Mải chinh chiến ở Syria, Nga đang lơ là nguy hiểm ở trong nước?

Liệu có mối liên hệ nào giữa chiến dịch quân sự của Nga ở Syria và mối đe doạ khủng bố ở Bắc Caucasus đầy bất ổn?.

Nơi nguy hiểm nhất nước Nga bỗng dưng yên bình…

Nhiều năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Bắc Caucasus được cho là khu vực nguy hiểm và ẩn chứa nhiều vấn đề nhất của Nga.

Trong suốt một thời gian dài, khi nóĩ tới khu vực này, phần đông người Nga đều nghĩ ngay tới khủng bố, xung đột, người tị nạn và bất ổn. Bắc Caucasus được coi là một vùng đất đặc biệt, nằm ngoài tầm áp dụng của luật pháp Nga.

Thậm chí, ngay cả sau khi Nga bắt khu vực này phải tuân thủ luật pháp liên bang, thì họ cũng đã điều chỉnh rất nhiều theo cách riêng của mình.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi một vài năm trước đây. Đầu tiên, những cuộc nổi dậy có vũ trang trong khu vực đã giảm đi đáng kể.

Theo ước tính của Uỷ ban Chống Khủng bố Quốc gia Nga, năm 2015, số lượng các vụ phạm tội liên quan tới khủng bố ở Bắc Caucasus đã giảm 2,5 lần.

Số liệu từ nguồn tin trực tuyến Kavkaz Uzel cho thấy, trong năm 2015, số lượng các vụ tấn công khủng bố tại khu vực này đã giảm 33% so với năm 2014. Số người bị thương và thiệt mạng trong các vụ việc này cũng giảm một nữa.

Thứ hai, một lực lượng cực đoan tự xưng là Tiểu vương quốc Caucasus (Caucasus Emirate), được thành lập năm 2007, từng được coi là mối đe doạ chính đối với an ninh quốc gia Nga trong suốt nhiều năm gần như ngừng mọi hoạt động.

Caucasus Emirate là tổ chức khủng bố duy nhất lọt vào danh sách đen của Bộ Ngoại giao Mỹ, và hoạt động của chúng cũng bị coi là mối đe doạ tới an ninh Mỹ.

Caucasus Emirate và các nhánh nhỏ của chúng từng nhiều lần đe doạ Olympic Sochi 2014, gây mất ổn định miền Nam nước Nga và những khu vực khác.

Tuy nhiên, lần cuối cùng chúng lên tiếng nhận trách nhiệm cho hành động khủng bố của mình là vào tháng 12/2014. Tháng 4 năm ngoái, thủ lĩnh của chúng, Aliaskhab Kebekov đã bị tiêu diệt ở Dagestan.

Thêm vào đó, các nhân vật cấp cao tại Bắc Caucasus, bao gồm nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, đang tự coi mình là những người ủng hộ trung thành nhất với Kremlin và sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.


Những kẻ khủng bố bị bắt giữ tại Bắc Caucasus.

Những kẻ khủng bố bị bắt giữ tại Bắc Caucasus.

Dẹp IS ở Syria, Bắc Caucasus cũng không thôi bất ổn

Lần đầu tiên sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga tham gia vào các hoạt động quân sự bên ngoài không gian hậu Xô-Viết, khiến Moscow trở nên xa rời với những người bạn của mình, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.

Những quốc gia này, cùng với các nhóm vũ trang được họ hậu thuẫn, đang dùng cuộc chiến thông tin để khắc hoạ Nga như là một đồng minh của Iran, kẻ thù của người Sunni và thậm chí là kẻ thù của toàn bộ thế giới Hồi giáo.

Những định kiến đó, thật không may, lại trùng với hình ảnh mà Nga bị khắc hoạ khi nước này can thiệp vào nội chiến Tajikstan, hai chiến dịch chống ly khai ở Chechnya và “bình định” Bắc Caucasus.

Tình hình trở nên phức tạp hơn khi rất nhiều người dân từ Bắc Caucasus và các khu vực lân cận tham gia vào cuộc xung đột ở Syria – hoặc gia nhập IS, hoặc gia nhập các tổ chức thánh chiến khác.

Ví dụ, kể từ tháng 11/2014, một vài nhóm cực đoan ở Bắc Caucasus đã thề trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Ngay trước thềm Năm mới 2016, những kẻ khủng bố đã tấn công một nhóm du khách tới thăm khu di tích lịch sử Naryn-kala ở Derbent (nam Dagestan). Một lính biên phòng Nga đã bị giết. IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ tấn công này.

Giữa tháng 2/2015, những kẻ theo IS đã xác nhận đứng sau vụ tấn công nhằm vào một đồn cảnh sát ở làng Dzhemikent.

Hồi tuần trước, những tay súng thuộc lực lượng khủng bố Vilayat Kavkaz đã lên tiếng thề trung thành với IS, đồng thời đăng tải đoạn video đe doạ tấn công khủng bố Nga.

Khi can thiệp quân sự vào Syria, Moscow đã tuyên bố họ muốn tiêu diệt những kẻ thánh chiến cực đoan người Nga ở nước ngoài hơn là để chúng quay lại “làm loạn” Nga.

Tuy nhiên, theo chuyên gia người Nga Sergey Markedonov, nói những bất ổn mới ở Bắc Caucasus là một nguyên nhân khiến Moscow tích cực can thiệp vào cuộc đối đầu ở Trung Đông không sai, nhưng lại “quá đơn giản”.

Ông này chỉ ra, những kẻ nổi dậy ở Bắc Caucasus không nhận được sự ủng hộ về cả chính trị và xã hội trong khu vực, đồng thời phải chịu sức ép từ phía chính quyền và luật pháp.

Vì vậy, các tay súng đã chuyển hướng tập trung của mình sang phối hợp với các thực tế khủng bố quốc tế nổi tiếng và tham gia những nhóm khủng bố “có tiếng tăm” trên truyền thông.

“Việc đặt các mối đe doạ tiềm tàng trong khu vực này “ngang hàng” với mưu đồ của một số kẻ thù từ bên ngoài là đang làm đơn giản hoá vấn đề – một sai lầm lớn.

Đừng quên rằng Hồi giáo cực đoan đã hành động ở Bắc Caucasus trước khi IS bắt đầu các cuộc tấn công khủng bố của mình ở Iraq và tìm đường tới cuộc xung đột ở Syria”.


Nhiều tay súng cực đoan ở Bắc Caucasus đã sang Syria đầu quân cho IS

Nhiều tay súng cực đoan ở Bắc Caucasus đã sang Syria “đầu quân” cho IS

Ông Markedonov chỉ ra, gốc rễ của tình hình hiện nay tại Bắc Caucasus sâu xa hơn, từ vấn đề nội bộ mang tính hệ thống, chứ không chỉ là “hưởng ứng” chiến dịch chính trị cực đoan, và việc tiêu diệt IS ở Syria không có nghĩa Bắc Caucasus sẽ yên ổn.

Mặc dù tình hình ở Bắc Caucasus đang khá yên bình, song một số nhà quan sát đã thấy sự hình thành của một vài lực lượng khủng bố địa phương.

Tình hình ở Bắc Caucasus không thể bị xem nhẹ, do sự khác biệt lớn giữa môi trường chính trị trong khu vực này và phần còn lại ở nước Nga – vốn không có mạng lưới khủng bố và những xung đột sắc tộc tiềm ẩn ít hơn rất nhiều.

Ông Markedonov cảnh báo, những thành công của chiến dịch chống cực đoan do cảnh sát và đặc nhiệm Nga tiến hành, sẽ không kéo dài mãi. “Chỉ tiêu diệt chúng không thôi thì không thể tạo ra một bước đột phá chiến lược”.

Nguồn Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề