Tây Ban Nha bảo vệ biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga qua Ukraine

Tây Ban Nha tuyên bố bảo vệ biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga qua Ukraine, bác bỏ những lời chỉ trích lặp đi lặp lại của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras về các biện pháp trừng phạt.

Trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow hôm thứ Tư, Thủ tướng Tsipras cho biết Liên minh châu Âu cần thiết “để lại đằng sau vòng luẩn quẩn của lệnh trừng phạt”.

Khối 28 quốc gia áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Moscow trong tháng 7 năm 2014.

“Tôi không thể chia sẻ ý kiến của Thủ tướng Hy Lạp”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo nói trong cuộc họp báo chung với người đồng  cấp Italia ông Paolo Gentiloni tại Madrid.

Ông nhắc lại các sự liên kết EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt nếu thỏa thuận Minsk được thực hiện nghiêm túc và thực tế. Một thỏa thuận đạt được trong tháng 2 năm 2015 về lệnh ngừng bắn và giải pháp chính trị của cuộc xung đột giữa lực lượng chính phủ và phiến quân do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

“Các điều kiện chính để nới lỏng mức xử phạt là Nga cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Tôn trọng luật pháp quốc tế nghĩa là tôn trọng hiệp định Minsk, dừng lại can thiệp trong việc hỗ trợ  những người ly khai ở Donbass và đưa bán đảo Crimea trở lại Ukraien” Bộ trưởng nói.

“Một khi luật pháp quốc tế được tái thiết lập, thời gian sẽ đến để ra tìm công thức nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng tiềm ẩn giữa Nga và Liên minh châu Âu cũng như giữa Nga và Hoa Kỳ.”

Moscow cho biết các biện pháp trừng phạt là vô lý và phủ nhận sự can thiệp vào cuộc xung đột bất chấp những gì Kiev và NATO nói rằng có bằng chứng rõ ràng về việc họ đã gửi vũ khí, quân đội vào Ukraine để hỗ trợ trực tiếp cho ly khai miền Đông.

Nga năm ngoái đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm nông nghiệp từ EU, để trả đũa chống lại lệnh trừng phạt áp đặt bởi khối này. Đặc biệt Hy Lạp bị ảnh hưởng nặng nề khi các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Nga chiếm tới 40%.

Sự bất đồng đã phát triển trong Liên minh châu Âu qua các biện pháp trừng phạt, khi một số quốc gia thành viên đã chỉ miễn cưỡng đồng thuận.

Trong khi Vương quốc Anh, Ba Lan và các nước Baltic luôn cứng rắn, nhiều thành viên EU khác, bao gồm Ý, Áo, và Cyprus, đều hoài nghi về biện pháp trừng phạt.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Hy Lạp của ông Tsipras vào tháng Giêng đã tăng cường cho phe chủ hòa trong EU.

Tsipras sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt khi ông có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev sau đó vào ngày thứ Năm, theo tin từ Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev.

Mai Hạnh


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề