Ngày 2-4, tại hội thảo về phòng chống tác hại rượu bia do Bộ Y tế tổ chức, Vụ pháp chế – Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Điều đáng cảnh báo là mức sử dụng rượu bia của người Việt Nam vẫn đang gia tăng nhanh, trở thành thị trường cực kỳ hấp dẫn với các công ty đa quốc gia sản xuất rượu bia. Nếu như giai đoạn 2003-2005, người Việt chỉ tiêu thụ bình quân gần 4 lít bia/ người/ năm thì hiện đã tăng lên 6,6 lít, trong khi mức tiêu thụ rượu bia trung bình của thế giới trong 15 năm qua gần như không thay đổi, duy trì ở mức 6,2 lít.
Đặc biệt, nếu chỉ tính riêng nam giới thì mức tiêu thụ trung bình/năm của nam giới Việt Nam là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra, gần một nửa nam giới Việt Nam có sử dụng rượu bia.
Thêm một điều lo ngại nữa là ở Việt Nam, tình trạng tiêu thụ rượu bia không chính thống chiếm tỷ lệ cao và gia tăng rất nhanh. Trong đó, tình trạng sử dụng rượu pha cồn công nghiệp khá phổ biến, gây nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bà Vũ Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế – Bộ Y tế cho biết, với mức tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia/ năm như ở nước ta hiện nay cũng đồng nghĩa mỗi năm người Việt phải bỏ ra khoảng 3 tỷ USD chi cho việc sử dụng rượu bia, gần bằng 3% số thu ngân sách của cả nước.
An Ninh Thủ Đô
Người ta uống mất 3 tỷ $, không có nghĩa là bị mất 3 tỷ vì bia vào dạ dày và tháo cống ra tualet, mà các nhà sản suất và cung cấp dịch vụ bán bia lại bỏ vào túi hơn 3 tỷ ,thậm chí gấp đôi vì đồ nhắm đi kèm. Tóm lại vẫn nằm trong chu kỳ của quy luật bù trừ cả thôi.