Dấu ấn Việt Nam hiện đại ở vùng ngoại ô Matxcơva

Sắp tới đây trên vùng đất ngoại ô Matxcơva sẽ xuất hiện trang trại chăn nuôi bò và chế xuất sữa do các doanh nhân Việt Nam thành lập.

Thỏa thuận tương ứng đã được ký kết trong chuyến thăm của Thống đốc vùng Matxcơva Andrei Vorobyov đến Việt Nam. Trở về Nga, ông Thống đốc đã trả lời phỏng vấn của đài “Sputnik”, kể lại kết quả và ấn tượng của chuyến thăm Việt Nam.

“Chuyến đi rất hữu ích và hiệu quả. Phần lớn bởi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng mà lại ở cấp cao nhất. Chúng tôi đã tiến hành hội đàm với ban lãnh đạo chính trị của Việt Nam, với đại diện cộng đồng doanh nghiệp của nước bạn. Đối với chúng tôi, điều rất quan trọng là phía đối tác Việt Nam coi vùng Matxcơva như điểm đến đầu tư lợi nhuận và đầy triển vọng. Hiện nay, chúng tôi liên tục khuyến nghị những nhà quản lý các cấp tham gia tối đa vào khâu thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp mới một cách cụ thể. Quan tâm của các doanh nhân Việt Nam cho thấy rằng công tác của chúng tôi theo hướng này bắt đầu cho hiệu suất tốt đẹp. Kết quả chính thực tế của chuyến thăm là ký kết thỏa thuận với tập đoàn «TH MILK TRUE». Văn kiện dự trù tạo lập ở ngoại ô Matxcơva một cơ sở sản xuất sữa công suất lớn có sử dụng công nghệ cao. Khối lượng đầu tư là 500 triệu dollars. Năm tới sẽ bắt đầu xây dựng khu trang trại với tổng số khoảng 45.000 đầu gia súc. Đây là chỉ số gia tăng nghiêm túc, nếu tính đến thực tế là hiện nay ở chỗ chúng tôi trong toàn vùng có 103.600 con. Tập đoàn dự kiến đến năm 2018 vươn lên trình độ chế xuất 150.000 tấn sữa mỗi năm. Hôm nay vùng ngoại ô của chúng ta đang duy trì sản lượng 640.000 tấn. Việc tạo lập cơ sở sản xuất mạnh mẽ như vậy sẽ cho phép thực hiện bước đi tiến gần hơn đến mục tiêu chung là cung cấp một triệu tấn sữa mỗi năm vào năm 2020. Cũng sẽ thiết lập tổ hợp chế biến. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra khoảng 1.000 chỗ làm việc làm cho cư dân địa phương. Để thực hiện lộ trình thỏa thuận, chúng tôi đã đề xuất cung cấp cho nhà đầu tư hai khu đất với tổng diện tích chung là 25.000 hec-ta ở phía bắc và phía đông-nam của khu vực. Ngay sau khi đối tác Việt Nam lựa chọn xong thì sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục.

Chúng tôi cũng đang đàm phán thành lập công viên công nghiệp nhẹ Nga-Việt. Đây là dự án đầu tiên được vạch kế hoạch thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định giữa chính quyền vùng Matxcơva và UBND thành phố Hồ Chí Minh về hợp tác thương mại-kinh tế, khoa học-kỹ thuật và văn hóa, ký ngày 10 tháng Năm 2015. Ở đây nói về tổ hợp trên diện tích 100-150 hec-ta cách Matxcơva 50 km. Đây là dự án liên doanh, trong đó có phần tham gia của các nhà đầu tư Việt Nam và công ty Nga “Công viên công nghiệp nhẹ”. Khoản đầu tư được chia thành từng nấc tăng dần: giai đoạn đầu tiên — 50 triệu dollars, giai đoạn thứ hai — 200 triệu dollars, thứ ba — 500 triệu dollars. Dự án cho phép tạo ra hơn 10.000 chỗ làm việc mới. Trong quá trình chuyến đi vừa qua, chúng tôi đã thỏa thuận về việc bắt đầu vạch “bản đồ lộ trình” của dự án.

Ngoài ra, chúng tôi đã thảo luận về hàng loạt sáng kiến khác nhau. Thí dụ, về sự tham gia của các đối tác Việt Nam trong những dự án phủ xanh mặt đất — tạo các khu trồng trọt trong nhà kính. Hiện còn sớm để công bố về tất cả các đề xuất cụ thể, bởi thị trường đầu tư luôn là môi trường cạnh tranh. Điều chính yếu nhất là chúng tôi và các bạn Việt Nam đều có chung quyết tâm xây đắp và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài và đa dạng.

Việt Nam là đất nước rất thú vị, độc đáo đậm bản sắc riêng. Ở đó nhận thấy rõ thái độ rất tốt đẹp dành cho đất nước và nhân dân Nga. Điều này thể hiện cả ở cấp ban lãnh đạo chính trị cũng như trong đời sống thường nhật của người dân nước bạn. Về tổ chức làm việc với giới doanh nghiệp, thì ở Việt Nam có những khu công nghiệp phát triển mạnh và các địa bàn với qui chế đặc biệt. Thí dụ, Khu chế xuất Tân Thuận. Trên diện tích 300 hec-ta triển khai hoạt động của gần 160 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước khác. Họ được dành thời gian ân hạn thuế 15 năm. Ngoài ra Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cũng rất đáng chú ý. Công viên này bố trí trên diện tích khoảng 1.000 hec-ta, trong đó mỗi hec-ta sẽ tạo ra một số lượng xuất khẩu bằng 30 triệu dollars. Nhất định chúng tôi sẽ phân tích kinh nghiệm này và xem làm thế nào áp dụng vào điều kiện của vùng. Chẳng hạn, với cách khai thác phát huy tiềm năng của các thị trấn khoa học ở khu vực ngoại ô Matxcơva.

Lan Hương (Theo Sputniknews)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề