Tính năng ưu việt của tiêm kích MiG-35 VN có thể sớm đặt mua
Mặc dù vẫn mang tên gọi Fulcrum nhưng so với “người tiền nhiệm” MiG-29 thì MiG-35 gần như là một chiến đấu cơ hoàn toàn mới.

Ứng viên hoàn hảo để thay thế vai trò của MiG-21

Ông Sergei Korotkov, người đứng đầu tập đoàn chế tạo máy bay MiG trong cuộc trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn RIA Novosti mới đây đã cho biết, MiG-35 có thể sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

Nếu đúng như vậy thì sau khi huyền thoại MiG-21 chấm dứt sứ mệnh lịch sử trên bầu trời Việt Nam, nó sắp có được hậu duệ thay thế xứng đáng.

Những tính năng ưu việt của MiG-35

MiG-35 Fulcrum-F là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất của Tập đoàn chế tạo máy bay MiG vào thời điểm hiện tại, nó là bước phát triển xa hơn dựa trên công nghệ của MiG-29M/M2 và MiG-29K/KUB.

Mặc dù vẫn mang tên gọi Fulcrum nhưng so với các thế hệ MiG-29 đời đầu thì MiG-35 gần như là một chiến đấu cơ mới hoàn toàn, đã khắc phục được mọi nhược điểm của “người tiền nhiệm”.

Trước hết, khung thân của MiG-35 là loại mới, có kích thước lớn hơn và tuổi thọ được cho rằng ít nhất cũng gấp đôi con số 2.000 giờ bay của MiG-29 cũ. Do làm bằng hợp kim composite đặc biệt nên công tác bảo dưỡng MiG-35 có chi phí thấp hơn MiG-29 rất nhiều.

Thân máy bay to hơn dẫn đến lượng nhiên liệu MiG-35 mang theo cũng gia tăng đáng kể, vào khoảng 6.250 lít, cho tầm bay 2.000 km (so với 4.540 lít và tầm bay 1.500 km của MiG-29 đời đầu) và thậm chí có thể lên tới 3.100 km nếu mang theo 3 thùng nhiên liệu phụ.

Tải trọng vũ khí của MiG-35 lên tới 7 tấn, phân bổ trên 9 giá treo ở cánh và thân (so với 3 tấn trên 7 giá treo của MiG-29A).

Mặc dù trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 29.700 kg, không còn là tiêm kích hạng nhẹ nữa nhưng chi phí vận hành MiG-35 vẫn được đánh giá là rẻ hơn nhiều khi so với dòng tiêm kích hạng nặng Su-27/30.

So sánh khung thân tiêm kích MiG-29 và MiG-35.

Thứ hai, nếu như động cơ RD-33 thường xuyên phun khói đen mù mịt là một nguyên nhân quan trọng khiến dòng MiG-29 cũ chịu nhiều điều tiếng thì động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) thế hệ mới RD-33MK của MiG-35 đã khắc phục triệt để vấn đề trên.

Với lực đẩy 5.400 kgf mỗi chiếc, RD-33MK giúp MiG-35 đạt tới tốc độ tối đa 2.400 km/h khi hoạt động ở độ cao lớn hay 1.450 km/h khi bay tầm thấp. Quan trọng nhất, nhờ loại động cơ này mà MiG-35 cũng được đánh giá có tính “siêu vận động”.

Lấy ví dụ trường hợp của MiG-29 OVT, với động cơ 3D TVC, chiếc máy bay biểu diễn này đã thực hiện được những động tác nhào lộn nhẹ nhàng như “một chiếc lá rơi” mà không loại chiến đấu cơ nào khác làm được, kể cả Su-30MKI với cánh mũi và động cơ 2D TVC.

Đông tác nhào lộn ngoạn mục của MiG-29 OVT.

Thứ ba, MiG-35 là máy bay chiến đấu duy nhất của Nga tại thời điểm hiện tại đã được trang bị radar mảng pha quét chủ động AESA (radar của PAK FA vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm).

Radar Zhuk-AE trang bị cho MiG-35 có 2 phiên bản ăng ten, loại FGA-29 có đường kính 575 mm với 680 phần tử thu phát, có khả năng phát hiện mục tiêu với diện tích phản xạ radar (RCS) 3 m2 từ cự ly 120 km, theo dõi 30 mục tiêu và bám sát 6 mục tiêu cùng lúc.

Loại FGA-35 đường kính lớn hơn, lên tới 688 mm với 1.016 phần tử thu phát, phát hiện được mục tiêu có RCS 3 m2 từ cự ly 200 km. Các phiên bản nâng cấp của FGA-29 và FGA-35 sẽ có tầm hoạt động tăng lên tới 250 km.

Radar AESA Zhuk-AE

Radar AESA Zhuk-AE trang bị cho MiG-35.

Bên cạnh đó, hệ thống ngắm bắn quang điện tử OLS-35 được cho rằng có camera với khả năng ghi nhận cả hình ảnh quan sát bằng mắt thường lẫn hình ảnh dạng ảnh nhiệt, sẽ trở thành “con mắt thần” giúp MiG-35 tiêu diệt được cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Với đơn giá vào khoảng 60 triệu USD, tương đương Su-30MK2 nhưng lại có năng lực không chiến cao hơn hẳn và chi phí vận hành tiết kiệm khá nhiều, MiG-35 hứa hẹn sẽ tạo ra sức mạnh mới cho Không quân Việt Nam, là người kế thừa xứng đáng huyền thoại MiG-21.

Theo Đại lộ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề