Ông Trump đang ghi điểm trong cuộc chiến chống IS

Trong cuộc chiến chống IS ông Trump ra lệnh cho Bộ Quốc phòng trong 30 ngày phải trình kế hoạch tiêu diệt IS, bắt đầu từ ngày 30-1.
Ông Mattis đã trình lên Tổng thống Trump bản kế hoạch chống IS nhưng không được tiết lộ, tuy nhiên một số nguồn tin được tiết lộ cho biết bản kế hoạch mới nhiều nội dung khác xa so với thời Tổng thống Obama. Trong đó tăng cường sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ ở Iraq, Syria mặc dù không huy động với quy mô lớn.
Theo tiết lộ bản kế hoạch mới có những điểm: Tăng cường các nhóm biệt kích đặc nhiệm Mỹ để luồn sâu chỉ điểm mục tiêu; tiêu diệt hoặc bắt cóc các thủ lĩnh IS; tăng cường yểm trợ hỏa lực bằng máy bay lên thẳng vũ trang hiện đại, xe tăng, pháo binh hạng nặng… do Mỹ sử dụng; tăng cường cố vấn quân sự Mỹ tại các đơn vị đồng minh địa phương ở chiến tuyến; trao quyền chủ động cho các sĩ quan Mỹ hiện diện tại chiến trường để xử lý nhanh các yêu cầu chiến đấu tức thời…
Hiện vẫn chưa có thông báo chính thức về việc Tổng thống Trump quyết định bản kế hoạch này. Tuy vậy những diễn biến tiến bộ vượt sự mong đợi ở chiến trường Mosul và Reqqa cho thấy Mỹ đang khẳng định quyết tâm tiêu diệt IS.
Trước khi bắt đầu giai đoạn 2 của chiến dịch giải phóng Mosul (từ ngày 19-2), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jems Mattis đã đến Baghdad để trực tiếp làm việc với Thủ tướng Haydar al-Abadi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Iraq. Nội dung cuộc bàn bạc không được tiết lộ nhưng đã thấy ngay những động thái bất thường của quân đội Mỹ tại chiến trường Mosul. Quân số Mỹ không tăng hơn trước đó (khoảng hơn 5000 quân), nhưng sĩ quan Mỹ tham gia trực tiếp ban chỉ huy tác chiến.
Cố vấn quân sự Mỹ tiếp cận các đơn vị Iraq ở ngay tuyến đầu. Xe tăng, pháo binh hạng nặng và máy bay lên thẳng vũ trang hiện đại do Mỹ sử dụng tăng cường yểm trợ hỏa lực dày đặc cho quân Iraq.
Nhờ hỏa lực chính xác của Mỹ dọn đường, quân đội Iraq không quá khó khăn để vượt qua các phòng tuyến cố thủ của IS bên ngoài nội thành Mosul. Việc chuyển hướng tấn công từ phía nam thay vì từ phía đông để tránh phải vượt sông al-Furat cũng được xem là lựa chọn chỉ có Mỹ mới kham nổi, bởi nếu không có hỏa lực mạnh kiểu Mỹ thì khó vượt qua khu vực sân bay và căn cứ quân sự trọng yếu mà IS cố thủ ở phía nam để tiến đến thành phố Mosul.
Mỹ còn can dự vào việc điều phối các lực lượng Iraq tham gia chiến dịch, nhằm giảm thiểu tối đa những phức tạp nảy sinh do tranh chấp giữa các phe phái Iraq khác nhau.
Không còn thấy sự hiện diện của các tướng lĩnh Iran tại bộ chỉ huy chiến trường như với các chiến dịch đánh IS trước đây ở Iraq. Lực lượng dân binh theo dòng Shi’a được cho là do Iran điều khiển, đã được triển khai ở mặt trận phía tây từ trước, nay cũng không thể mở rộng khu vực kiểm soát do không được không quân yểm trợ.
Kiểu “tăng cường can dự trực tiếp” này đang được thể hiện cả ở chiến trường bao vây cô lập Reqqa (thủ phủ của IS ở Syria). Tướng Joseph Votal, tư lệnh bộ chỉ huy trung tâm (CENCOM) của Mỹ ở Trung Đông, cũng đã tới khu vực đông bắc nước này để thị sát chiến dịch “al-Furat nổi giận” chuẩn bị cho tấn công đánh Reqqa. Tại đây Mỹ đã bổ sung một tiểu đoàn pháo binh hạng nặng của lính thủy đánh bố nâng số binh sĩ Mỹ tại Syria lên khoảng 1000 người.
Việc quân đội Mỹ tăng cường can dự trực tiếp cho thấy hiệu quả rõ rệt trên chiến trường đánh IS cả ở Mosul và Reqqa. Tại Mosul, lực lượng Iraq tiến nhanh hơn hẳn so với giai đoạn 1 của chiến dịch.
Mới sau 20 ngày, quân Iraq đã chiếm được 1/3 các khu phố nội thành Mosul, trong đó có khu vực trung tâm hành chính – công quyền của tỉnh Ninawa mà Mosul là thủ phủ. Tình hình chiến trường khả quan vượt quá mong đợi khiến thủ tướng Iraq cho rằng có thể xóa sổ IS tại Mosul trong vòng một tháng nữa.
Trước đó (khi ông Obama còn tại vị) Thủ tướng Iraq dự đoán cuộc chiến tại Mosul sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể mất tới hơn 6 tháng mới có thể giải phóng.
Ở mặt trận Reqqa, ngày 12-3, lực lượng đồng minh của Mỹ đánh IS đã cắt đứt xa lộ từ thủ phủ của IS xuống phía nam, khiến lực lượng khủng bố tại thành phố này rơi vào tình thế bị bao vây cô lập hoàn toàn với các địa phương khác.
Từ khi Mỹ bắt đầu can dự mạnh hơn vào Syria cùng với việc ông Trump lên kế hoạch lập các vùng an toàn ở đây, những cáo buộc của Mỹ về những cuộc không kích của Nga và chính phủ Syria vào lực lượng nổi dậy đã giảm hẳn.
Mặc dùng ông Trump tiếp tục bị mất điểm trong nước 55% cử tri phản đối trong khi chỉ có 43% (trước đó 48%) ủng hộ, những sắc lệnh về di trú tiếp tục bị các thẩm phán chặn nhưng với việc lấy lại uy tín cho nước Mỹ trên thế giới, tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm hơn ở Mỹ đã giúp ông Trump ghi điểm.
Tối nay ông Trump sẽ trình bản dự thảo ngân sách lên Quốc hội, trong đó sẽ cắt giảm ở phần dành cho viện trợ quốc tế và môi trường, Bộ Ngoại giao… để tăng ngân sách Quốc phòng và xây tường biên giới với Mexico. Tuy vậy theo nhiều dự đoán bản dự thảo này sẽ khó được QH chuẩn thuận hoàn toàn.
Trong buổi điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện Đại tướng Robert Neller, Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ đã nhận trách nhiệm trong vụ bê bối ảnh nhạy cảm của các nữ binh sĩ trong lực lực lượng này bị phát tán trên mạng. Cũng trong buổi điều trần, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Sean Stackley cam kết sẽ “tiêu diệt những mầm mống ung thư” như vậy trong lực lượng thông qua một nhóm đặc biệt, nhấn mạnh “mọi nguồn lực” sẽ được hỗ trợ cho các nạn nhân.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài NBC ngày 15-3, bà Nikki Haley cho rằng nước Mỹ không nên xem nhẹ nguy cơ từ Nga.
Bà chia sẻ quan điểm với nhà báo Matt Lauer của đài NBC: “Hãy cẩn trọng với điều đó. Chúng ta không thể tin tưởng Nga. Chúng ta chớ nên tin tưởng Nga”.
Hàn Quốc khẳng định sẽ cùng chung với Mỹ đối phó Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan Jin khẳng định Seoul sẽ phối hợp chặt chẽ với Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Nhưng việc triển khai hệ thống này có thể gặp rắc rối khi ông Moon Jae-in, 63 tuổi, cựu lãnh đảo Đảng Dân chủ, người đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2013 trước bà Park Geun-hye chỉ với 3 điểm phần trăm cách biệt hiện là ứng cử viên sáng giá nhất trở thành TT tiếp theo của Hàn Quốc nói rằng “Không thích hợp cho quá trình triển khai THAAD trong hoàn cảnh chính trị hiện nay”.
Ký giả


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề