Nga đã thất bại với Liên minh Hải quan

Trong chuyến thăm gần đây tới Kiev của tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko gần như đã công khai phàn nàn rằng bảy năm tham dự trong Liên minh Hải quan của Liên minh Kinh tế Á Âu (tên quen thuộc hơn là Liên minh Hải quan) đã không đem lại được lợi ích gì cho quốc gia của ông ta. Những khoản thu ngân sách từ chương trình Liên minh hải quan đã luôn bị trì hoãn do sự quan liêu của Nga, trong khi đó thương mại với Ukraina vì cuộc chiến tranh Ukraina-Nga trong ba năm qua, giảm hơn gấp ba lần. Theo các nhà phân tích, những người tham gia còn lại khác của tổ chức hiệp hội địa chính trị mà do Nga lập ra cũng nhận được rất ít việc trao đổi buôn bán cho phép Nga vào các thị trường của mình theo các điều khoản của điện Kremlin. Việc Ukraina bất thình lình từ chối tham gia vào Liên minh hải quan do Nga cầm đầu thì đúng nửa năm sau Nga đã quyết định gây ra cuộc chiến. Về điều mà khối liên minh này hiện nay đã biến thành cái gì thì cần phải biết về nó và những triển vọng của hiệp hội này là gì – trong tài liệu của báo RBC-Ukraina cho biết dưới đây:

Vấn đề kim ngạch và buôn bán ma túy
Một cách hợp pháp, Liên minh Hải quan (TS) giữa Nga, Kazakhstan và Belarus đã bắt đầu tồn tại từ 01 tháng một 2010. Đến năm 2015, gia nhập nhóm này có thêm Armenia và Kyrgyzstan. Với sự hợp tác trong khuôn khổ của LMHQ về mặt lý thuyết, với các tài liệu và những lời hứa của Liên bang Nga trong xuất khẩu hàng hóa thì thuế GTGT xuất khẩu hàng hóa lẫn nhau không nên áp dụng (thuế bằng 0), và các hàng hóa của tất cả các nước tham gia hoàn toàn không có bất kỳ rào cản nào trên thị trường của các quốc gia trong khối Liên minh. Nhưng trái với những lời hứa hảo của LB Nga, việc thành lập Liên minh Hải quan đã không được hưởng lợi từ việc đơn giản hoá kim ngạch thương mại. Ở Nga, về điều này người ta giải thích cho biết rằng là do khả năng cạnh tranh thấp của các sản phẩm thuộc các nước đối tác, cũng như một lượng nhỏ hàng hóa mà các nước khác có thể cung cấp cho nhau và cho Nga, trước hết là để bán. Các đối tác của Nga trong LMHQ kêu ca về sự chèn ép của các công ty Nga đối với các công ty của các nước kia sau khi các nước này gia nhập khối như Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Trong phần bình luận của báo RBC-Ukraina, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Vladimir Ogryzko đã gọi Liên minh Hải quan là dự án chết non, dự án mà phải dựa hoàn toàn vào sự sợ hãi của những người tham gia còn lại trước nước Nga của Putin. ” Có thể mạnh dạn để nói rằng Liên minh Hải quan đã được thổi phồng như một quả bóng. Chủ yếu là bởi vì Nga đã không thể nào lôi kéo được Ukraina tham gia vào đó. Tuy nhiên, thậm chí nó còn chưa được” thổi phồng ” bởi vì để mà liên minh bình đẳng lẫn nhau sẽ không bao giờ có và không làm việc. Ngay từ chính ban đầu, Moscow đã có mục đích bắt những nước gọi là đồng minh phải lệ thuộc kinh tế vào Nga”, – Ogryzko cho biết. Theo cựu Bộ trưởng, chỉ có sợ hãi mới nắm giữ thậm chí ngay cả trong hình thức và bất lợi cho mình để tham gia vào LMHQ bởi các quốc gia đối tác của Nga. “Người ta chỉ có thể tưởng tượng những gì điện Kremlin sẽ là phản ứng nếu Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan, hoặc thậm chí Armenia tuyên bố rút. Tất cả đã thấy cái gì đã xảy ra đấy khi mà Ukraina vừa công bố ý định của mình muốn có tự do thương mại với Liên minh châu Âu”, – ông nói thêm. Theo nhóm phân tích “Da Vinci AG” tự do hoá qua lại biên giới bên trong Liên minh Hải quan dẫn đến sự gia tăng buôn bán ma túy từ Trung Á. Đặc biệt, “hành lang xanh” là thuốc phiện và heroin từ Afghanistan, cũng như cần sa từ Kazakhstan. Vấn đề trở nên khốc liệt sau khi có sự gia nhập của Kyrgyzstan vào Liên minh Hải quan trong năm 2015. Theo các nhà phân tích, sự ra đời của Liên minh Hải quan cũng gây ra sự phát triển di cư lao động bất hợp pháp trên lục địa Á-Âu. Trong đó nhất thiết sẽ có sự trỗi dậy của việc căng thẳng sắc tộc và mâu thuẫn giữa người dân bản địa và những người di cư bất hợp pháp.

Những điều kiện bất bình đẳng
Bây giờ hàng hóa chịu thuế VAT từ Belarus hoặc Kazakhstan sang Nga và thuế tiêu thụ đặc biệt từ các cơ quan thuế của Nga. Nga cũng nhận được tỷ lệ phần trăm lớn nhất của các khoản thuế hải quan nhập khẩu – đấy là hơn 85% một chút. Để so sánh: Kazakhstan – hơn 7% một chút, Belarus – 4%, Kyrgyzstan – gần 2%, Armenia – khoảng 1%. Hơn nữa, vào đầu năm 2017, Nga đã ngừng cho thông qua hàng hóa của bốn quốc gia thành viên tham gia LMHQ, nếu các hàng hóa không được giấy chứng nhận của Nga. Vào năm 2017,sau bảy năm được thành lập LMHQ Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã công khai tuyên bố rằng nước ông đã tham gia và kỳ vọng quyền bình đẳng trong Liên minh. “Hãy nhìn xem, họ đã lấy đi của chúng tôi 15 tỷ $ và sau đó đã cho chúng tôi số tiền của chính chúng tôi, hay đúng hơn, chỉ có một phần ba trong số họ đã lấy đi – Lãi suất cao hơn so với đề nghị của IMF ba lần. Đó là chuyện bình thường ư?” – Tổng thống Lukashenko phẫn nộ. Tiếp theo – là những khó khăn chính do đã tham gia vào LMHQ đối với từng quốc gia đối tác riêng biệt của Nga.

Belarus
Một trong những ngành bị ảnh hưởng ở Belarus – là thị trường xe hơi. Thị trường đó trong LMHQ đang đóng vai trò của chuỗi tiêu thụ thuộc các đại lý ô tô của Nga. Trong đó, tất nhiên, người ta đang thiết lập quy tắc riêng của mình về dòng sản phẩm, giá cả và điều tiết dịch vụ. Vì vậy, nhiều người trên thị trường Belarus đã trở thành đại lý của Nga. Điều này đã dẫn đến sự giảm sút, và khả năng sinh lời, cũng như vốn của doanh nghiệp. Trong những năm 2014-2015, Belarus đã bắt đầu ồ ạt nhập khẩu xe từ Nga, nơi đã để lại các loại thuế. Belarus bị tổn thất từ việc tham gia Liên minh Hải quan nhiều hơn bất kỳ các quốc gia khác, nói trong phần cho ý kiến của báo RBC-Ukraina là cựu Đại sứ Ukraina ở Belarus Roman Bessmertny. ” Hiện tại Belarus đang phải gặp tình huống thảm khốc với việc thu ngân sách. Ba năm trở lại đây hợp tác các chương trình chung với Nga – Đó là dạng như công ty buôn bán các xe cũ hoặc biên giới quốc gia nói chung – là giảm thiểu nguồn thu cho ngân sách nhà nước của Belarus. Các quỹ Á-Âu xem Nga không phải cho Lukashenka tiền. mà là lệ phí và các khoản thu từ các chương trình Liên minh Hải quan bị trì hoãn bởi khoảng ba tháng vì sự quan liêu của Nga, “- cựu đại sứ cho biết

Kazakhstan
Phương tiện truyền thông của các nước hậu Xô Viết, đã có nhiều văn bản nói về cách thức tác động đối với Kazakhstan khi gia nhập Liên minh Hải quan vào năm 2010. Người ta nói đầu tiên là hành vi vi phạm trên thị trường Nga của nhà sản xuất rượu Kazakhstan, các sản phẩm bánh kẹo và tái xuất khẩu ô tô của Trung Quốc. Những lợi ích của Kazakhstan không được đưa vào tài khoản trong việc hình thành các cơ quan siêu quốc gia. Ví dụ, không ai trong số các trung tâm hội nhập không được nằm ở thủ đô của Kazakhstan. Nhiều nhà kinh tế nói rằng thị trường Kazakhstan đang trở thành cởi mở hơn với Nga. Không có quá trình ngược lại. Cũng từ tháng 1 năm 2016 hàng hóa nhập khẩu vào Kazakhstan được phân phối thành hai loại: 1. Những loại chỉ được nhập khẩu vào Kazakhstan; 2. Những loại được nhập khẩu vào lãnh thổ của LMHQ. Và nếu hàng hoá được nhập khẩu và khai báo để tiêu thụ tại Kazakhstan, thì chúng không có thể bán lại trên lãnh thổ của nước khác trong khối Liên minh Hải quan, thậm chí trả thêm tiền thuế.

Kyrgyzstan
Kyrgyzstan, cũng như Kazakhstan, cũng buộc phải giảm cung cấp hàng hoá Trung Quốc sang Nga. Vào cuối năm 2015 – đó là năm đầu tiên sau khi gia nhập đã tuyên bố rằng không có thuế quan thống nhất cho vận tải đường sắt. Vấn đề vẫn còn mở về sự tháo gỡ kiểm soát thú y từ phía Kazakhstan. Kim ngạch thương mại của Kyrgyzstan với LMHQ giảm hơn 24,5% trong năm đầu tiên gia nhập. Xu hướng đã được tiếp tục trong năm ngoái. Trong 10 tháng – đó là 18,6%. Nợ nước ngoài của quốc gia đã vụt lên. Tính đến cuối năm 2016 đã lên tới hơn 4 tỷ USD.

Armenia
Tại Armenia, số liệu thống kê chính thức cũng đã ghi nhận sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế sau khi gia nhập Liên minh Hải quan. Ví dụ, trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP ở đất nước này là 3,4% vào năm 2015 – khoảng 2,5%, năm 2016 chỉ còn có 0,5%. Theo kết quả năm 2015 đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực thực sự của nền kinh tế Armenia đã giảm mạnh. Chỉ vào năm 2016 chúng đã giảm hơn 70%. Các chuyên gia cũng đã khẳng định về các nghĩa vụ trước Nga là hạn chế việc vận chuyển khí đốt của Iran tới Georgia.

Con đường chẳng tới đâu cả
Những vấn đề trong Liên minh Hải quan đã tồi tệ hẵn với sự khởi đầu xâm lăng của Putin, khi Nga phải bảo vệ thị trường của mình từ những lệnh trừng phạt hàng hóa. Đối với điều này cần thiết phải thiết lập rào cản nhân tạo đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu Âu Á. Mặc dù các nhà kinh tế cho rằng những rào cản không được nêu rõ trong Bộ luật Hải quan và Hiệp ước thành lập Liên minh Hải quan. Một ví dụ là việc vào năm 2016 hàng hóa từ Kazakhstan bị Nga hai lần kiểm tra. Tất cả các hàng hóa tại biên giới với Nga đã được chuyển sang các xe ô tô của Nga. Điều này, tất nhiên, làm tăng chi phí sản xuất. Về sự vắng triển vọng trong tương lai của Liên minh Hải quan thì cựu Phó thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Stepan Gavrish cho biết. “Liên minh Hải quan là nhân tạo, bởi vì nó được xây dựng hoàn toàn trên nền chính trị, chứ không phải là trên nền kinh tế. Ở Kazakhstan, đã có lúc nào đó người ta đã tính đến chuyện trưng cầu dân ý để rút khỏi Liên minh. Cho nên nỗ lực của Putin muốn thành lập dự án phát triển nền văn minh toàn cầu của Nga là tham vọng và đồng thời là không tưởng. Nước Nga, nhẹ nhàng mà nói không phải người lập ra các xu hướng trong sự phát triển của thế giới hiện đại. Mà trong tương lai gần, bằng cách này hay cách khác Nga sẽ tìm kiếm một chính sách tham gia hoặc sáp nhập với châu Âu, nếu không nó sẽ liên kết mình với Trung Quốc”, -. Gavrish cho biết.

Nguyễn Vinh (theo daily.rbc)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề