Bằng gì và chẳng để làm gì

Nga không có những cách kinh tế hiệu quả để tiến hành cuộc trừng phạt tiếp theo với phương Tây, chủ yếu là với Mỹ. Còn ảnh hưởng chính trị của các biện pháp trừng phạt trả đũa như thế không đến nỗi mà đ họ phải hy sinh một cách đau đớn. Tuy nhiên, việc tự nguyện từ chối các biện pháp trừng phạt mới từ phía Moscow sẽ không chỉ trở thành một cử chỉ thông thường, mà còn có thể được đưa ra làm bằng chứng cho thấy chính quyền Nga tỉnh táo(linh hoạt, đầy đủ) hơn các cơ quan của Mỹ.

Liên bang Nga đang bắt đầu đưa ra sự đáp trả liên quan đến việc Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Điều này được nêu trong bình luận của Thứ trưởng ngoại giao Sergei Ryabkov, được đăng trên trang web của cơ quan ngoại giao Nga. Lần này, phản ứng như thế Moskova đã được gây ra bởi việc mở rộng danh sách các lệnh trừng phạt lên CHDCND Triều Tiên, bao gồm trong đó có bốn người Nga mà tên tuổi của họ không được biết đến rộng rãi ở nước ta.

Sergei Ryabkov nói rằng Washington lại “bước trên chiếc cào cũ kia“. Rằng là Hoa Kỳ vẫn lại tiếp tục “xu hướng” do chính quyền Barack Obama thiết lập cho sự sụp đổ liên tục từng bước các quan hệ song phương.

Đồng thời, theo Ryabkov, Moscow đã luôn luôn hành động và sẽ ủng hộ giải quyết những khác biệt hiện thông qua đối thoại. Trong đó, thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga đã bày tỏ hy vọng rằng tiếng nói của trí tuệ sẽ chiếm ưu thế (ý là phía Mỹ) và rằng các đồng nghiệp Mỹ cuối cùng cũng sẽ nhận ra sự vô ích và tàn ác của việc kéo dài thêm “vòng xoáy phạt”. Nhưng cho đến nay, Ryabkov nói là Nga đang bắt đầu nghiên cứu các biện pháp ứng phó không thể tránh được trong tình huống này.

Đây là nơi mà các vấn đề với logic cơ bản đang được bắt đầu. Nếu các đồng nghiệp Hoa Kỳ, theo nhà ngoại giao Nga, nhận ra ác tính của “vòng xoáy trừng phạt” thì tại sao tư duy đơn giản như thế lại không đến với tâm trí của chúng ta?

Tại sao phải đối phó với các lệnh trừng phạt không đáng kể như vậy từ việc bất có quan điểm nào, nếu chúng ta tự xem các biện pháp như thế là gây tử vong, ngu xuẩn hoặc không có hiệu quả?

Nhưng ngoài việc trả lời câu hỏi “đ làm gì”, thì còn có một câu hỏi khác – ” bằng cái gì”. Thực sự là trả đũa bằng cái quái gì?

Việc cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao Mỹ để đáp lại việc chính quyền Obama đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga – đó là ai sẽ có vấn đề với thị thực? Đúng vậy, đó là các công dân Nga chứ còn ai nữa. Có thể còn nghĩ cái gì khác được nữa không? Nếu chúng ta ngừng cung cấp động cơ tên lửa hoặc titan sang Mỹ, thì đúng hơn là sẽ đánh vào thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất của chúng ta hơn là của Mỹ.

Về nguyên tắc, cụ thể chống lại Hoa Kỳ, Nga không có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà không cho thấy sự hợp lý của cách tiếp cận trong nước hiện nay.

Hơn nữa, phải chăng ngoại trừ việc phá vỡ hoàn toàn quan hệ ngoại giao, điều đó đã không bao giờ xảy ra kể từ khi sự công nhận của Hoa Kỳ đối với quốc gia Liên Xô vào năm 1933. Và, rất có thể, sẽ không xảy ra ngay bây giờ.

Nga đã chứng minh cho người dân của mình và cả thế giới rằng có thể Nga sẽ đáp trả lại các lệnh trừng phạt và không cho quasự xúc phạm” Người ta có thể tranh luận liệu trong những biện pháp đáp trả đó của chúng ta liệucái gì đó có lợi cho chính người Nga của chúng ta hay không (lại giống việc thay thế nhập khẩu thì ngay lập tức đã đưa ra cách để tăng nhập khẩu thực phẩm, khi mà mùa xuân 2016 đã bắt đầu ổn định và tăng cường đồng rúp). Nhưng về thành phần chính trị đối với cử chỉ phản ứng thì lại không có nghi ngờ gì…

Tuy nhiên bây giờ, có vẻ như, đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến tranh cấm vận này. Rất có thể chính chúng ta sẽ giới hạn bởi những lời hùng biện ngoại giao với việc lên án các biện pháp chế tài của  “các đối tác của chúng ta“.

Việc từ chối biện pháp trừng phạt trã đũa bây giờ có thể đệ trình đầy đủ như một dấu hiệu của sự dũng mãnh và sức mạnh của Nga, chứ không phải là điểm yếu của nó. Chúng ta, vâng, đừng trở nên những người lãnh đạo với chính sách ngu ngốc, không hiệu quả và nguy hại.

Thật lạ lùng nguyền rủa trừng phạt và lại chính mình tham gia vào việc nâng công suất của chúng, vâng mà lại vẫn không có cơ hội nhỏ nhất của sự xấu đi đáng kể tình hình đối với những người mà các biện pháp này đã được tính toán. Tất nhiên, cuộc chiến của các biện pháp trừng phạt cho phép trong mức đ nhất định hỗ trợ quốc gia trong tình trạng huy động – đó là, vâng, ôi dà chúng ta đang có chiến tranh với phương Tây, cho nên phải đoàn kết trong “những năm khó khăn thử nghiệm”. Trong đó, những quan hệ tiếp xúc chính trị với phương Tây, chúng ta không ngắt (và cái đó chúng ta làm đúng), thương mại với EU và Mỹ trong một năm rưỡi qua sau suy thoái trong 2014-2015, lại đang tăng trở lại. Thật vỗ nghĩa nếu cứ mỗi lần lại trã đũa tới các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nếu chúng ta về thực tế không có quái gì để trả đũa. Không có gì đáng để chi cho những nỗ lực sáng tạo của các quan chức Nga trong việc phát minh ra những cách thức mới của họ để xử phạt các đối thủ. Tốt nhất dành những nỗ lực đó để giải quyết các vấn đề của đất nước chúng ta. Hợp lý hơn là làm cho Nga mạnh hơn, chứ không phải cố gắng làm suy yếu “kẻ thù” bằng các biện pháp mà thực tế không liên quan đến nó.

Tẩu Vi (theo gazeta)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Bằng gì và chẳng để làm gì”:

  1. Pham quang Dung viết:

    Bàn về mạnh yếu, đúng sai theo kiểu thầy bói mù xem voi thì mỗi người mỗi kiểu tùy vào cái cách họ nhìn nhận và mục đích nhìn nhận của mỗi người. Muốn biết đúng sai, hình thù thực sự trên tổng thể phải lùi ra xa để nhìn hết từ đầu tới đuôi, mới biết béo hay gầy, mới biết ông bà chủ có giỏi chăm sóc hay không. Không thể có một lãnh đạo vĩ đại trên một đất nước nghèo đói, bê tha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề