Moscow và Chino, giai điệu Tango chết

 

Лилия Шевцова
Lilia Shvesova  chính trị gia nga, tiến sỹ lịch sử, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Brookings

Bài viết do báo Thời mới (NV) dịch và đăng tải

 

Liên minh của Nga và Trung Quốc mang đến mối đe dọa nghiêm trọng  đối  với Kremlin nhiều hơn là đối với phương Tây.

16 Tháng 7, 22:17
Nếu  nhìn vào bàn cờ toàn cầu ngày nay thì  mọi người đều bối rối. Hôm qua Nga còn  ve vãn với châu Âu; Hôm nay, Điện Kremlin đang cố gắng chứng minh cho cả thế giới (và dường như cả bản thân ) tình yêu của mình đối với Bắc Kinh. Xin lưu ý, trong tuần qua, ở  Nga đã diễn ra hai cuộc gặp thượng đỉnh:  BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải – cho thấy một tín hiệu rõ ràng , “Moscow xoay trục sang hướng đông”,  cũng như đang cố gắng   tạo ra một mô hình của văn minh, kiểu như văn minh  phương Tây. Cũng vẫn những chuyên gia như thế  (cả ở Nga và ở phương Tây), mà trước vẫn coi  Nga là một phần của ” châu Âu vĩ đại”, bây giờ với không ít nhiệt tình đang thêu dệt bài hát nước  Nga  sẽ thuộc “Châu Á vĩ đại”.

Vấn đề mà tôi muốn đề cập đến: vâng,  nhà nước thực sự thay đổi tiến trình chính trị và hòa nhập vào liên minh mới, dựa trên lợi ích của họ. Tuy nhiên, điện Kremlin và bộ máy tuyên truyền của nó chứng tỏ rằng sự xoay trục của Nga chuyển sang châu Á – là một cái gì đó nhiều hơn nữa, cụ thể là, một sự đổi bản sắc văn minh  Nga sang  ” bản sắc Á-Âu”. Trong thực tế, điều này có nghĩa là xóa bỏ những nét văn hóa đặc trưng châu Âu khỏi  ý thức hệ của xã hội Nga và hướng xã hội trở về trạng thái văn minh sắp được hình thành.

Tôi có cảm tưởng rằng tất cả định hướng của Nước Nga nhằm xoay trục sang phía Đông, và hy vọng  cùng  với Trung Quốc  trên một  sàn nhảy- hoặc là  ngây thơ hoặc là cố gắng  sai lệch. Không thể thoát khỏi cảm giác rằng đây là một trò chơi mô phỏng trong đó cả hai vũ công đều hiểu rõ  những gì họ làm trong thực tế. Nhưng các thành viên của “Trục lợi ích” mới (lợi ích của ai, tôi tự hỏi?) liệu có biết, điệu  Tango này dẫn họ đi đến đâu?

Các  đối tác mới đã hoạt động rất sôi nổi: việc ký kết hàng chục thỏa thuận; tình thân thiện hơi phóng đại  giữa Tập Cận Bình  và Putin trong ngày kỷ niệm thứ bảy mươi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (lãnh đạo phương Tây đã không đến Moscow); diễn tập quân sự chung ở phía đông Địa Trung Hải; hứa hẹn sẽ hợp tác  Liên minh Á-Âu với con đường tơ lụa mới của Trung Quốc và thậm chí là ký  thỏa thuận khí đốt khủng trị giá $ 400 tỷ. Điều này dường như để xác nhận thực tế việc tạo ra một Liên minh vĩ đại mới có khả năng thay đổi trật tự thế giới. Tuy nhiên nhiều khi bè ngoài chỉ để  che đậy được sự lừa dối bên trong.

Trung Quốc vẫn nhớ những nỗi uất ức địa chính trị từ xa xưa  do người Nga đã gây nên cho họ. Luận chứng  ban đầu cho  một liên minh mới –  nguyện vọng ngăn chặn Hoa Kỳ –  không có tính thuyết phục. Vâng, Việc Nga và Trung quốc  không thích  Mỹ thì ai cũng rõ. Nhưng tại sao phải đoàn kết  chống lại Hoa Kỳ vào chính thời điểm này, khi  mà người Mỹ đang ở thế thủ, khi họ đang là gánh nặng với một núi mâu thuẫn chưa được giải quyết, khi tổng thống Mỹ không quan tâm nhiều đến chính sách đối ngoại, chưa kể đến những tham vọng địa chính trị rộng lớn hơn?

Ngoài ra, Bắc Kinh dường như không muốn làm hỏng quan hệ với Hoa Kỳ và bị tước đoạt quyền truy cập vào các thị trường mà đang mang lại lợi ích thiết thực cho Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc sẵn sàng liên minh với Điện Kremlin  trong  thập tự chinh  chống Mỹ thì  lý do tại sao họ đã phải ký một thỏa thuận lâu dài về hợp tác quân sự với Hoa Kỳ? Trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải nhớ một điều: chống Mỹ có thể chỉ là một khẩu hiệu thuận tiện  che giấu cho hành động, mà mục tiêu trong  đó là khác nhau và không có gì liên quan đến Mỹ.

Tôi sẽ bảo lưu những câu hỏi tại sao Bắc Kinh đã quyết định tham gia vào trò chơi này, câu hỏi sẽ dành cho các  chuyên gia về Trung Quốc. Cho đến nay, có vẻ như Trung Quốc chỉ đơn giản là cho phép điện Kremlin được “chăm sóc, tán tỉnh” họ. Tôi quan tâm nhiều hơn đến  một câu hỏi khác: tại sao Moscow, với tư cách một đối tác tích cực lại  cần điệu nhảy  Tango này? Tất cả những cân nhắc chính trị, lịch sử và tâm lý cho thấy phải cảnh báo Nước Nga về  quan hệ với đối tác kỳ lạ, không vô tư, trung thực này. Đối tác mà có thể dễ dàng biến thành một cái thòng lọng quấn  quanh cổ của Moscow.  Trong danh sách những cái được (dương) và cái mất (âm) của Liên minh này thì rõ ràng phần âm  trong Liên minh hơn nhiều lần phần dương.

Chắc hẳn, người Trung Quốc vẫn nhớ những nỗi đau sai lầm địa chính trị cũ do  người Nga gây cho họ. Tại sao Trung Quốc phải mua hàng hóa của Nga, bắt nguồn từ khu vực Amur (ngoại Mãn Châu), đó là  khu vực đã được trao cho Nga trong thế kỷ XIX bởi một loạt các điều ước nhục nhã mà Nga bắt  Trung Quốc phải ký? Bạn có thực sự tin rằng người Trung Quốc sẵn sàng tha thứ tất cả? Henry Kissinger, lại nghĩ khác: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không bao giờ quên  các” hiệp ước bất bình đẳng “, ký kết trong một thế kỷ để tỉnh Viễn Đông của họ trở thành tài sản của nước Nga.”

Một thực tế có ý nghĩa cũng rất quan trọng là  Nga và Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển khác nhau. Nước Nga đang suy thoái, và chế độ Nga, dường như bắt đầu thối nát và đang đe dọa cả đất nước sẽ trượt sâu hơn vào hỗn loạn. Trung Quốc, trái lại, vẫn phát triển  (mặc dù  sự dao động về thị trường chứng khoán Trung Quốc trong vài tuần cuối  đã cho thấy  một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong hệ thống). Sự không đối xứng này làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga  rất không ổn định, khiến một đối tác mạnh mẽ dẽ dàng sử dụng và ép đối tác yếu hơn để có lợi về phần mình.

Nhưng nếu như sự sụp đổ tài chính gần đây -là  một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sắp tới sẽ bị  suy thoái kinh tế, thì sự sụp đổ của hai gã khổng lồ  có thể dẫn đến một cuộc chiến khủng khiếp giữa chúng để dành quyền tồn tại. Thêm vào thực tế này một luận chứng là  các quốc gia độc tài  không phong cách lịch sự và khoan dung trong các vấn đề về đạo đức. Vì vậy, tại sao Bắc Kinh  cần tỏ ra khôn khéo trong quan hệ với quốc gia  mà không có chút lương tâm, hối hận trong việc gây hấn  các nước láng giềng yếu hơn?

Như sự sáp nhập của Crimea và chiến tranh do Nước Nga châm ngòi chống phá  Ukraine đã minh chứng, Moscow đã chọn con đường coi thường luật pháp quốc tế và đấu tranh cho quyền có phạm vi ảnh hưởng. Các dự án  Trung Quốc để giành lại lãnh thổ ở Biển Đông và các cuộc xâm lược của các vùng lãnh hải của Việt Nam cho thấy rằng Bắc Kinh và Moscow đang học tập trên cùng một quyển  sách giáo khoa. Phải chăng không phải là không có lý do để cho rằng trong chiến lược của chủ nghĩa xét lại Trung Quốc sẽ không tính đến vùng Viễn Đông của Nga?

Nguyễn Hoàng Lân (theo nv.ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề