Sợ Nga, Ba Lan phải tăng quân cho biên giới phía Đông

Ba Lan phải chuyển hàng ngàn quân từ phía tây sang biên giới phía đông giáp Nga và Ukraine, nhằm cải thiện an ninh khi đối diện cuộc nội chiến ở Ukraine láng giềng, theo Bộ Quốc phòng Ba Lan ngày 27.10.

Bộ quốc phòng Ba Lan đã công bố một chiến lược an ninh mới, theo đó sẽ tăng cường lực lượng quân sự ở miền Đông trong những năm tới. Người phát ngôn của Bộ Jacek Sonta nói kế hoạch này sẽ thực hiện dần, không thể cho biết khung thời gian thực hiện và sẽ tăng bao nhiêu quân về phía Đông.

Bộ trưởng Tomasz Siemoniak nói với hãng tin AP: “Tình hình địa chính trị đã thay đổi. Chúng ta có cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất từ sau Chiến tranh Lạnh và chúng ta phải rút ra bài học cho nhiều thập niên tới”, chứ không thể nhận định nỗi đe dọa từ phía đông sẽ chỉ trong vài tháng hoặc 2, 3 hay 5 năm tới.

Ba Lan ủng hộ Kiev trong cuộc nội chiến chống phe ly khai ở miền đông Ukraine và đã kêu gọi phương tây trừng phạt mạnh Nga, với lý do Nga can thiệp vào Ukraine.

Nhưng sau nhiều lần Nga cảnh cáo Ba Lan có thể là mục tiêu tấn công hạt nhân của mình, chính phủ Ba Lan đã phải hạ giọng, nói sẽ tập trung lo an ninh quốc gia hơn là những vấn đề của Ukraine.

Ba Lan nằm giữa Đức và Nga, là một địa bàn dễ xảy ra chiến tranh, như phát xít Đức từng xua quân chiếm hồi Thế chiến 2 khiến 6 triệu dân Ba Lan chết.

Sau đó Hồng quân Liên Xô giải phóng Ba Lan, kiểm soát nước này trong khối Đông Âu cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1989. Từ ấy, số quân Ba Lan đã giảm 400.000 lính và không còn chính sách nghĩa vụ quân sự khi Ba Lan lập đội quân nhà nghề.

Các nguồn kinh phí quân sự chủ yếu để nâng cấp các đơn vị, thay vì tái cơ cấu toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự. Ba Lan đang tính tăng khoản chi quân sự từ mức 1,95% hiện tại lên 2% GDP từ năm 2016.

Dù Ba Lan gia nhập NATO năm 1999, hầu hết tổng số 120.000 quân đóng dọc biên giới phía tây, một di sản “đề phòng thế lực thù địch phương tây” của Ba Lan từng trong khối Hiệp ước Varsaw.

Nhưng sau này, sẽ có ít nhất 3 căn cứ quân sự ở phía Đông sẽ tăng cơ số quân từ 30% hiện tại lên gần 390% vào cuối năm 2017. Có thể là tăng hàng ngàn quân, dù ông Siemoniak không đưa ra số liệu cụ thể.

Ông Siemoniak nói riêng trong năm 2017 sẽ tăng 400 “việc làm” ở đơn vị phòng không ở căn cứ quân sự Siedlce (đông Ba Lan).

Tuyên bố của Ba Lan tiếp sau chuyến thăm Estonia hồi tháng 9 của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người kêu gọi các nước thành viên NATO tích cực hỗ trợ Ukraine.

Nga chưa phản ứng ngay với kế hoạch quân sự mới của Ba Lan. Theo AP, có lẽ chính phủ Nga miễn cưỡng chỉ trích Ba Lan, vì Nga đã nhấn mạnh rằng họ có quyến định vị trí quân trong lãnh thổ Nga, khi bị phương tây chỉ trích việc dàn quân Nga dọc biên giới giáp Ukraine.

Charles Heyman, biên tập viên tạp chí Quân đội Vương quốc Anh, nói động thái tập trung quân về phía đông của Ba Lan là một phần trong kế hoạch tái triển khai lực lượng của NATO.

Ông cho rằng còn có khả năng các nước thành viên NATO đưa quân đến Ba Lan trú đóng thường trực: “Không nhiều, nhưng có thể một lữ đoàn 5.200 quân NATO luân phiên trú đóng cứ 6 tháng/phiên”.

Ông nói đó sẽ là thông điệp rõ ràng gởi đến Nga, rằng “chớ nên vượt qua các lằn ranh đỏ”.

theo AP, Một thế giới


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề