Quốc đảo nhỏ nhưng rất quan trọng để kiểm soát bàn cờ châu Á-Thái Bình Dương

Trong bối cảnh các cuộc xung đột đang diễn ra trên toàn thế giới. Các cường quốc luôn tìm đến các nước có lợi thế về vị trí địa chính trị quan trong. Bài viết dưới đây của tờ businessinsider sẽ nêu lên tầm quan trong địa chiến lược của một quốc đảo.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga căng thẳng gia tăng sau vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24. Nga đã trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các dự án về năng lượng giữa hai nước đã bị hủy bỏ vì sự thù địch.

Tuy nhiên có một bức tranh lớn hơn đòi hỏi một trong những cường quốc bên ngoài phải tận dụng về địa chiến lược cho những tham vọng quyền lực về quyền kiểm soát của họ. Sự bế tắc giữa Nga –  Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay cũng là một trong những yếu tố báo trước về vai trò của Singapore trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thông qua việc sở hữu thành phố Constantinople (ngày nay là Istanbul) trong Chiến tranh Crimea, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cho phép hay cấm các tàu đi lại từ Biển Đen ra Địa Trung Hải và ngược lại thông qua Bosporous và Dardanelles Straits.

Vương quốc Anh muốn đảm bảo giao thông của tàu quân sự và tàu thương mại đến Biển Đen, trong khi không cho nước Nga là đối thủ của họ ra Địa Trung Hải. Khi đó Vương Quốc Anh muốn bảo vệ sự thống trị của đế chế Nữ Hoàng, bảo vệ Ấn Độ, trước tham vọng của Nga. Cuối cùng Constantinople đã trở thành một phần quan trọng trong điểm giao lộ liên quan đến sự ảnh hưởng giữa nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ở đây không nói đến Crimea.

Bất chấp hai nước Nga – Thổ có sự cạnh tranh lịch sử, tuy vậy họ đã ký kết một hiệp ước mặc dù lỏng lẻo. Nhưng sự hận thù giữa hai nước đã làm Nga nhận ra rằng họ không thể tin tưởng vào sự trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột giữa Nga – phương Tây liên quan đến Ukraina.

Thực trạng hiện nay tăng thêm căng thẳng do Công ước Montreux năm 1936, trong đó quy định Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát cả về lưu lượng hải quân từ biển Đen ra Địa Trung Hải và ngược lại. Trong thời Chiến tranh lạnh Thổ Nhĩ Kỳ đã làm nổi bật sự quan trọng về vị trí của họ đối với Nato. Trong thời gian gần đây Nga đã tuyên bố bất kỳ nỗ lực nào của Thổ Nhĩ Kỳ khi sử dụng Công ước để hạn chế giao thông của Nga từ Biển Đen ra Địa Trung Hải là một hành động khiêu chiến.

Tương tự như vậy ở châu Á có một đảo quốc nhỏ được coi là quan trong hơn cả Constantinople trong thế kỷ 21. Điều này do lịch sử Đông Nam Á đã có từ trước khi Singapore là giao thoa ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, từ kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa.

Đường chân trời của khu kinh doanh trung tâm Singapore được nhìn thấy vào lúc hoàng hôn và các hoạt động liên tục tại một cảng PSA International tại Singapore ngày 25 tháng 9 2013

Đường chân trời của khu kinh doanh trung tâm Singapore được nhìn thấy vào lúc hoàng hôn và các hoạt động liên tục tại một cảng PSA International tại Singapore ngày 25 tháng 9 2013

Indonesia  xét về lý thuyết có quân đội lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên Singapore là trung tâm kinh tế và thủ đô không chính thức của khu vực. Cố  Thủ tướng Lý Quang Diệu thậm chí còn đón tiếp Đặng Tiểu Bình nhiều lần. Vào thời điểm đó Trung Quốc chỉ muốn tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế của các nước khác để áp dụng cho đất nước họ.

Tương tự như Constantinople về địa chínhh trị, Singapore khống chế eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Thực tế sự giao thương quốc tế ngày càng lớn, không như hai thế kỷ trước, chính điều này đã làm vị trí của Singapore giữa đại dương trở thành địa chiến lược quan trọng mặc dù diện tích nhỏ bé. Quốc đảo này cũng nằm trong khối Đông Nam Á và khối này là quê hương của Diễn đàn khu vực ASEAN, diễn đàn an ninh duy nhất của khu vực.

screen_shot_2015-04-01_at_11_55_40_am

Vị trí của Singapore gần eo biển Malacca được coi là có tầm quan trọng hàng đầu đến mức Trung Quốc coi đây là “Malacca Dilemma” (tình huống bất ổn của  huyết mạch hàng hải). Tất nhiên cũng liên quan đến chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước trong khu vực vì nó có thể ngăn chặn dòng chảy năng lượng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Vị trí của Ấn Độ và Singapore sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược như vậy.

Vì vậy quốc đảo này là mối quan tâm của Trung Quốc trong việc lôi kéo về phía mình. Sự lôi kéo của Trung Quốc có thể thành công hoặc thất bại nhưng ít nhất điều Trung Quốc cần là Singapore phải tuyên bố họ đứng trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ.

Về phía Ấn Độ trong thời gian sớm sẽ không đi theo bất kỳ nước nào. Theo sự tính toán của Trung Quốc nếu Ấn Độ không tích cực hợp tác với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc được coi là tối ưu nhất. Chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cũng làm Ấn Độ nghi ngờ và không ủng hộ, Ấn Độ đã nhận ra vị trí địa chính trị của Singapore và sẽ cản trở quốc đảo này có được vị trí như họ.

Giống như hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đã duy trì tính trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ để đảm bảo cho sự rủi ro. Trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết tất cả các quốc gia trong khu vực, nhưng hầu hết các nước lại tìm đến một nhân vật bên ngoài có sức mạnh siêu cường (Mỹ) để cân bằng với quân sự của Trung Quốc. Một động thái có chiều hướng thay đổi đó là thời gian gần đây Singapore đã nâng cấp quan hệ an ninh với Mỹ.

Singapore có thể đạt được những thỏa thuận dựa trên các kế hoạch an ninh trước đây và có thể thay đổi bằng sự năng động nhằm cân bằng giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở châu Á, các chiến lược chính sách đối ngoại có thể diễn ra qua nhiều thế kỷ, nếu không nói là thiên niên kỷ. Vì vậy các cường quốc hiểu rằng sẽ rất quan trọng nếu Singapore là đồng minh, hoặc ít nhất có sự ảnh hưởng đối với họ, điều đó sẽ đem đến lợi thế cho người chơi điều khiển trung tâm của bàn cờ châu Á-Thái Bình Dương.

 

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề