

Cuộc chiến ở Donbass đã tạo ra một loạt những thách thức và các mối đe dọa, mang nặng về  bản chất tâm lý-xã hội cho Ukraina. Về điều này giám đốc Viện Dân số và Khoa học Xã hội NAS Ella Libanova viết cho báo điện tử ZN.UA. Tác giả ghi nhận sự phân phối lại đáng kể về quy chế xã hội của các ngành nghề nhất định. “Với sự gia tăng vai trò trong xã hội của những người tham gia cuộc chiến thì khá dễ hiểu và dự kiến ​​có vẻ thực sự thay đổi vai trò xã hội của những người thợ mỏ mà trong suốt thời kỳ độc lập đã là một phần quan trọng của đời sống chính trị đất nước Ukraina” – bà Libanova tin tưởng chắc chắn sẽ là như vậy. Theo ý kiến ​​của bà, toàn bộ những vấn đề phức tạp liên quan đến cuộc di dân hàng loạt bị bắt buộc trong nước cho những người từ các khu vực xung đột. “Một phần đáng kể của những người nhập cư muốn chuyển đến các khu định cư, mà lại muốn là càng gần càng tốt nơi sống cũ của mình, hoặc thậm chí quay trở lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Những điều này không phản ánh nguyện vọng là họ muốn ly khai hoặc có tâm trạng chống lại Ukraina, mà  đúng hơn là thiếu thốn về nguồn tài chính, công ăn việc làm và nhà ở, những khó khăn trong việc thích ứng với những địa điểm mới này ” – tác giả viết. Tuy nhiên, theo bà Libanova, đó chỉ làm tăng thêm tải trọng trên những vùng lãnh thổ, chấp nhận những người nhập cư và chủ yếu là những lãnh thổ trong tình trạng vô cùng nghèo.

” Rất nhiều người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, và do đó rất cần sự giúp đỡ cho chính bản thân họ và gia đình của họ. Do sự phá hủy cơ sở hạ tầng xã hội trong một tình huống vô cùng khó khăn là những người già, người tàn tật, người mắc bệnh mạn tính. Việc tăng số lượng với quy mô lớn những trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em lang thang, không chỉ gia tăng  số lượng trẻ em không nhận được giáo dục, mà còn là một mối đe dọa tiềm tàng đến sự gia tăng tội phạm xã hội “- chuyên gia cho biết. Tình trạng chiến tranh kéo dài và gia tăng liên tục số người tham gia tạo ra các vấn đề về hội chứng sau chiến tranh và tái xã hội hóa của những người xuất ngũ và thường là cho gia đình của họ, bà chỉ ra. “Cuối cùng, sự phân chia ở Ukraina thành CHÚNG TA và HỌ, gắn liền với sự hình thành của các khuôn mẫu và hình ảnh” zhidobanderovtsev ” (người gian manh miền tây bander, ý chỉ những người dân miền Tây Ukraina và những người gốc Ukraina luôn có tư tưởng chống Nga –nd) và” Vatnikov “( từ mang tính mỉa mai được sử dụng bởi cái gọi là ” áo khoác độn ” -nd). Hơn nữa, đối đầu càng lâu thì quan hệ đó càng mạnh và càng sâu hơn. Và để khôi phục lại sự thống nhất, tuy nhiên, đấy là cần thiết mặc dù có thể khó khăn đến chừng nào. Đại đa số người Ukraina rất lạc quan về triển vọng hòa giải dân tộc: chỉ có 6% không tin vào sự hòa giải dân tộc (ở Donbass – 20%). Trong đó, hầu hết trong số họ dựa vào chính phủ Ukraina (33%) và các phương tiện truyền thông (25%) và 24% dân số tin rằng người Ukraina tự mình hòa hợp với nhau “- Libanova trích dẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm của bà, các sự kiện trong Donbass đã gây ra những thay đổi tích cực cho tình trạng tâm lý-xã hội. Cụ thể: – Đáng chú ý đẩy nhanh sự hình thành cho nền chính trị quốc gia Ukraina, gắn kết xã hội xung quanh ý tưởng của một nhà nước độc lập; – Để tăng cường các mối quan hệ xã hội, có ảnh hưởng lớn sự tăng trưởng của vốn xã hội, đặc biệt thông qua việc thành lập một hệ thống cơ bản mới cho việc liên lạc giữa những người xa lạ hoàn toàn; – Hình thành một thay thế cho hệ thống chính thức thông tin truyền thông, sự hình thành và sử dụng có liên quan đến một phần đáng kể cho người dân Ukraina, trước hết là cho lứa tuổi thanh niên và trung niên, mà rõ ràng là góp phần vào việc hình thành một xã hội dân chủ; – Nhận thức được mối nguy hiểm công chúng và mong muốn tránh nó đã gây ra phong trào tình nguyện đại chúng, đó là biểu hiện rõ ràng nhất và sống động nhất của xã hội dân sự.

Nguyễn Vinh theo zn 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề