Câu lạc bộ Bilderberg – một “chính phủ bí mật của thế giới”?

Bài viết đăng lại từ tư liệu của: http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/bilderberg_chinh_phu_bi_mat_cua_the_gioi.html

 Cái gọi là Câu lạc bộ Bilderberg được coi là nơi tập hợp của những nhân vật giàu có và có ảnh hưởng nhất hành tinh – từ lâu nay vẫn được bao phủ trong một lớp màn bí mật. Những ảnh hưởng đặc biệt của CLB này đối với nhiều vấn đề toàn cầu đã khiến nhiều người phải mệnh danh nó là “một chính phủ bí mật của thế giới”.
Cuộc họp đầu tiên của CLB bí mật trên đã diễn ra tại khách sạn Bilderberg (Hà Lan) vào tháng 5-1954, và đó cũng là lý do khiến cho CLB mang cái tên trên. Từ thời điểm đó cho tới nay, một nhóm các công dân có “ảnh hưởng nhất” của CLB này vẫn tụ họp mỗi năm một lần tại các địa điểm khác nhau trên thế giới. Hạt nhân của CLB là những thành viên thường xuyên, những người luôn tham gia họp mặt đầy đủ mỗi năm (theo một số nguồn tin khác nhau, tổng số hội viên CLB này có khoảng từ 80-130 người). Một phần ba trong số này là các chính trị gia có ảnh hưởng trên thế giới, số còn lại thường đại diện cho giới công nghiệp, tài chính và khoa học.

Theo một số nguồn tin, trong hàng ngũ các thành viên của CLB Bilderberg hiện đang có Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel, Bill Clinton, George Soros, Donald Rumsfeld, Rupert Murdoch, những quan chức đứng đầu các tập đoàn như Coca-Cola, hay Daimler-Chrysler, IBM cũng như lãnh đạo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), EU, những tập đoàn truyền thông đại chúng hàng đầu thế giới… Ngoài các thành viên chính thức, những phiên họp hàng năm của CLB cũng có thể mời thêm một số vị khách, thông thường là những chuyên gia trong các lĩnh vực được quan tâm.

Như theo từ điển bách khoa toàn thư Britannic, những cuộc họp của CLB Bilderberg đều mang tính chất không chính thức và không khách khí: những nhân vật có anh hưởng đối với quốc gia của mình và cả những vấn đề quốc tế đều có thể tiếp cận với nhau gần gũi hơn, bàn bạc về các vấn đề chung mà không cần phải đưa ra những cam kết. Sau mỗi một cuộc gặp, CLB sẽ có một báo cáo không chính thức chỉ phổ biến trong hàng ngũ những thành viên hiện tại và trong quá khứ.

Tất cả những cuộc họp của CLB trên đều diễn ra trong điều kiện bí mật hoàn toàn theo những giấy mời cá nhân đặc biệt. Tất cả những vị khách đều tới địa điểm họp một mình, không được mang theo bất cứ một trợ lý, vệ sĩ, bạn bè hay người nhà nào. Theo nguyên tắc, các đại biểu bị ngăn cấm các hình thức ghi chép, đưa ra tuyên bố với báo chí hay bàn luận về nội dung họp với người bên ngoài.

Bất chấp những đặc điểm cực kỳ bí mật như vậy, mỗi một cuộc gặp của CLB Bilderberg đều thu hút được sự chú ý đặc biệt. Đơn giản là báo chí và công chúng không thể bỏ qua sự kiện thu hút một số lượng lớn những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng cùng tới một địa điểm nào đó. Cũng chính vì đặc điểm quá bí mật trên, hoạt động của CLB Bilderberg đã làm nảy sinh không ít những giả thuyết khác nhau, đa phần trong số này đều cho rằng các thành viên CLB đang bí mật điều hành cả thế giới.

Một số nhà quan sát còn cho rằng, chính cơ quan mật vụ Mỹ là người khởi xướng trực tiếp cho việc hình thành CLB này. Theo đó, những người sáng lập thực sự chính là nam tước Edmund Rothschild và Laurance Rockefeller, những thành viên đầu tiên của CLB. Cũng theo khẳng định của nhà quan sát này, một trong những mục tiêu chính được đặt ra ngay sau khi thành lập CLB chính là xây dựng một siêu quốc gia của toàn châu Âu với ngân hàng Trung ương, tiền tệ thống nhất dưới sự kiểm soát của Mỹ. Còn mục tiêu cuối cùng là thành lập một chính phủ liên quốc gia có quy mô toàn cầu.

