Thỏa thuận với Saudi Arabia về hạn chế khai thác chưa thể nâng được giá dầu mỏ

Bài viết  của Evghenhi Platon, nhà kinh doanh. nhà báo Ukraina

Theo CNBC, tại một cuộc họp của OPEC, Saudi Arabia và Nga thông báo đã đạt được một thỏa thuận về  hạn chế sản xuất dầu mỏ  của mình, và chỉ giữ  ở mức tháng Giêng với hy vọng sẽ thuyết phục các nước khác đồng ý hạn chế khai thác giầu mỏ.

Nếu đạt được sự đồng thuận, thì có thể ngăn chặn sự suy giảm hơn nữa giá dầu thế giới.

Có một vấn đ nhỏ, đó là cả Rập Saudi cũng như Nga không thể  chi  phối hầu hết quá trình gia tăng nguồn cung cấp, mà sự gia tăng nguồn cung cấp đó sẽ đẩy giá dầu mỏ đi xuống.

Và một trong những quốc gia đóng vai trò chính trong  việc tăng nguồn cung cho thị trường thế giới là Iran, đất nước mà không quan tâm đến việc đồng ý giảm khai thác, bởi vì Iran mới chỉ bắt đầu thoát khỏi lệnh trừng phạt kinh tế nhiều năm nay, sau khi ký “thỏa thuận hạt nhân” với Mỹ và EU. Có nhiều  khả năng Iran đã ký kết một thỏa thuận nhằm  giành lại quyền truy cập vào xuất khẩu dầu.

Như vậy, mặc dù các tin tức của hiệp ước Ảrập xe út-Nga ban đầu đã hơi nâng giá dầu lên một chút, nhưng thiếu tên Iran trong hiệp ước này một lần nữa đã làm  “hạ nhiệt” sự quan tâm của các nhà đầu tư trong ngành dầu khí.

Theo báo cáo trên tờ Financial Times tuần trước, tại Hội nghị International Petroleum ở Luân đôn, người đứng đầu “Rosneft” Igor Sechin, đã phát biểu cho rằng sự phối hợp với OPEC  để giảm sản lượng khai thác dầu mỏ khó có thể nâng được giá dầu mỏ lên.

Đồng minh thân cận của Vladimir Putin, người được coi là người đàn ông mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực dầu khí của Nga, cho biết tại Hội nghị ở London rằng các nhà cung cấp hàng đầu sản phẩm dầu mỏ, những người hiện phải tranh đấu dành khách hàng, sẽ không chịu nhượng bộ: “Theo các bạn, chúng tôi phải thảo luận với ai về việc giảm sản xuất? – Sechin trả lời phóng viên của Financial Times, trước câu hỏi liệu ông có sẵn sàng hợp tác với OPEC để đẩy giá dầu đi lên hay không – Ả Rập Saudi và Iran liệu có sẵn sàng cho một bước đi như vậy hay không?  “.

Sechin chỉ trích Trung Đông và khu vực đá phiến của Mỹ. Vì họ, theo ông, đã làm lụt  thị trường dầu mỏ. Theo giả thuyết của ông, bước đi  như vậy chỉ có thể diễn ra với động cơ chính trị.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, điện Kremlin đang cố gắng tìm nguồn doanh thu mới, bao gồm cả việc tư nhân hóa các cổ phần nhà nước trong “Rosneft”.

Dường như, trong thế giới toàn cầu ngày nay, sự cô lập không thể quyết định được bất kỳ vấn đề gì.

Theo obozrevatel.com

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề