Sau khi Liên xô sụp đổ các nước cộng hòa tuyên bố độc lập trong đó có Nga và Ukraina. Hai nước như một cặp song sinh dính liền nhau. Nhưng hai năm trước họ đã trải qua một cuộc phẫu thuật: Chính thức tách rời về chính trị và kinh tế. Có thể sang năm 2016 việc tách rời sẽ hoàn thành. Mặc dù cặp song sinh đều trong thời kỳ ảm đạm và rất yếu, nhưng Ukraina có triển vọng tốt hơn trong một số phương diện.
Ukraina đã tim cách tạo ra một bản sắc riêng ra khỏi quỹ đạo của Nga kể từ khi tuyên bố độc lập hồi tháng 8-1991. Thậm chí Tổng thống đời thứ hai Leonid Kuchma còn viết cuốn sách xuất bản năm 2003 với tựa đề “Ukraina chứ không phải là Nga”. Tuy nhiên trên thực tế Ukraina còn gắn chặt hơn với Nga kể cả khi cuộc cách mạng Cam thành công với những người lãnh đạo có xu hướng thân phương Tây từ năm 2005-2010.
Ukraina “được thừa hưởng” hệ thống pháp luật và chính phủ quan liêu giống như thời kỳ Xô viết, thậm chí họ thường bắt chước Moscosw về cải cách. Nên khi du khách đi từ Moscow đến Kiev đều không thấy bỡ ngỡ mà có cảm giác như chưa bước ra khỏi thủ đô nước Nga: Mọi thứ từ thủ tục quan liêu cho đến tham nhũng tràn lan giống như tự bôi tro trát trấu vào đất nước mình vậy. Phần lớn hai nước không có sự khác biệt.
Về kinh tế, Ukraina vẫn phụ thuộc vào thị trường Nga. Trong năm 2013 kim ngạch thương mại hai nước đạt 31,8 tỷ usd tương đương 28% tổng thương mại Ukraina, theo số liệu từ cơ quan thống kê quốc gia Ukraina đưa ra. Đối với Moscow, Ukraina không quan trọng nhưng vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga. Vào năm cuối cùng khi hai nước đang quan hệ hữu hảo 6,1 triệu người Ukraina đã đến thăm Nga, khoảng hai phần ba trong số đó là làm việc tại Nga. Chỉ có Ba lan điểm trung chuyển vào EU của Ukraina là có lượng người nhập cảnh lớn hơn.
Nhà cầm quyền Nga đã quen với việc này, luôn nghĩ Ukraina vẫn đang trong quỹ đạo của mình. Ngay cả trong năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “người Nga và Ukraina là một quốc gia”. Lời nói của ông đã không còn đúng: Hai năm qua, kể từ “cuộc Cách mạng Nhân phẩm”, cùng với sự sáp nhập Crimea và cuộc nổi dậy được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraina, đã làm hai nước trở thành thù địch, có thể nói chưa bao giờ sự thù địch lớn như hiện nay và quan hệ giữa hai nước tồi tệ nhất trong các nước lân bang.
Trong năm 2014, chỉ có 4,6 triệu người Ukraina đến nước Nga – ít hơn hai phần ba so với đến Ba Lan. Năm nay chưa có số liệu thống kê nhưng chắc chắn số lượng người Ukraina sang Nga sẽ giảm hơn, vì Moscow đã thắt chặt các luật về lao động gây khó khăn hơn cho lao động nhập cư Ukraina. Những người này sẽ không được ở lại trong nước Nga vô thời hạn cộng với các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước không có vì cả hai đã cấm vận hàng không. Một yếu tố khác cũng tác động lớn đến du khách Ukraina sang Nga đó là trong năm 2016 họ có thể được đi khắp EU mà không cần Visa, trong khi Eu có nhiều điểm thu hút hơn, nhiều địa danh du lịch hơn, có cuộc sống tốt hơn ở Nga và không bị sách nhiễu từ chính quyền.
Theo biểu đồ của tờ Bloomberg dưới đây cho thây thương mại song phương đã giảm mạnh:
Cả Nga và Ukraina đều sụt giảm thương mại quốc tế vì đồng nội tệ mất giá mạnh (rub mất 20% giá trị so với usd và hrivna mất 34% giá trị so với usd). Nhưng xuất nhập khẩu giữa hai nước tụt giảm nhiều nhất trong năm 2014 cụ thể xuất khẩu vào thị trường Nga giảm tới 35%, còn nhập khẩu giảm 45%.
Trong thời gian từ tháng 1 tới tháng 4/2015 doanh thu hàng hóa xuất khẩu từ Nga sang Ukraina đã giảm 63,5%, từ 8,1 tỷ USD xuống 2,9 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa từ Ukraina của Nga cũng giảm 60%, từ 4 tỷ USD xuống 1,6 tỷ USD.
Theo báo cáo của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu các thị trường tại Nga, Andrei Spartak nhận định, thương mại giữa 2 quốc gia sẽ tiếp tục giảm xuống trong năm nay.
“Chúng tôi dự đoán thương mại giữa Nga và Ukraina sẽ giảm mạnh trong năm 2015. Và khuynh hướng này chỉ có thể thay đổi vào khoảng năm 2017 – 2018”, Spartak nói.
Các doanh nghiệp Ukraina đã đấu tranh để duy trì doanh số bán hàng sang Nga. Họ đã sử dụng khu kinh tế mở tại Crimea khi hai nước ngầm đồng thuận coi đây như là một cánh cửa để Ukraina cung cấp thực phẩm rẻ vào thị trường này và từ thị trường này được vận chuyển sang Nga. Kể cả khi những người Crimean Tatar và lực lượng cánh hữu cùng các nhà hoạt động người Ukraina đã phong tỏa giao thông và Kiev quyết định không can thiệp. Về nhập khẩu Ukraina đã giảm lượng cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga vì nhiều ngành công nghiệp cần năng lượng tại miền Đông đã bi chiến tranh tàn phá, vào mùa đông thời tiết ấm áp và chính phủ đã đảm bảo nguồn cung thay thế từ châu Âu.
Năm tới những gì còn ràng buộc giữa Ukraina và Nga có thể sẽ bị loại bỏ vì Moscow đã loại bỏ khu vực thương mại tự do với Kiev để đáp trả về thỏa thuận thương mại sâu rộng giữa Ukraina – EU. Hai nước tiếp tục đấu tranh về lãnh thổ và các phụ lục khác, tình trạng ly khai và nợ 3 tỷ usd của Nga. Những tranh chấp luôn được đẩy lên cao sẽ làm quá trình tách rời thêm quyết liệt.
Cả hai đều bị tổn thương, mệt mỏi và suy kiệt do tách rời
Về kinh tế Nga phải chịu thiệt hại nhiều hơn từ giá dầu thấp và biện pháp trừng phạt kinh tế từ phương Tây hơn là cách thức xử lý với Ukraina. Vì các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Nga phải thanh toán nợ và cắt giảm các dự ái không có lợi. Tuy nhiên chiến lược của ông Putin đối phó với lệnh trừng phạt là tự bắn vào chân mình khi áp đặt lệnh cấm nhập thực phẩm từ phương Tây. Vì quyết định này trở thành một thảm họa: Việc thay thế hàng nhập khẩu đã không được đáp ứng vì môi tường kinh doanh không lành mạnh và những hạn chế về nhập khẩu đã bóp nát khu vực bán lẻ. Doanh số bán lẻ cho đến tháng 11 giảm đến 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP của Nga sẽ giảm xuống 3,8% trong năm nay, theo số liệu dự báo từ Bloomberg và những tuyên bố vụng về của điện Kremlin khi tẩy chay Ukraina sẽ được đổ lỗi cho giá dầu thấp. Mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng theo định hướng được duy trì hơn thập kỷ sẽ kết thúc.
Ukraina đã mất khoảng 3 triệu người so với năm 2013. Tỷ lệ tăng tăng dân số tự nhiên là một vấn nạn và được đánh giá là tồi tệ nhất thế giới mặc dù việc thôn tính Criema chủ yếu để đổ lỗi. Suy giảm trong sản xuất công nghiệp lên đến 20%, chủ yếu do các nhà máy ở phía đông ngừng làm việc.
Tất nhiên những điều nêu trên là một thảm họa đối với một đất nước bắt đầu nghèo thậm chí là nghèo nhất châu Âu. Tuy nhiên có một điểm sáng để tin rằng khủng hoảng đã chạm đáy: Nga không còn cảm giác khao khát cho cuộc phiêu lưu quân sự tiếp tục ở Ukraina. Điều này sẽ giúp Ukraina củng cố và xây dựng nền kinh tế, mặc dù năm nay theo tờ Bloomberg đồng ý với những dự báo trước đó kinh tế Ukraina suy giảm 10,7%, nhưng sang năm tiếp theo các nhà kinh tế tin rằng GDP sẽ tăng 1,4%, trong khi đó Nga sẽ giảm 2% nếu giá dầu ở mức như hiện nay.
Đối với Nga nền kinh tế vẫn chưa thấy đáy và chính phủ không có ý tưởng sáng sủa nào để vá lỗ thủng trong cuộc suy thoái hàng hóa. Cô lập và đàn áp sẽ vẫn là từ khóa của năm 2016. Sự chịu đựng và kiên nhẫn của người Nga vẫn tiếp tục được thử nghiệm với suy thoái của nền kinh tế thông qua sức mua giảm trong khi Nga dựa vào kinh tế tiêu dùng để phát triển.
Mặc dù năm 2016 Nga vẫn là nước giàu mạnh hơn Ukraina, nhưng Ukraina sẽ có xu hướng đi lên vững chắc thậm chí chính phủ dậm chân tại chỗ công cuộc cải cách. Ukraina vẫn được IMF hỗ trợ mặc dù gần đây việc giải ngân đã bị đình trệ vì Quốc hội chưa thông qua ngân sách năm 2016 và vì luật thuế mới. Nước này cũng đã đạt được thỏa thuận với hàng loạt chủ nợ trong việc cắt giảm nợ và thời hạn thanh toán được nới rộng hơn. Việc bãi bỏ thị thực vào EU sẽ là động lực rất cần thiết thúc đẩy tinh thần đã rệu rã và mệt mỏi vì chiến tranh và nghèo đói.
Một kết luận cuối cùng nước Nga ngày càng xa vời với quá khứ tăng trưởng như những năm trước, ngày càng vô vọng khi nền kinh tế suy kiệt, lâm vào tình trạng khủng hoảng hơn so với năm 1998. Ukraina vẫn bị che phủ bởi sự ảm đạm của kinh tế và chính trị nhưng vào năm 2016 Ukraina sẽ sáng sủa hơn so Nga.
Trọng Nghĩa
Anh em oánh nhau thì cả 2 đều bị tổn thất.