Hành trình chinh phục vũ trụ của người Việt thứ 2 bay vào không gian

Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh), nhà vật lý thiên văn, là người tham gia vào chuyến bay STS-50 của NASA. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992. Ông ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút.

Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang.

Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này.

Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972.

Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh.

Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA.

Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.

Hiện tại, ông đang làm Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô Washington D.C., Mỹ.

Hành trình bay vào vũ trụ của Eugene Trịnh

Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang.

Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh), nhà vật lý thiên văn, là người tham gia vào chuyến bay STS-50 của NASA. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992. Ông ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa “Trái đất thứ hai” với Địa cầu Phát hiện cá sấu khổng lồ từng thống trị Trái đất trước khủng long Siêu cá mập Megalodon – Sát thủ hung tợn nhất lịch sử Trái đất Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh), nhà vật lý thiên văn, là người tham gia vào chuyến bay STS-50 của NASA. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992. Ông ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Phi hành gia Trịnh Hữu Châu. Ảnh: Wikipedia Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này. Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972. Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh. Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA. Hiện tại, ông đang làm Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô Washington D.C., Mỹ. Hành trình bay vào vũ trụ của Eugene Trịnh Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang. Trịnh Hữu Châu thứ 2 từ trái sang cùng phi hành đoàn tàu Columbia STS - 50 Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian. Ông ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi là ông đã nhìn thấy gì khi ở trên quỹ đạo, Trịnh Hữu Châu đã trả lời rằng: "Đó là Việt Nam! Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao!". "Tôi nhớ là chúng tôi đã bay vòng quanh thế giới, mất khoảng một tiếng rưỡi, bay nhiều lần ngang vùng Đông nam Á. Và tuy phần lớn đều gặp nhiều mây che phủ, song tôi nhớ đã ba lần chúng tôi bay bên trên Việt Nam, Campuchia và những nước khác trong vùng, nhìn xuống thấy rất rõ ràng. Những lúc ấy làm tôi nghĩ đến liên hệ của mình, đến đất nước quê hương, nơi mình đã xuất thân từ đó. Tôi không phải là người nặng về tình cảm, song luôn luôn có một cái gì, nhất là khi đang bay bên trên, làm ta nhớ đến nguồn gốc của mình." Như vậy, Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, đồng thời là người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi anh hùng Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980). Ngoài việc đảm trách vai trò là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại tổng hành dinh của NASA, Trinh Hữu Châu còn là giáo sư trợ giảng ngành cơ học tại Đại học Nam California ở Los Angeles. Hoạt động nghiên cứu của anh mở rộng trên các lĩnh vực vật lý truyền âm, động lực chất lỏng, vật liệu học, hệ thống chân không. Từ năm 1972 đến 1979, anh đã thực nghiệm và khảo cứu vật lý về chất Plasma”, nhiệt động học và vật lý âm hưởng học. Anh đã thu thập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về những hệ thống chân không, sự thoát những chất khí và dụng cụ đo quang phổ, sự chuyển động của âm thanh tại những tần số cao độ, chuyển động của âm thanh và sự tác động qua lại của âm thanh với những chất liệu thuộc sinh vật học và tế bào sống. Nghiên cứu vật lý truyền âm, áp suất truyền bức xạ đã được ứng dụng vào các đề tài điều tra bề mặt trái đất và sự biến đổi thuộc tính của chất lỏng trong điều kiện không trọng lực. Kỹ thuật tần số thấp cũng được anh giới thiệu và ứng dụng cho các chức năng liên kết thu thập dữ liệu quang học trong các thí nghiệm rơi ở trọng lực thấp. Anh là người phát minh ra thiết bị xác định vị trí của các giọt nhỏ trong gas và bong bóng ở trong chất lỏng được thiết kế và vận hành trong điều kiện thiếu trọng lực và các công cụ đo lường vi trọng lực đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA. Phát triển công nghệ sóng âm trong điều kiện nhiệt độ cao, anh tiến hành các phép đo cường độ âm thanh, phân tích các dữ liệu hình ảnh tự động hóa thu được trong không gian. Hầu hết nghiên cứu của anh đều ứng dụng vào phát triển những kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho phòng thí nghiệm và trạm không gian. Tính đến nay, Trịnh Hữu Châu đã có 40 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu: Tạp chí Cơ học chất lỏng, Tạp chí Sóng âm học, Tạp chí Nghiên cứu khoa học ứng dụng, Tạp chí Truyền dẫn nhiệt, Tạp chí Vật lý chất lỏng, Tạp chí Vật lý châu Âu ứng dụng... Anh còn là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Cơ học Mỹ, Hội Vật lý Mỹ, Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ, Hiệp hội Khám phá không gian. Anh được mời tham dự hàng chục cuộc hội thảo và giảng dạy tại các trường đại học, trung học trên toàn nước Mỹ. Với những đóng góp cho lịch sử chinh phục vũ trụ, NASA đã trao tặng Trịnh Hữu Châu Huy chương Phi hành gia, Huy chương Thành tựu khoa học đặc biệt, và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp (Taylor Wang, D. Ellerman và A. Croonquist). Từ năm 1985 cho tới nay, anh đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA.

Trịnh Hữu Châu thứ 2 từ trái sang cùng phi hành đoàn tàu Columbia STS – 50

3

Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi.

Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian. Ông ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút.

Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi là ông đã nhìn thấy gì khi ở trên quỹ đạo, Trịnh Hữu Châu đã trả lời rằng: “Đó là Việt Nam! Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao!”.

“Tôi nhớ là chúng tôi đã bay vòng quanh thế giới, mất khoảng một tiếng rưỡi, bay nhiều lần ngang vùng Đông nam Á.

Và tuy phần lớn đều gặp nhiều mây che phủ, song tôi nhớ đã ba lần chúng tôi bay bên trên Việt Nam, Campuchia và những nước khác trong vùng, nhìn xuống thấy rất rõ ràng.

Những lúc ấy làm tôi nghĩ đến liên hệ của mình, đến đất nước quê hương, nơi mình đã xuất thân từ đó. Tôi không phải là người nặng về tình cảm, song luôn luôn có một cái gì, nhất là khi đang bay bên trên, làm ta nhớ đến nguồn gốc của mình.”

Như vậy, Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, đồng thời là người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi anh hùng Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980).

Ngoài việc đảm trách vai trò là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại tổng hành dinh của NASA, Trinh Hữu Châu còn là giáo sư trợ giảng ngành cơ học tại Đại học Nam California ở Los Angeles.

Hoạt động nghiên cứu của anh mở rộng trên các lĩnh vực vật lý truyền âm, động lực chất lỏng, vật liệu học, hệ thống chân không. Từ năm 1972 đến 1979, anh đã thực nghiệm và khảo cứu vật lý về chất Plasma”, nhiệt động học và vật lý âm hưởng học.

Anh đã thu thập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về những hệ thống chân không, sự thoát những chất khí và dụng cụ đo quang phổ, sự chuyển động của âm thanh tại những tần số cao độ, chuyển động của âm thanh và sự tác động qua lại của âm thanh với những chất liệu thuộc sinh vật học và tế bào sống.

Nghiên cứu vật lý truyền âm, áp suất truyền bức xạ đã được ứng dụng vào các đề tài điều tra bề mặt trái đất và sự biến đổi thuộc tính của chất lỏng trong điều kiện không trọng lực.

Kỹ thuật tần số thấp cũng được anh giới thiệu và ứng dụng cho các chức năng liên kết thu thập dữ liệu quang học trong các thí nghiệm rơi ở trọng lực thấp.

Anh là người phát minh ra thiết bị xác định vị trí của các giọt nhỏ trong gas và bong bóng ở trong chất lỏng được thiết kế và vận hành trong điều kiện thiếu trọng lực và các công cụ đo lường vi trọng lực đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA.

Phát triển công nghệ sóng âm trong điều kiện nhiệt độ cao, anh tiến hành các phép đo cường độ âm thanh, phân tích các dữ liệu hình ảnh tự động hóa thu được trong không gian.

Hầu hết nghiên cứu của anh đều ứng dụng vào phát triển những kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho phòng thí nghiệm và trạm không gian.

Tính đến nay, Trịnh Hữu Châu đã có 40 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu: Tạp chí Cơ học chất lỏng, Tạp chí Sóng âm học, Tạp chí Nghiên cứu khoa học ứng dụng, Tạp chí Truyền dẫn nhiệt, Tạp chí Vật lý chất lỏng, Tạp chí Vật lý châu Âu ứng dụng…

Anh còn là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Cơ học Mỹ, Hội Vật lý Mỹ, Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ, Hiệp hội Khám phá không gian. Anh được mời tham dự hàng chục cuộc hội thảo và giảng dạy tại các trường đại học, trung học trên toàn nước Mỹ.

Với những đóng góp cho lịch sử chinh phục vũ trụ, NASA đã trao tặng Trịnh Hữu Châu Huy chương Phi hành gia, Huy chương Thành tựu khoa học đặc biệt, và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp (Taylor Wang, D. Ellerman và A. Croonquist).

Từ năm 1985 cho tới nay, anh đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA.

Lan Hương (Theo SohaNews)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề