Slate – Kiev ngày hôm nay không có cảm giác là thành phố trong thời chiến. Nhưng cuộc chiến thứ hai mới chỉ mới bắt đầu.
KIEV, Ukraina – Một năm trước, chủ đề duy nhất trong các cuộc trò chuyện ở thủ đô Kiev là chiến tranh, câu hỏi luôn đặt ra là Nga muốn một nửa quốc gia hay chỉ một khu vực nào đó của Ukraina? Liệu sẽ có một cuộc xâm lược quy mô toàn diện và nếu có thì khi nào sẽ bắt đầu?
Kiev của ngày hôm nay không có cảm giác của một thành phố trong thời kỳ chiến tranh. Các cuộc bầu cử địa phương đã tiến hành khi tôi ở đó tuần trước và thành phố được phủ kín áp phích. Các chính trị gia đưa ra mọi quan điểm và những người bộ hành thấy họ mỉm cười trên những biển quảng cáo treo khắp nơi cả trên những kiốt và điểm dừng xe buýt. Trên khắp cả nước hơn 200.000 người đến từ 132 đảng phái, nhóm đã đăng ký tranh cử vào 10.700 hội đồng địa phương.
Đa số cuộc bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ mặc dù một số khu vực không thực hiện được công tác bầu cử trong đó có miền Đông do ly khai kiểm soát dưới sự hậu thuẫn từ Nga. Những lời hứa của Nga trong thỏa thuận Minsk đã không được thực hiện: Nga không rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi Ukraina và điều khoản về biên giới không được đảm bảo. Tuy nhiên người Nga đã chuyển trọng tâm từ Ukraina sang Syria do đó các cuộc chiến đấu đã tạm lắng. Hiện nay Chính phủ Ukraina đã có “không gian để thở” và họ phải sử dụng thời gian này để tiến hành cuộc chiến tranh thứ hai: Cuộc chiến chống tham nhũng thâm căn cố đế mang tính hệ thống.
Về ý nghĩa thực tế cả hai trận chiến đều quan trọng như nhau. Nga từ lâu đã thao túng chính trị Ukraina, bằng cả hai biện pháp: Tinh vi và công khai như mua đứt các chính trị gia, làm hỏng thỏa thuận về khí đốt và hướng nền kinh tế theo con đường Mafia khi các hồng ý áo xám thao túng kinh tế chính trị. Năm 2006 tôi ngồi với Tổng thống Ukraina Viktor Yushchenko trong một căn phòng thếp vàng lộng lẫy và lắng nghe ông nói nỗ lực đầu tiên của Orange Revolution (Cách mạng cam) – Ukraina là loại bỏ những lãnh đạo biến chất, không vì lợi ích dân tộc nhưng vì áp lực của Nga cuộc cách mạng này đã thất bại, đây không phải là lỗi của ông.
Tuần trước, trong một căn phòng mạ vàng ít lộng lẫy hơn, tôi nghe một câu chuyện khác từ Arseniy Yatsenyuk, Thủ tướng Ukraina. Ông đã tham gia con đường chính trị trong thời gian dài và đã chỉ ra những thành tựu thực tế của Ukraina trong năm qua: Chính phủ của ông đã dũng cảm bắt đầu loại bỏ các trung gian méo mó trên thị trường gas của Ukraina giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la: “Không thông qua khâu trung gian, mà mua khí đốt trực tiếp.” Theo các điều khoản của luật thanh lọc, Yatsenyuk cũng đã bắt đầu loại bỏ các quan chức tham nhũng, loại bỏ 700 quan chức cấp cao bằng một danh sách đặc biệt và cấm họ tham gia vào Chính phủ mới. Chính phủ của Yatsenyuk muốn loại bỏ nhiều nguồn tham nhũng thông qua việc bãi bỏ các quy định, thủ tục. “Chúng tôi đã hạn chế quyền hạn của các Bộ, cơ quan và chính quyền trung ương, loại bỏ quyền, giấy chứng nhận” và hiện đại hóa dịch vụ của chính phủ bằng máy móc: “Máy tính không nhận hối lộ.”
Điều này nghe có vẻ tốt nhưng khi tôi gặp mọi người không có ai cho rằng điều đó là đủ. “Những điều này chỉ là phụ,” một quan chức chính phủ nói với tôi. “Hầu hết mọi người đều có cảm giác mọi thức vẫn giữ nguyên như cũ, không có gì đổi mới hay cải tổ.” Một điều quan trọng là hiện tại họ chưa thay đổi thói quen quan liêu đã ăn sâu bằng gốc rễ từ hệ thống cũ. Tệ hơn nữa, nhà nước Ukraina mục nát khi pháp luật không được áp dụng cho bất kỳ trường hợp nào. Yatsenyuk cho rằng Ukraina mới chỉ bắt đầu cải cách tư pháp và các công tố viên độc lập. Ông có kế hoạch loại tất cả 9.000 thẩm phán và chỉ tuyển những người có hồ sơ sạch và điều đó chưa diễn ra khi quan chức của chính phủ bị bắt nhưng được trả tự do sau 48 giờ. Mặc dù luật thanh lọc có hiệu lực đã đẩy đi một số quan chức nhưng họ tái xuất hiện trong một vai trò mới.
Cuộc chiến chống tham nhũng cũng đòi hỏi phải thay đổi văn hóa, thậm chí thay đổi đạo đức và không chỉ thực hiện từ thượng tầng. Thị trưởng thành phố Lviv miền tây Ukraina đã tạo ra một phong trào chính trị thành công bằng ý tưởng: Cuộc chiến chống tham nhũng phải bắt đầu ở cấp thấp nhất của chính quyền địa phương.
Nhưng tại một số khu vực khác các cuộc bầu cử địa phương đã bị phá hỏng bởi các cử tri bán phiếu bầu. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thoái hóa bắt nguồn từ hạ tầng xã hội. Đồng ý với Yatsenyuk rằng ông đã có những tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng nó chỉ mang tính chất “nhỏ lẻ, lặt vặt trong các bệnh viện, trường Trung học và Đại học” và tất nhiên đây là loại tham nhũng mà hầu hết mọi người đều va chạm nó giống như sự công khai. Tiền lương trong khu vực công cao hơn sẽ giúp đỡ cho cán bộ, nhân viên đảm bảo cuộc sống và sẽ bớt tham nhũng nhưng nó đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng. Lưu ý rằng khi các nhà đầu tư vẫn tránh xa Ukraina thì nền kinh tế vẫn dậm chân tại chỗ.
Yatsenyuk là một người có khả năng thuyết phục người đối thoại: Một ngày sau cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông đã bay đến Berlin, nơi Chancellor Angela Merkel ca ngợi chính phủ của ông đã dũng cảm vì đã trả một giá rất lớn cho công việc của mình “để tiến lên từng bước trên con đường cải cách.” Theo thăm dò cử tri ủng hộ Đảng của ông hiện nay rất thấp đến mức các thành viên trong Đảng đã không ra tranh cử tại các cuộc bầu cử địa phương.
Ông đã áp đặt tăng giá khí đốt trong nước đây được coi là một trong những hậu quả mất niềm tin từ cử tri, tuy nhiên điều này không thể tránh khỏi khi đất nước muốn cải tổ thị trường năng lượng. Nhưng tất cả mọi người cho rằng thay đổi diễn ra quá chậm dẫn đến các cử tri đã quay lưng.
Nếu cuộc cải tổ diễn ra chậm chạp nó sẽ đưa đất nước Ukraina vào một cuộc chiến tranh thêm lần nữa khi tình hình chính trị sẽ xấu đi (biểu tình, phe phái nổi dậy, chia rẽ…) các nhà tài trợ quốc tế sẽ hết kiên nhẫn sẽ bỏ mặc Ukraina. Và nếu cuộc chiến chống tham nhũng bị thất bại sẽ dẫn đến cuộc chiến về chủ quyền của Ukraina cũng sẽ theo chân.
Đức Dũng
Bài viết của nhà báo Anne Applebaum đã từng đoạt giải Pulitzer. Bà viết cuốn sách gần đây nhất là Iron Curtain: Bức màn sắt và cuộc thâu tóm Đông Âu thời kỳ 1944-1956. Anne Applebaum là nhà báo viết chuyên mục cho Washington Post và Slate. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Yale (Mỹ) và thạc sĩ quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London (Anh), thông thạo tiếng Anh, Pháp, Ba Lan và Nga. Bà chuyên về lịch sử chủ nghĩa cộng sản và việc phát triển xã hội dân sự ở Trung và Đông Âu và đã viết nhiều sách về các chủ đề này, trong đó có “Gulag: A History” (Lịch sử nhà tù Gulag) giành được Giải Pulizer năm 2004. Chồng bà, Radosław Sikorski, là Ngoại trưởng Ba Lan.
Trả lời