Các nhà kinh tế: Kinh tế Nga suy thoái trong năm 2015, đồng Rub tiếp tục chịu áp lực và khó đoán

Nền kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới. Năm  đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra năm 2009. Theo các nhà kinh tế qua cuộc khảo sát của Rueters lạm phát sẽ tăng gấp đôi vì sự sụp đổ của giá dầu và những biện pháp trừng phạt của phương Tây bắt đầu ngấm vào nền kinh tế Nga.

Theo dự đoán của 11 nhà kinh tế học  tổng sản phẩm trong nước sẽ giảm 3,6 phần trăm trong năm 2015. Trong năm 2014 GDP chỉ tăng trưởng 0,5%. Suy thoái kinh tế sẽ là sự thách thức đối với lời hứa của Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước khi ông tuyên bố Nga cuối cùng đã có thể phục hồi từ “thời điểm khó khăn”.

Họ cũng dự đoán đồng rúp sẽ chịu áp lực, buộc các ngân hàng trung ương phải luôn giữ lãi suất cao ngất ngưởng cho đến khi vào năm 2015.

Vào đầu năm nay các nhà phân tích dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2 phần trăm trong năm 2014. Tuy nhiên kể từ khi đó nền kinh tế Nga đã phải gồng mình chịu đựng, đảo ngược vận mệnh do giá dầu bất ngờ sụt giảm và các biện pháp trừng phạt cứng rắn quyết liệt đã kiềm chế Nga tiếp cận với các nguồn vốn từ phương Tây.

Nhà kinh tế Vladimir Miklashevsky làm việc tại Danske Bank – Copenhagen, dự báo bi quan về GDP của Nga. Theo ông nền kinh tế sẽ tăng trưởng âm 7,9 phần trăm trong năm tới giống như cuộc khủng hoảng năm 2009.

“Đây là kết quả của các vấn đề tranh chấp về địa chính trị, biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Liên bang Nga và các phản ứng của các nhà chức trách Nga vào năm 2014 trong vấn đề Ukraina, đã có một sự gia tăng đáng kể về giá tiêu dùng và chi phí vốn nước ngoài”  ông nói.

Lạm phát dự kiến tăng 10,1 phần trăm vào cuối năm nay, theo các cuộc thăm dò  – gần gấp đôi so với mục tiêu của ngân hàng Trung ương đề ra vào đầu năm là 5,5 phần trăm, sau đó sẽ tăng tiếp 9,2 phần trăm vào năm 2015.

Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin dự kiến lạm phát khoảng 12-15 phần trăm vào năm 2015 khi đất nước trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Đồng Rub đã giảm giá trị so với USD hơn 40 phần trăm trong năm nay buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất lên nhiều lần. Ngân hàng Trung ương trong tình trạng khẩn cấp đã tăng lãi suất chưa từng có lên đến 650 điểm cơ bản tương đương với 17 phần trăm, mức độ có thể làm tiêu diệt cho vay thương mại.

Các nhà kinh tế dự báo trong  cuộc thăm dò là ngân hàng Trung ương trong nửa cuối năm nay sẽ bắt đầu nới lỏng lãi suất nếu tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện.

Đồng Rub trao đổi trên Multi Commodity Exchange (công ty trao đổi hàng hóa toàn cầu MCX) trong các phiên gần đây định giá 55 rub = 1$ nhờ vào việc ổn định giá dầu, một loạt các biện pháp của các ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính hỗ trợ cho các ngân hàng và siết chặt tính thanh khoản của đồng rúp.

Tuy nhiên đồng Rub vẫn còn phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Các nhà kinh tế dự báo kết thúc trong năm nay vào khoảng 60 rúp = 1$ trước khi sẽ hạ xuống 50 rúp vào năm 2015.

Christopher Shiells nhà kinh tế tại thị trường toàn cầu Informa cho biết.  “(Đó là) rất khó dự báo về đồng rúp. Tuy nhiên tôi cho rằng những  điều tồi tệ nhất đã được nhìn thấy.”

Olga Lapshina  nhà kinh tế tại Ngân hàng St. Petersburg nói đồng rúp có thể suy yếu trong quý một năm 2015 do các công ty Nga phải trả số nợ quá lớn và chưa biết khi nào sẽ ổn định.

Ngân hàng và các công ty của Nga trong năm tới phải thanh toán nợ khoảng 120 tỷ USD theo số liệu của ngân hàng trung ương.

Căn cứ vào kinh nghiệm và lý thuyết cơ bản về lãi suất của các nước phương Tây, khi lạm phát cao, các nước thường sử dụng chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Thực tế cho thấy, chính sách tăng lãi suất của các nước phương Tây chống lạm phát có thể phát huy tác dụng vì mặt bằng lãi suất và mức độ lạm phát của các nước này rất thấp, nền kinh tế được vận hành trơn tru, linh hoạt, hoạt động kinh tế có hiệu quả. Lãi suất tăng lên không làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hoặc bị phá sản. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng: Với đặc thù của Nga cũng như các nước đang phát triển, việc tăng lãi suất có thể tăng thêm áp lực lên lạm phát và làm mất ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, kinh nghiệm của phương Tây chưa chắc đã đúng với thực tiễn ở Nga và các nước đang phát triển.

Lấy ví dụ như Trung Quốc là nước rất thận trọng trong việc sử dụng công cụ lãi suất chống lạm phát. Lạm phát của Trung Quốc trong năm 2011 tăng mạnh. Theo số liệu công bố của Cục Thống kê nhà nước, chỉ số CPI các tháng của Trung Quốc như sau: Tháng 5-2011 là 5,5%; Tháng 6 là 6,4%;  Tháng 7 là 6,5% và tháng 8 có thể vẫn duy trì mức trên dưới 6%. Trong khi đó, lãi suất huy động đồng NDT kỳ hạn 1 năm là 3,5%. Trước sức ép lạm phát cao, Trung Quốc vẫn chưa sử dụng biện pháp tăng lãi suất để chống lạm phát và chấp nhận tình trạng lãi suất âm. Phân tích các số liệu về tín dụng, về khối lượng tiền cung ứng (M2) các tháng gần đây cho thấy, đến nay, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cho dù mức lạm phát thực tế cao hơn mức lạm phát mục tiêu đề ra. Các chuyên gia cho rằng: Trung Quốc không thắt chặt tiền tệ là để duy trì sự ổn định kinh tế nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn, độ tín nhiệm cao. Lãi suất này được quyết định bởi Ngân hàng Trung Ương.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề