Liệu Stinger có thể ngăn chặn Nga xâm lược một lần nữa?

Vào tháng Ba năm 2014, quân đội Nga đã xâm lược Crimea của Ukraina. Sau một vài tháng đến lượt đại lục Ukraina bị những người  “người đàn ông nhỏ màu xanh” xuất hiện tại Lugansk và Donetsk và những địa phương khác. Kể từ đó những nước hàng xóm của Ukraina tự hỏi: Ai trong chúng ta sẽ là người tiếp theo?

Tại Latvia, họ không cần phải chờ đợi hay nghe ngóng các sự việc liên quan để tìm hiểu.

Mối đe dọa từ bầu trời

Theo thông tin từ Tạp chí World Affairs Journal kể từ khi Nga xâm lược Ukraina “máy bay quân sự Nga đã liên tục tiếp cận không phận Latvia hơn 180 lần (chỉ tính riêng trong năm 2014) và các tàu Hải quân Nga trong đó có cả tàu chiến và tàu ngầm Kilo đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế  hoặc tiến vào gần lãnh hải của Latvia hơn bốn mươi lần.”

Lo ngại trước những hành động khiêu khích, Latvia đã yêu cầu NATO đồn trú một tiểu đoàn tại căn cứ nước này theo truyền thông nhà nước Nga – SputnikNews đưa tin. Để gia tăng phòng thủ Latvia đang có kế hoạch trang bị tên lửa đất đối không Stinger từ tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon. Đây là loại tên lửa Mỹ đã ngầm cung cấp cho các chiến binh mujahidin ở Afghanistan trong những năm 1980, để đẩy lùi các cuộc không kích của Liên Xô.

Tên lửa vác vai là phiên bản đầu tiên, nó sử dụng đầu dò hồng ngoại tầm nhiệt để tìm kiếm mục tiêu, sau này cải tiến nâng cấp Stinger có thể được gắn trên các phương tiện cơ giới hay máy bay trực thăng. Theo bảng giá của nhà sản xuất Raytheon một quả tên lửa Stinger có giá từ 123,000 USD đến 146,000 USD.

Tuy nhiên để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng mới như Lavia khi sở hữu hệ thống tên lửa Stinger hoàn chỉnh bao gồm thử nghiệm, đào tạo giá sẽ cao hơn. Ví dụ, trong năm 2009, Mỹ đã bán cho Đài Loan một gói số lượng 171 quả tên lửa Stinger, cộng với thiết bị hỗ trợ cần thiết. Tổng chi phí của gói này đã đội lên 45 triệu USD, như vậy mỗi quả hơn 260.000 USD.

stinger-15_large

Tên lửa Stinger được lắp đặt trên các xe tải quân sự

Tính đến ngày 31 tháng 07 theo truyền thông Latvia báo cáo “con số chính xác về tổng chi phí để trang bị hệ thống tên lửa Stinger vẫn chưa được thống nhất.” Các cuộc đàm phán mua tên lửa chỉ mới bắt đầu trong chuyến thăm Mỹ gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Latvian Trung tướng Raimonds Graube và theo dự kiến cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong năm tới sau đó mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Chỉ trích động thái mua sắm tên lửa Stinger của Latvia, Giáo sư Edward Lozansky, hiệu trưởng trường Đại học American University tại Moscow nói trên Sputnik của Nga rằng mọi động thái mua sắm như vậy sẽ tạo thành “một sự leo thang chống lại Nga.” Sau đó Sputnik trích dẫn chính sách đối ngoại của nhà phân tích Michael Averko, ông thừa nhận rằng thỏa thuận này có thể sẽ được phê duyệt và hoàn thành bất kể lúc nào, bởi vì những hợp đồng vũ khí như thế này tương đối “dễ chịu đối với tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.”

Latvia cũng đồng thuận với chính sách của Mỹ hiện nay khi cố gắng ngăn chặn cuộc xâm lăng từ Nga ở Đông Âu bằng cách làm tăng chi phí kinh tế cho các hành động của ông Putin lên đến mức không thể đánh đổi. Nếu trang bị cho một đồng minh một vài trăm quả tên lửa Stinger trị giá 250.000 USD sẽ buộc Nga phải nghĩ đến sự mạo hiểm khi một máy bay trực thăng tấn công Mi-24 Hind có giá 12 triệu USD hoặc 40 triệu USD cho một chiếc chiến đấu cơ Mig-29 Fulcrum nếu như ông ta muốn phiêu lưu tại Baltic – điều đó có vẻ như một sự đầu tư tốt cho chính sách của Mỹ tại nước ngoài.

Và nếu bán tên lửa Stinger cho Latvia Raytheon sẽ tạo thêm vài chục triệu USD doanh thu với lợi nhuận 12,7% – đây là tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của bộ phận sản xuất tên lửa Raytheon và theo S & P Capital IQ  thì đây là lý do để bán những tên lửa này.

Đức Dũng (theo fool.com)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề