TQ tìm ‘mô hình mới’ cho quan hệ Mỹ-Trung

Bạn chờ đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh tuần này giữa Tổng thống Mỹ ông Obama và Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình? Nếu có trông đợi điều gì thì tôi gợi ý bạn nên hạ thấp mong đợi đó.

Thực tế ảm đạm là mặc dù mối quan hệ Mỹ-Trung có phạm vi rất rộng lớn và phức tạp, nó đang trở thành khó điều tiết hơn bao giờ hết.

Chỉ mới tuần trước, Tổng thống Obama đã đưa ra một cảnh báo thẳng thừng với Trung Quốc về xâm nhập mạng trái phép:

“Tới một lúc nào đó chúng tôi coi đây là một đe dọa cốt lõi tới an ninh quốc gia… chúng tôi có thể chọn đây là một lĩnh vực cạnh tranh, mà tôi đảm bảo với quý vị rằng chúng tôi sẽ thắng nếu chúng tôi cần phải làm điều đó.”

Chỉ nhờ có chuyến đi vội vã của Giám đốc an ninh Trung Quốc tới Hoa Kỳ để thực hiện “những cuộc thảo luận thẳng thắn và toạc móng heo” – theo mô tả của Nhà Trắng – mới dường như ngăn chặn được việc Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1972Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh năm 1972 trong chuyến thăm TQ đầu tiên của một Tổng thống Mỹ

Trong khi đó, tại Biển Đông, các hình ảnh vệ tinh mới nhất trong tháng này thậm chí gợi ý cho thấy trong những ngày hội nghị thượng đỉnh sắp tới gần, Bắc Kinh sẵn sàng thách thức trước những cảnh báo của Hoa Kỳ và thậm chí có thể bất chấp những lời hứa của chính họ và tiếp tục việc cải tạo, xây dựng để biến đảo san hô đang tranh chấp trở thành các tiền đồn quân sự.

Liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có bỏ lỡ một cơ hội to lớn hay không? Trước chuyến thăm cấp nhà nước, ông nói: “Cả hai bên phải vì các lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt.”

Nhưng ông cần một cây bút viết tốt hơn rất nhiều nếu ông muốn được lắng nghe trong bối cảnh các phương tiện truyền thông náo nhiệt tại Mỹ đang bận rộn với chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống và chuyến viếng thăm của Giáo hoàng.

Công luận Mỹ đang ngày càng tiêu cực với Trung Quốc. Tổng thống Obama nói với giới truyền thông rằng một nước Trung Quốc bình yên, và nổi lên một cách có trật tự là có lợi cho Hoa Kỳ và sẽ tốt cho cả thế giới.

Nhà máy tại Trung QuốcTrung Quốc muốn một chính sách đối ngoại phản ánh sự nổi lên về kinh tế của mình

Chủ tịch Tập Cận Bình đang rất cần tiếp cận với các chính trị gia và công chúng Mỹ để giải thích tại sao đó lại là vì lợi ích của Hoa Kỳ.

Nhưng với một lịch trình tập trung vào các cuộc họp kín với các doanh nghiệp lớn và các dịp chụp ảnh có tính nghi lễ được dàn dựng chặt chẽ với các thành viên thuần tính trong công chúng Mỹ, có vẻ như Chủ tịch Tập đã chọn một chiến lược ít rủi ro với mức thẳng thắn và nội dung tối thiểu.

Đừng quên rằng đây là người đàn ông với Giấc mơ Trung Quốc, một kế hoạch cho những gì ông gọi là “cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Quốc”.

Trung Quốc đang trên đà vượt qua Mỹ trong vòng một thập kỷ tới và giành lại vị thế của nó là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hơn nữa, Trung Quốc có ý định xây dựng lực lượng quân sự và mục tiêu ngoại giao phù hợp với sức mạnh kinh tế của mình.

Mô hình và giấc mơ

Bỏ ngoài tai những quan ngại của Hoa Kỳ về mở cửa thị trường hay về tình trạng ăn cắp công nghệ, mô tả của Trung Quốc về mối quan hệ với Hoa Kỳ thể hiện họ như một đối tác nhiều thủ đoạn, tạo giàu có và tiếp tay cho người tiêu dùng Mỹ lắm tiền nhiều của mà không hề kêu ca phàn nàn.

Trung Quốc chỉ ra rằng họ không xuất khẩu hệ tư tưởng của mình hay gửi quân ra nước ngoài.

Biểu tình vì người Tây Tạng trước Nhà trắng tại WashingtonCác nhà hoạt động muốn ông Obama kêu gọi ông Tập Cận Bình ngưng đàn áp người Tây Tạng, người Uighurs

Khẩu hiệu ưa thích của Chủ tịch Tập Cận Bình về mối quan hệ hai nước không liên quan tới một giấc mơ mà tới một mô hình. Ông một lần nữa nêu lại khẩu hiệu này ngay trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh, “mô hình mới của quan hệ quyền lực vĩ đại”.

Đây là viết tắt cho một tương lai trong đó Mỹ hỗ trợ bước tiến không gì lay chuyển được của Trung Quốc nhằm tránh các cuộc chiến tranh và những biến động vốn đi kèm với sự trỗi dậy của các cường quốc khác trong lịch sử thế giới.

Nhìn từ bên trong mô hình của ông, thành tích của Hoa Kỳ cũng không phải là tốt lành gì. Thay vào đó, Hoa Kỳ đe dọa hệ thống chính trị của Trung Quốc bằng việc thúc đẩy dân chủ, làm suy yếu sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc khi cung cấp vũ khí cho Đài Loan và các kế hoạch kiềm chế Trung Quốc khi bao quanh Trung Quốc bằng các liên minh với Mỹ và triển khai quân sự.

Trên thực tế, một phần giấc mơ của ông Tập là một Trung Quốc hồi sinh sẽ không còn cần phải chịu đựng một trật tự an ninh của Mỹ ở châu Á.

Nhưng người Mỹ cũng nổi tiếng là người mơ mộng.

Và đặc biệt kể từ khi Trung Quốc mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhiều người hy vọng rằng một ngày nào đó tại Bắc Kinh họ có thể có một đối tác dân chủ và “có trách nhiệm trong việc giữ cho thế giới được an toàn”.

Thù địch

Trong ba năm đầu nắm quyền, Chủ tịch Tập dùng chống tham nhũng và các chiến dịch về ý thức hệ để củng cố những yếu tố rường cột của Đảng Cộng sản và củng cố chế độ độc đảng.

Ông kiểm duyệt việc thảo luận về các giá trị phổ quát như dân chủ và tự do ngôn luận, giam giữ các học giả, luật sư nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội dân sự, nhà báo, các tín đồ Thiên Chúa giáo và các blogger.

Tổng thống Obama gặp gỡ Đức Dalai LamaTruyền thông Trung Quốc chỉ trích việc Tổng thống Obama gặp gỡ Đức Dalai Lama

Các tuyên truyền của Trung Quốc chỉ dạy rằng Hoa Kỳ là một trong số hàng dài các cường quốc nước ngoài thù địch mới nhất cố gắng kìm hãm Trung Quốc bằng một loạt các loại vũ khí tư tưởng bao gồm can thiệp vào Hồng Kông và kết bạn với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Chủ tịch Tập Cận Bình không hề lấy làm áy náy về đường lối chính trị của ông.

“Giày không nhất thiết phải giống nhau, mà chỉ đơn giản là phải vừa chân,” ông nói. Ông là một người độc đoán với niềm tin của chính ông rằng người Trung Quốc cần kỷ luật và ý thức trách nhiệm chung trong việc thực hiện “cuộc phục hồi vĩ đại” chính đất nước này.

Phải thừa nhận rằng tất cả điều này là một thông điệp khó trình bày rành mạch trước công chúng Mỹ. Nhưng một số chân lý cần được tìm cách trình bày vì sự thẳng thắn và mối liên kết.

Chủ tịch Tập có thể nói rằng Trung Quốc vẫn còn những thách thức to lớn ngay chính trong nước và sẽ tránh xung đột với Hoa Kỳ bất cứ khi nào có thể. Nhưng đồng thời ông muốn một chính sách đối ngoại phản ánh thực tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và về một loạt các vấn đề bao gồm các quy định về đầu tư và biến đổi khí hậu, ông sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để cả hai nước cùng có lợi.

Ông sẽ là người khôn ngoan nếu cố gắng thuyết phục Mỹ về các lĩnh vực có cạnh tranh như an ninh mạng và Biển Đông. Và ông cần phải chứng tỏ rằng ông có thể lắng nghe và đáp ứng trước những mối quan ngại của người Mỹ. Cho dù không phải lúc nào cũng đạt được thỏa thuận thì chí ít cũng là với sự hiểu biết lẫn nhau.

Theo BBC tiếng Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề