Quân sự của Nga đừng tin vào lăng xê thổi phồng

Theweek – Gấu đã trở lại và bạn tin vào điều này?

Quân đội Nga được lãnh đạo bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã thực hiện cuộc tấn công trong những tháng gần đây ở Đông Ukraina, Crimea và bây giờ là Syria. Nga cũng đang tập trung sức mạnh quân sự cho dự án tại khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực. Ưu tiên hàng đầu của Quân đội Nga là trang bị xe tăng mới, tàu sân bay và tàu ngầm.

Vậy là Gấu đã trở lại? Đã có bao nhiêu cuộc bình luận, trò chuyện về Quân đội Nga đang hồi sinh và có bao nhiêu phần trăm sự thực trong đó?

Ngân sách Quốc phòng Nga đứng thứ tư thế giới (theo Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế) khoảng 54 tỷ usd trong năm 2015. Tuy nhiên chi tiêu cho quốc phòng có xu hướng tăng lên sau nhiều thập niên thiếu ngân sách từ hậu Chiến tranh lạnh do nền kinh tế yếu kém.

Hầu hết các thiết bị quân sự của Nga có từ thời Liên Xô để lại. Đa số các loại xe tăng và xe bọc thép được sản xuất vào những năm 1980. Nga có tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov được biên chế năm 1990. Tất cả các loại máy bay ném bom tại Syria sản xuất hoặc thiết kết từ thời Liên Xô.

Năm 2010, chính phủ Nga đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng đó là sẽ thay thế 70% các thiết bị quân sự từ thời kỳ Chiến tranh lạnh và kế hoạch này sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Chương trình nâng cấp sẽ tốn ít nhất 700 tỷ usd, bao gồm trang bị các xe tăng mới, tàu sân bay mới, máy bay tấn công và ném bom hạng nặng thế hệ mới.

Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã chịu sự trừng phạt từ quốc tế cộng với giá dầu giảm mạnh đã làm nền kinh tế Nga nhanh chóng rơi vào suy thoái. GDP trong năm 2015 đã sụt giảm 4%.

Tất nhiên nền kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng đến chính sách của Nga, ngân sách quân sự cũng không ngoại lệ. Đầu năm 2015 Nga tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 33%. Tuy nhiên vào cuối năm Nga đã phải điều chỉnh lại giảm xuống 25%. Hiện chưa thể dự đoán về nền kinh tế Nga, nhưng theo dự kiến ngân sách quốc phòng năm 2016 sẽ tăng 1%.

Những phân tích trên cho ta thấy rằng tham vọng của Nga chi 700 tỷ usd để hiện đại hóa quân sự giống như cái chết của Julius Caesar.

Trong khi đó Nga đã phải cố gắng trong các dự án quốc phòng để bắt kịp với những cuộc xung đột của thế kỷ 21 hiện cũng đang gặp khó khăn. Dự án PAK-FA sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tương đương F-22 Raptor – Mỹ đã bị đình trệ vì các vấn đề kỹ thuật. Theo kế hoạch Quân đội Nga sẽ là người sở hữu đầu tiên, tuy nhiên giá trị của nó chỉ đơn thuần là một phi đội máy bay phản lực, chỉ bằng 1/10 kế hoạch mua sắm ban đầu. Tiếp đến dự án đóng tàu sân bay mới và máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới cũng chỉ là lời hứa hẹn.

Trừng phạt quốc tế sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất quốc phòng. Nga không thể sản xuất các linh kiện công nghệ cao mà phải mua từ các nhà cung cấp quốc tế. Cụ thể khi các nhà máy đóng tàu Sevmash của Nga tân trang lại một tàu sân bay cho Ấn Độ, Nga đã phải mua một số lượng lớn các thiết bị có nguồn gốc từ phương Tây và Nhật Bản vì các thiết bị này nằm ngoài tầm khả năng sản xuất của Nga. Chắc chắn một điều rằng trong tình hình hiện nay những linh kiện có nguồn gốc như vậy Nga sẽ rất khó thậm chí không thể mua từ các nhà cung cấp.

Biện pháp trừng phạt đã đánh vào ngành sản xuất quốc phòng của Nga, do đó nó sẽ bị cản trở để thực hiện dự án đầy tham vọng khi thiếu ngành công nghệ cao trong nước, đôi  khi những điều rất nhỏ nhưng bất ngờ cụ thể: Máy bay chiến đấu hiện đại và loại tăng thế hệ mới Armata cần được trang bị màn hình LCD để chuyển tải chống tin cho người điều khiển. Nước Nga không giống như Hàn Quốc, họ không có ngành công nghiệp sản xuất màn hình LCD trong nước.

Điều quan trọng cuối cùng là phải hiểu sức mạnh quân sự tương đối của Nga so với phần còn lại của thế giới. Ngân sách quân sự chỉ bằng 1/10 so với Mỹ, ít hơn 1/4 so với Trung Quốc theo ước tính. Nga chỉ có một tàu sân bay hoạt động trong khi Mỹ có 10 tàu đầy đủ chức năng.

Vậy đâu là điểm sáng của quân sự Nga? Chỉ còn lại bộ ba hạt nhân hầu như đầy đủ chức năng, nó cũng là sự răn đe hạt nhân hiệu quả. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân chỉ bảo vệ đất nước từ các mối đe dọa hiện hữu, như cuộc xâm lược hoặc tấn công hạt nhân. Nó hoàn toàn vô dụng trong phạm vi rộng, ngoài biên giới, ví dụ như các cuộc xung đột hiện đại ngày nay.

Một điều quan trọng Nga là một cường quốc quân sự, nhưng không phải là một siêu cường. Và Nga sẽ không thể trở lại như Liên Xô trong thời gian dài. Quan trọng hơn, ngay bây giờ chúng tôi có bằng chứng rằng: Trong sự hòa nhập giữa các nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các quốc gia mạnh như Liên bang Nga có thể bị kiềm chế một phần bằng các biện pháp trừng phạt tài chính. Hy vọng rằng các quốc gia khác hãy xem và tiếp thu bài học này.

 

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề