Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Mỹ.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hai nước cùng tố cáo nhau đã có hành vi tin tặc được nhà nước bảo trợ.
Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Trả lời báo Wall Street Journal, ông Tập nói: “Chính phủ Trung Quốc không tham gia ăn cắp bí mật thương mại ở mọi hình thức, cũng không khuyến khích, ủng hộ các công ty Trung Quốc làm như vậy.”
Nhưng Kevin Mandia không tin. Ông là sếp công ty an ninh FireEye, đã trải qua 20 năm giúp chính phủ Mỹ và các nhà thầu giải quyết vấn đề xâm phạm dữ liệu.
“Chính là họ [Trung Quốc],” ông nói thẳng.
Ông nói phân tích của công ty đã kết luận nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tin tặc – 226 vụ riêng trong năm 2014.
Ông nói các vụ tấn công là chiến dịch có tổ chức, nhắm vào từng ngành công nghiệp, tìm kiếm dữ liệu cụ thể.
Nếu quả là thế, tại sao ông Tập Cận Bình có thể phủ nhận?
Có thể là vì ngôn ngữ ông dùng được chọn lựa cẩn thận. Ông nói chính phủ Trung Quốc không tham gia làm tin tặc. Nhưng có thể bảo rằng quân đội Trung Quốc không phải là một phần của chính phủ, vì thế tuyên bố của ông, về hình thức, là đúng.
Liệu các vụ tấn công mạng có ngừng không?
Kevin Mandia nói có thể. Hiện nay nhiều nước phương Tây còn đang dẫn đầu về sáng tạo kỹ thuật, khiến họ là mục tiêu cho các nước khác ăn cắp bí mật.
Nếu ưu thế này thay đổi, tỉ lệ tấn công có thể giảm, hoặc mục tiêu lại thay đổi.
Cũng có hy vọng nhỏ là ngoại giao có thể tạo nên thay đổi. Khi ông Tập gặp ông Obama, hai người sẽ nói về các vụ tấn công mạng.
Hai quốc gia sẵn sàng “tăng cường hợp tác” về vấn đề này, ông Tập đã nói.
Một số công ty an ninh như FireEye cũng đã thấy nhịp độ tấn công mạng từ Trung Quốc giảm đi trong thời gian trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập.
Theo BBC tiếng Việt
Trả lời