Nghị sĩ phe đối lập Venezuela thề sẽ lật đổ ông Maduro

Caracas (AFP) – Đảng đối lập Venezuela đang chuẩn bị một chiến dịch chống lại Tổng thống Nicolas Maduro trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên. Đồng thời thề rằng sẽ lật đổ ông trong vòng sáu tháng.

Các nhà lập pháp Venezuela đã tuyên thệ nhậm chức trong một phiên họp Quốc hội lộn xộn mà các nghị sĩ ủng hộ chính phủ đã bỏ phòng họp ra ngoài để phản đối sau màn xô đẩy. Ông Maduro tuyên bố sẽ chống lại họ bằng một “bàn tay sắt”.

Những người biểu tình ủng hộ hai bên đã tăng lên và diễn ra một cách hòa bình trước tòa nhà Quốc hội, họ được ngăn cách bằng hàng rào cảnh sát.

Những người biểu tình trước tòa nhà của cố Tổng thống Hugo Chavez tại Caracas nhưng được ngăn cách bằng hàng rào cảnh sát ngày 06-1-2016 (AFP Photo / Ronaldo Schemidt)

Những người biểu tình trước tòa nhà của cố Tổng thống Hugo Chavez tại Caracas nhưng được ngăn cách bằng hàng rào cảnh sát ngày 06-1-2016 (AFP Photo / Ronaldo Schemidt)

Tuy nhiên không khí trong cuộc họp đang nóng lên bằng cuộc đấu tranh chính trị giữa phe ông Madduro và phe đối lập của Chủ tịch quốc hội Henry Romos Allup. Các nhà lập pháp hét lên và ẩu đả với những người ủng hộ chính phủ khi họ cáo buộc phe đối lập phá vỡ quy tắc tranh luận.

Tân chủ tịch quốc hội đối lập Henry Ramos Allup tuyên bố phe của ông trong vòng sáu tháng sẽ đề xuất một phương án “thay đổi chính phủ theo quy định của hiến pháp” – tuy nhiên ông không đưa ra chi tiết cụ thể.

“Ngay bây giờ mọi thứ ở đây sẽ thay đổi”, ông nói.

“Chúng tôi đang tìm kiếm một sự thay đổi trong cách nhìn, một sự thay đổi trong hệ thống, nhằm thay đổi những gì được coi là xấu, rất xấu và những gì sau đó sẽ trở nên tồi tệ”.

Maduro ngay sau đó lên truyền hình phát biểu: “Tôi sẽ ở đây để bảo vệ chế độ dân chủ với một bàn tay sắt. Họ sẽ không  thể hạ bệ được tôi, hoặc làm tôi lung lay”.

Nhưng ông cũng thừa nhận rằng sẽ sớm công bố kế hoạch về cải tốt của các bộ trưởng trong chính phủ của ông.

Cuộc đấu tranh chính trị càng lúc càng nóng

Liên minh đối lập MUD lần đầu tiên trong gần 17 năm qua đang nắm đa số ghế trong cơ quan lập pháp, sau khi đánh bại đảng xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Maduro.

Chỉ có 163 trong số 167 nhà lập pháp trúng cử tuyên thệ nhậm chức hôm qua. Bốn người khác tạm đình chỉ bao gồm 3 người đối lập và 1 ủng hộ chính phủ vì bị cáo buộc gian lận bầu cử. Theo yêu cầu của ông Maduro Tòa án Tối cao đã ra trát đình chỉ những người này, mục đích của Tổng thống Venezuela nhằm kiềm tỏa sức mạnh của phe đối lập trong hoàn cảnh hiện nay để cố gắng giúp ông giữ ghế khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2019.

Với số ghế chiếm tới 2/3 trong Quốc hội đảng đối lập sẽ soạn thảo hiến pháp mới, một trong những cách  lật đổ ông Maduro. Hoặc theo hiến pháp với đa số 3/5 số nghị sĩ họ vẫn có quyền loại các Bộ trưởng trong chính phủ của ông Maduro ra rìa. Đây cũng là một cách làm giảm sức mạnh và đủ sức mạnh để đẩy ông Maduro ra khỏi ghế Tổng thống.

Ngay sau khi nhậm chức, ông Ramos Allup đã lập tức sử dụng quyền của Chủ tịch Quốc hội thực hiện luật Ân xá quốc gia, lập tức thả một số “tù nhân chính trị” mà gần như chắc chắn sẽ bao gồm Leopoldo Lopez, một nhà lãnh đạo đối lập bị tù suốt 13 năm qua vì tội “kích động bạo loạn”.

MDU cũng sẽ thực hiện một số điều luật khác và tăng cường điều tra tham nhũng, thay thế các thành viên Nội các của Tổng thống Maduro, Ngân hàng Trung ương, lãnh đạo công ty dầu khí quốc gia PDVSA, người đứng đầu chương trình thực phẩm và y tế nhà nước…

Mỹ ‘can thiệp’

Bộ Ngoại giao Mỹ luôn kêu gọi phóng thích các tù nhân chính trị. Họ cũng bày tỏ lo ngại về trường hợp các đại biểu bị đình chỉ tư cách nghị sĩ.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ, John Kirby hôm thứ ba kêu gọi giải quyết  những bất đồng một cách minh bạch.

Sau đó Ngoại trưởng Venezuela Delcy Rodriguez khước từ can thiệp về việc này ông viết trên Twitter.

Cuộc bỏ phiếu hồi tháng 12 vừa qua được xem là sự trừng phạt từ các cử tri đối với ông Maduro khi nền kinh tế trong tình trạng tan nát. Đây cũng là sự thách thức lớn nhất đối với ông kể từ khi lên nắm quyền từ người thầy quá cố Hugo Chavez trong năm 2013.

Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng giá dầu thô giảm trong khi chính phủ hoàn toàn dựa vào đó.

Đó là trong cuộc suy thoái sâu, với các công dân bị thiếu hụt hàng hóa cơ bản và lạm phát tăng cao.

Đức Dũng

 

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề