Tân Hoa xã dẫn lời các chuyên gia nói về tính chiến lược của các căn cứ này. Trong đó, Antonio Bautista trên đảo Palawan chỉ cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam 160km và có đường băng sân bay dài 2,7km.
Tàu đổ bộ của Mỹ trong một lần tập trận ở Biển Đông, ngoài khơi tỉnh Zambanles của Philippines năm 2015 – Ảnh: Reuters
Sau khi Philippines cho phép Mỹ triển khai lực lượng tại năm căn cứ, Bắc Kinh đã thể hiện sự bực tức dữ dội do e ngại vị trí chiến lược của các căn cứ trên..
Tân Hoa xã cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 22-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bóng gió cảnh báo: “Sự hợp tác của Mỹ và Philippines không nên nhằm vào các bên thứ ba”. Bà Hoa còn tỏ ý lo lắng rằng hợp tác Mỹ – Philippines không nên làm ảnh hưởng đến… hòa bình và ổn định khu vực cũng như lợi ích an ninh của các nước khác.
“Trung Quốc triển khai quân sự ở Biển Đông là phản tác dụng
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tuyên bố hôm 23-3 và đây là một tuyên bố mạnh mẽ hiếm hoi của Úc đối với đối tác thương mại lớn nhất của họ
Bất lợi cho Bắc Kinh
Tân Hoa xã cũng dẫn lời các chuyên gia chỉ ra tính chiến lược của các căn cứ này. Trong đó, căn cứ Antonio Bautista trên đảo Palawan chỉ nằm cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam 160km và có đường băng sân bay dân dụng dài khoảng 2,7km.
Các chuyên gia nói rằng căn cứ này tăng lợi thế chiến lược cho quân đội Mỹ đồn trú tại đây để Washington có thể khẳng định ảnh hưởng tại khu vực quanh các đảo ở biển Đông.
Chuyên gia Ma Yao từ trường ĐH nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nhận định: “Quân đội Mỹ có thể sử dụng đường băng, đồn chỉ huy và trung tâm tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân Antonio Bautista phục vụ cho việc cất, hạ cánh của các máy bay ném bom chiến lược, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay chở dầu và máy bay chiến đấu của Washington để tăng cường ưu thế trên không và trên biển ở Biển Đông”.
Giáo sư Han Xudong thuộc trường ĐH quốc phòng Trung Quốc thì lo lắng với việc đóng quân tại căn cứ này, quân đội Mỹ có thể nhanh chóng phản ứng trước bất kỳ tình huống khẩn cấp nào trong khu vực, cũng để “huấn luyện quân đội Philippines phục vụ lợi ích của Mỹ tốt hơn”.
“Động thái này cho thấy Mỹ đang củng cố chiến lược tái cân bằng ở châu Á – Thái Bình Dương” –
ông Han nhận định.
Chuyên gia Ma cũng tỏ ra lo ngại về việc Mỹ thắt chặt liên minh với Philippines. Ông Ma cho rằng việc thắt chặt liên minh này là nhằm vào Trung Quốc.
Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng hợp tác quốc phòng giữa Manila và Washington được thắt chặt là vì “tình hình hiện tại trên biển Đông”, trong khi phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Amy Searight nói rằng Philippines là đồng minh quan trọng của Mỹ và mối quan hệ với Manila chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.
Dùng đòn tố ngư dân Philippines
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22-3 cho biết ngư dân Philippines đã ném bom xăng về phía tàu của lực lượng hành pháp Bắc Kinh trên biển Đông sau khi truyền thông Philippines đưa tin ngược lại rằng ngư dân của họ hứng chai lọ từ tàu Trung Quốc.
Theo Reuters, vụ đụng độ xảy ra ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm từ tay Philippines năm 2012. Các bản tin cho biết tàu tuần duyên Trung Quốc đã ném chai lọ vào các ngư dân Philippines khiến ngư dân nước này đáp trả lại bằng cách ném đá.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa Xuân Oánh vẫn khăng khăng bãi cạn Scarborough là của Trung Quốc và ngư dân Philippines đánh bắt cá trái phép ở đó, cáo buộc những người này ném bom xăng về phía tàu tuần tra Trung Quốc.
Hiện Bộ Ngoại giao Philippines từ chối bình luận về vụ việc vì còn đợi báo cáo từ các cơ quan hữu quan. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết tàu tuần duyên Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn việc đánh cá tại khu vực bãi cạn này từ năm 2012.
Ông Urban bày tỏ quan ngại rằng những hành động như trên sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và phản tác dụng. Ông nói thêm rằng Mỹ với tư cách là đồng minh của Philippines muốn thấy tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp và cách phân xử của quốc tế.
THU ANH (tuoitre.vn)
Trả lời