 

Hiện cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (87 tuổi) và cựu Chủ tịch David Rockerfeller của Chase Manhattan Bank là những thành viên nhiều tuổi nhất của CLB. Còn trong danh sách những nhân vật được mời trong năm đã xuất hiện những nhân vật tương đối trẻ, chẳng ahnj như Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborn (39 tuổi).

Những người chống đối tổ chức này tin rằng, bên trong Bilderberg chính là một âm mưu từ lâu nay của các ông trùm tư bản nhằm chống lại loài người. Có không ít những nhà hoạt động chống lại CLB Bildergerg đã tụ tập tại Sitges. Ngoài hoạt động biểu tình phản đối, họ hy vọng còn có thể khai thác được thông tin giúp làm rõ được những kế hoạch bí mật của hội kín trên.


Tập đoàn tinh anh thống trị thế giới

Ngày 16 tháng 7 năm 1992, ngay sau khi được đề cử cho cuộc tranh cử tổng thống tại đại hội đảng Dân chủ, Clinton đã phát biểu hết sức dõng dạc về tinh thần đoàn kết, lý tưởng, nhân dân và đất nước bằng những lời chẳng có gì mới mẻ. Nhưng khi kết thúc bài diễn văn, đột nhiên Clinlon nhắc đến người thầy của mình – vị giáo sư sử học nổi tiếng nhất nước Mỹ giảng dạy tại Đại học Georgetown, Carroll Quigley. Ảnh hưởng của Carroll Quigley đối với Clinton được chính Clinton ví như sự ảnh hưởng của Tổng thống Kennedy đối với ông ta vậy(2) Và trong suốt thời gian làm tổng thống sau này của mình, Clinton đã nhiều lần nhắc đến tên của Carroll Quigley. Vậy chủ trương gì của Carroll Quigley đã khiến cho Clinton phải khắc cốt ghi tâm đến thế?

Thực ra, Quigley là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc nghiên cứu tổ chức tinh anh bí mật Anh – Mỹ. Ông luôn cho rằng những tổ chức bí mật này đã có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết mọi sự kiện trọng đại trên thế giới.

Tốt nghiệp Đại học Harvard, giáo sư Quigley từng đảm nhận các vị trí ở Cục Tham mưu Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương. Với vai trò của một “người trong cuộc”, Quigley đã từng tiếp xúc với rất nhiều tài liệu lịch sử và hồ sơ tuyệt mật. Tuy nhiên, ông không tỏ ra là người chống đối “lý tưởng” mà số rất ít các tinh anh thống trị của Anh – Mỹ đã sắp đặt ra cho toàn thế giới, mà chỉ luôn giữ thái độ “bảo lưu” đối với một số cách làm cụ thể trong đó, rồi thêm vào đó là những nhận xét đầy hàm ý trong các nghiên cứu của mình. Chính thái độ đó nên ông không hề gặp phải sự “thắc mắc” nào của các học giả thuộc dòng “chủ lưu”. Ngoài ra, với hơn 20 năm làm công việc nghiên cứu, được tiếp xúc với một lượng lớn các hồ sơ lịch sử tuyệt mật nên ông được giới sử học Mỹ đánh giá cao. Chính những điều đó khiến ông hiếm có đối thủ khiêu chiến. Chỉ cần học thuyết của ông không nguy hiểm cho giới cầm quyền thì những người trong nhóm tinh anh cũng sẽ chẳng việc gì phải đụng đến ông.

Tốt nhất là chúng ta nên thiết lập một “lâu đài trật tự thế giới” từ dưới lên, chứ không phải là xây ngược lại từ trên xuống. Bởi rốt cuộc thì cái gọi là chủ quyển quốc gia có thể dùng biện pháp xâm chiếm từng bước để giành được. Việc làm này sẽ cho phép chúng ta đạt được mục đích của mình nhanh hơn so với những cách làm cũ. (1)

Richard Garner – Tạp chí “Các vấn đề quan hệ quốc tế”, tháng 4 năm 1974

Theo quan điểm của giáo sư Quigley, Viện Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế ở Anh, Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, ủy ban ba bên (Trilateral Com mission) rõ ràng là những tổ chức hạt nhân của câu lạc bộ tinh anh luôn muốn thao túng cục diện thế giới. Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ có 3.600 thành viên, tương đương với “trường đảng trung ương” của Mỹ. Và việc gia nhập vào tổ chức này thì cũng giống như việc bước vào đại sảnh của chính giới Mỹ hay cơ hội để trở thành người hoạch định chính sách của thế giới tương lai. Nhóm Bilderberg kết hợp thêm các phần tử tỉnh anh của châu âu, còn ủy ban ba bên có đen 325 thành viên, lại thêm các phần tử tinh anh của Nhật Bản và các quốc gia chầu Á khác. Tất cả những thành viên có tiếng nói trong Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ thì thường là thành viên của các tổ chức khác. Các nhân vật tinh anh trong những tổ chức này bao gồm những nhân vật có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới như Henry Kissinger – cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, D. Rockefeller của ủy ban quốc tế JP Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh, McNamara – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới, bà Thatcher – cựu Thủ tướng Anh, Valéry Giscard d’Estaing – cựu Tổng thống Pháp (chính là người đã lên kế hoạch cốt yếu về hiến pháp châu Âu), Donald Rumsfeld – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Brzezinski – cựu cố vấn an ninh quốc gia, Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Keynes – nhân vật nổi tiếng trong giới ngân hàng một thời. Ông chủ Ngân hàng quốc tế chính là ông chủ đứng đằng sau tất cả những tổ chức này. Dòng họ Rothschild đã chủ từ rất nhiều hội nghị của Bilderberg. Năm 1962 và năm 1973, hội nghị Bilderberg diễn ra ở địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở Thụy Điển do dòng họ Warburg đứng ra tổ chức.

Thời đại học, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo sư Quigley, Clinton đã nhận ra rằng, nếu muốn hiển danh trong chính giới thì không chỉ cần nỗ lực phấn đấu mà còn phải trở thành một thành viên trong guồng máy quyền lực.

Quả nhiên, sau này Clinton đã gia nhập ủy ban ba bên và Hội đồng Quan hệ Quốc tế đồng thời tham gia lớp “học giả Rhodes” – một nơi chuyên đào tạo, bồi dưỡng nên những “cán bộ” quan trọng của “chính phủ thế giới” trong tương lai. Năm 1989, Clinton đã gia nhập Hội đồng Quan hệ Quốc tế Và tới năm 1991, khi giữ chức Thống đốc bang Arkansas, Clinton đã xuất hiện tại hội nghị thường niên của nhóm Bilderberg tổ chức tại Đức. Phải thừa nhận rằng đã có rất nhiều thống đốc các bang lớn ở Mỹ rất muốn tham gia cuộc “tụ hội tinh anh siêu cấp” này. Và chỉ sau một năm, Bill Clinton – Thống đốc bang Arkansas xa xôi chẳng mấy tiếng tăm – đã đột nhiên đánh bại nhiều chính trị gia cáo già để lên làm Tổng thống. Đó chính là lý do vì sao Clinton luôn khác cốt ghi tâm những lời chỉ bảo của giáo sư Quigley.

Câu lạc bộ Bilderberg

Nếu như những năm đó công khai mọi điều cho công chúng biết thì chúng ta đã không thể hoạch định kế hoạch phát triển cho thế giới. Mà hiện nay, thế giới ngày càng phức tạp, còn chúng ta thì chuẩn bị tiến bước mạnh mẽ để trở thành chính phủ thế giới. Bởi những người nắm giữ chủ quyền siêu quốc gia đều là các tầng lớp ưu tú và các ông chủ ngân hàng thế giới nên điều tốt hơn là chúng ta nên tổ chức lấy quyền tự quyết quốc gia trong thực tế hơn là cách làm cũ trong quá khứ như nhiều thế kỷ trước.(4)

John Davison Rockefeller, năm 1991

Câu lạc bộ Bilderberg được lấy tên từ một khách sạn của Hà Lan, do ông hoàng người Hà Lan, Bernhard sáng lập vào năm 1954. Câu lạc bộ Bilđerberg là “phiên bản quốc tế” của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ, do các nhà tài phiệt ngân hàng, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà báo và các học giả nổi tiếng tạo nên. Tất cả các thành viên này đều do Rothschild và Rockefeller chọn ra. Trong đó rất nhiều người còn là thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ, hiệp hội Pilgrims Society, hiệp hội bàn tròn, và cả Ủy ban ba bên. Câu lạc bộ Bilderberg này hầu như đã kiểm soát hết toàn bộ hệ thống tổ chức của hiệp hội châu Âu hiện có trong liên minh châu Âu. Mục đích cuối cùng của họ chính là xây dựng một chính phủ thế giới. (5)

Cuộc họp đầu tiên của CLB tại Hà Lan, 1954

Đặc điểm hoạt động lớn nhất của tổ chức này chính là “bí mật”.

Cơ quan đầu não của tổ chức này đặt tại Leiden thuộc miền tây Hà Lan, có cả số điện thoại nhưng lại không có mạng lưới. Chỉ rất ít các thám tử tự do như Tony Gosling của Anh hay James Tucker của Mỹ phải mất rất nhiều công sức và cả sự mưu trí mới có thể thu thập được những thông tin có liên quan đến địa điểm và lịch trình hội nghị của câu lạc bộ này. Suốt 30 năm, Tucker đã theo dõi câu lạc bộ này và cuối cùng đã xuất bản một cuốn sách nói về nó. Còn nhà sử học Pierre de Villemarest và William Wolf đã cộng tác cùng nhau để xuất bản cuốn sách “Facts and Chronicles Denied to the Public”, trong đó tập 1 và 2 đã miêu tả lịch sử phát triển bí mật của câu lạc bộ Bilderberg. Một cuốn sách khác do nhà xã hội học Geoffrey Geuens của Vương quốc Bỉ viết cũng có một chương tập trung miêu tả về câu lạc bộ này.

Etienne Davignon – cựu Phó chủ tịch ủy ban châu Âu, thành viên của câu lạc bộ Bilderberg – đã khẳng định rằng: “Đây không phải là âm mưu thao túng thế giới của các nhà tư bản”. Còn Thierry de Montbrial – Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế Pháp, gia nhập câu lạc bộ này đã gần 30 năm thì nói rằng, đây chẳng qua chỉ là một “câu lạc bộ” mà thôi. Sở dĩ những người này có những lời phát biểu như trên vì trong thông báo chính thức hội nghị năm 2002 của câu lạc bộ Bilderberg có đoạn nêu: “hoạt động duy nhất của câu lạc bộ là tiến hành hội nghị thường niên. Hội nghị này không đề ra bất cứ nghị quyết nào, cũng không tiến hành bỏ phiếu, không phát biểu thanh minh bất cứ chính sách nào.” Và câu lạc bộ Bilderberg chỉ là “một diễn đàn quốc tế nhỏ linh hoạt không chính thức. Các đại biểu tham gia hội nghị có thể phát biểu mọi quan điểm khác nhau, để tăng cường hiểu biết giữa các bên.”

Nhưng theo Will Hutton – nhà kinh tế học người Anh thì “ý kiến thống nhất đạt được trong mỗi lần hội nghị của câu lạc bộ Bilderberg” chính là đoạn mở đầu lập ra chính sách thế giới”. Cách nói của ông thể hiện sự tiếp cận với sự thật ở mức độ tương đối bởi những quyết định được đưa ra tại hội nghị của câu lạc bộ Bilderberg về sau đều dần trở thành phương châm định trước của các nước thuộc hiệp hội G8, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Đối với câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn tỏ ra im lặng và phục tùng. Năm 2005, tờ Financial Times đưa tin trước rồi sau đó giải quyết theo hướng làm giảm nhẹ “thuyết âm mưu” đang gây xôn xao dư luận. Trên thực tế, bất cứ ai có chất vấn hay nghi ngờ người của câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới này đều sẽ bị biến thành đối tượng bị đàm tiếu trong các “tác phẩm” của những phê bình lý luận. Các thành viên của câu lạc bộ Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng, chẳng qua đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề, một diễn đàn mà người người đều có thể “tự do phát biểu ý kiến”.

F. William Engdahl, tác giả cuốn “Cuộc chiến trăm năm: chính trị dầu mỏ Anh – Mỹ và cuộc đại chiến thế giới mới”, đã giải thích tỉ mỉ một đoạn bí mật mà rất ít người biết từng xảy ra trong hội nghị Bilderberg khi được tổ chức ở Thụy Điển năm 1973.

Trong những năm đầu sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, vị thế của đồng đô la Mỹ đã rơi vào khủng hoảng chưa từng thấy trên phạm vi toàn thế giới. Sau khi tách khỏi vàng, sợi dây diều uy tín và giá trị của đồng đô la Mỹ đã bị cắt đứt và bị cuốn trôi đi theo gió trong cơn bão táp tài chính thế giới. Vì vẫn còn chưa bàn xong kế hoạch chuẩn bị cho hệ thống tiền tệ thế giới, các ông chủ ngân hàng quốc tế cũng trở nên bối rối. Chính sách “quyền rút vốn đặc biệt” được đề ra “long trọng” trên thị trường tài chính quốc tế năm 1969 nhưng chẳng ai đếm xỉa đến. Thấy sắp mất quyền kiểm soát, các ông chủ ngân hàng quốc tế đã vội triệu tập một hội thảo khẩn cấp trong hội nghị Bilderberg năm 1973 nhằm giành lại quyền kiểm soát tình hình nguy cấp của thj trường tài chính thế giới lúc đó. Nhiệm vụ đặt ra là phải tìm cách khôi phục lại niềm tin vào đồng đơm Mỹ. Walter Levy – chiến lược gia tài chính của Mỹ – đã đề xuất một kế hoạch táo bạo: thả nổi giá dầu mỏ thế giới, mặc giá tăng lên đến 400%, và hoạch định làm sao để thu được thắng lợi lớn từ việc này.

84 thành viên của các công ty dầu mỏ lớn và tập đoàn tài chính lớn đã tham gia hội nghị lần này. Kết luận mà Engdahl rút ra là:

Mục đích tập trung của những thế lực quyền quý này là để lập lại cân bằng quyền lực theo hướng có lợi về tài chính cho Mỹ cũng như tìm hướng phát triển cho đồng đô-la. Để đạt được mục đích này, họ quyết định lợi dụng vũ khí mà luôn được coi trọng nhất – quyền khống chế nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu. Chính sách của câu lạc bộ Bilderberg chính là tạo nên cuộc cấm vận dầu mỏ toàn cầu, khiến cho giá dầu mỏ thế giới tăng vọt. Bắt đầu từ năm 1945. theo thông lệ quốc tế, dầu mỏ thế giới được định giá bằng đồng đô la Mỹ vì các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khống chế thị trường này sau chiến tranh. Vì vậy, khi giá dầu thế giới đột ngột tăng lên cũng đồng nghĩa nhu cầu đổi đồng đô la Mỹ trên thế giới (dùng để mua dầu) cũng sẽ tăng, từ đó mà ổn định được giá trị tiền tệ của đồng đô la Mỹ.(6)

Còn Kissingger đã dùng hình ảnh “đồng đô la Mỹ chảy không ngừng vào dầu mỏ” để hình dung kết quả giá dầu thế giới leo thang.

Nguồn:Chiến tranh tiền tệ– Song Hongbing, NXB Trẻ, 2008


(1) Richard Gardner, Foreign Affairs, 04/1974
(2) Bill Clinton, Diễn văn của Thống đốc bang Arkansas Bill Clinton tại Đại hội Đảng Dân chủ quốc gia, 16/07/1992
(3) Marc Fisher, Washington Post, số ra thứ Ba, 27/1/1998
(4) Pepe Escobar, Bilderberg lại tấn công (Bilderberg strikes again), Asia Times, 10/5/2005
(5) Sách đã dẫn
(6) William Engdahl, Một thế kỷ chiến tranh: Quan điểm chính trị dầu khí Anh-Mỹ và Trật tự thế giới mới (A Century of War: Anglo – American Oil Politics and The New World Order) – Pluto Press, London, 2004; chương 9.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề