Ngày 6 tháng 4 bắt đầu chuyến đi thăm chính thức nước CHXHCN Việt nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Trong xã hội Nga người ta đã quen coi rằng Việt nam là đối tác và người bạn truyền thống mà bỏ qua những mâu thuẫn có thể xảy ra khong quan hệ giữa hai nước. Trong khi đó chính sách ngoại giao ngày nay của Việt nam rất phức tạp và đầy mâu thuẫn, và Matxcova buộc lòng phải thích nghi với điều đó.
Để có thể tồn tại như một thực thể chính trị, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt nam hiện nay buộc phải chứng tỏ được khả năng bảo vệ đất nước chống cả ngoại xâm và nội xâm, đồng thời phải đảm bảo nâng cao mức sống cho hơn 90 triệu người dân trong nước. Kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Mới đây Việt nam đã thoát được lên nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng vẫn còn đó những khó khăn để tăng trưởng. Trong gia đoạn 2015-2016, dự kiến tăng trưởng GDP sẽ đạt mức trên 6% một ít, điều này theo đánh giá ở các nước phát triển thì không đến nỗi tồi, nhưng chưa thể với tới cái gọi là kỳ tích kinh tế. Vì thế hiện nay đồi với nền kinh tế hướng tới xuất khẩu của Việt nam thì khả năng tiếp cận công nghệ, nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ có ý nghĩa ưu tiên hàng đầu.
… (Việt Nam) cần phải mở rộng mạng lưới các đối tác thực dụng.
Đối với thực tế chính sách đối ngoại điều đó có nghĩa là cần phải mở rộng mạng lưới các đối tác thực dụng. Ngay từ sau chiến tranh biên giới 1979, giới lãnh đạo Việt nam đã không tin vào sự đoàn kết của khối và đã bắt đầu ”không xếp trứng trong một giỏ” nữa mà giữ quan hệ tốt đẹp với Trung quốc, Mỹ và Nga và với cả Ấn độ, các nước châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á.
Chả có nước nào gần gũi Việt nam hơn Trung quốc. Nguyên nhân thì hiển nhiên – cùng chung nền văn minh, hệ thống chính trị giống nhau và “độc quyền về vị trí địa lý”. Đối tác thương mại lớn nhất này của Việt nam chiếm đến một phần tư toàn bộ lượng nhập khẩu. Trong khi đó thiếu hụt nghiêm trọng để cân bằng cán cân thương mại với Trung quốc đang làm cho giới chuyên gia Việt nam cực kỳ lo lắng. Mà điều này chưa phải là mặt đen tối nhất trong tình hữu nghị nhiều mặt của Việt nam và Trung quốc.
Những khó khăn lớn nhất là liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông tại quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Nếu như các mâu thuẫn giữa Bắc kinh và Hà nội có thể giải quyết tương đối đơn giản thì việc tham gia của các nước Đông nam Á khác và mối quan tâm đặc biệt của thế giới lại làm tăng giá trị tiền cược của tranh chấp dẫn đến khó giải quyết. Như thường lệ, các nước thứ ba thường đứng về phía nước nhỏ và yếu hơn là Việt nam. Điều này lại làm cho Trung quốc tức giận và bị cảm thấy như đang bị bao vây và rất không muốn rút lui.
Quan hệ giữa Việt nam và Trung quốc luôn luôn là phức tạp. Trong số hàng chục cuộc kháng chiến giải phóng đất nước mà Việt nam phải trải qua trong lich sử lâu dài cẩu mình thì chỉ có hai cuộc chiến không phải là chống Trung quốc. Điều đó làm cho trong xã hội Việt nam một tâm lý dân tộc chủ nghĩa – Phần lớn những người đối lập trong nước đã lên tiếng đề nghị cứng rắn hơn trong quan hệ với láng giềng phương Bắc. Vào tháng 5-2014 khi Trung quốc đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam, ở một số vùng trong nước Việt nam đã có sự phá hoại các công ty Trung quốc, mặc dù là một phần trong số đó hóa ra là công ty Đài loan và Hàn quốc
Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi nói đến sự rạn nứt giữa Việt nam và Trung quốc. Cùng chung nền văn hóa chính trị và sự gần gũi của giới thương lưu đã tạo ra mối quan hệ giữa hai đảng vô cùng chặt chẽ. Đã có ý kiến cho rằng không có một quyết định về chính sách đồi ngoại nào của Hà nội mà không có tham khảo với Bắc kinh. Dù thế nào chăng nữa thì quan hệ trực tiếp theo tuyến ĐCS Trung quốc và ĐCS Việt nam đã nhanh chóng giải quyết được nhiều khủng hoảng. Những đàm phán ngầm về vụ khủng hoảng gian khoan cũng diễn ra theo đường giữa hai đảng, dù vậy vẫn có những đảng viên cộng sản không hài lòng vì cho rắng với Trung quốc thì cần phải cứng rắn hơn.
Cái sự yêu rồi ghét ấy làm cho các nhà lãnh đạo Việt nam lại mong muốn mở rộng các quan hệ đối ngoại, lợi dụng đúng vào lúc Mỹ đang cố gắng củng cố hệ thống đồng minh ở chấy Á. Việt nam là mấu chốt trong chiến lược ấy và là một trong số ”người bạn mới” quan trọng nhất của Washington. Kể từ sau khi bình thường hóa năm 1995, quan hệ giữa hai nước phát triển rất mạnh, nhất là trong lính vực kinh tế. Ngày nay, thị trường Mỹ là hướng quan trọng nhất của xuất khẩu từ Việt nam (khoảng 18% tổng khối lượng). Một điểm không kém quan trọng là Việt nam đang sẵn sàng để tham gia vào TPP, một công cụ quan trọng của Mỹ để củng cố ảnh hưởng của mình tại khu vực.
Trong năm 2014, có hai xung lực làm cho Washington và Hà nội xích lại gần nhau hơn. Thứ nhất đó là bỏ một phần giới hạn cung cấp cho Việt nam vũ khí Mỹ. Hiện thời thì mới giới hạn được cung cấp trang bị và kỹ thuật quan sự dung để ”giữ gìn an ninh biển”, nhưng phía Việt nam đang đề nghị bỏ hẳn cấm vận vì cho rằng giới hạn cung cấp này không thể làm cho quan hệ được bình thường hóa hoàn toàn. Nhân tiện xin nói là người lobby quan trọng nhất để xóa bỏ cấm vận lại chính là nghị sĩ nổi tiếng John McCain (người đã từng bị Việt nam bắt làm tù binh). Thứ hai, đó là việc ký kết Thỏa ước 123 (Thỏa ước hạt nhân dân sự) và được Thượng viện phê chuẩn, cho phép các công ty Mỹ cung cấp cho Việt nam thiết bị của nhà máy điện nguyên tử, điều này vô cùng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về điện của Việt nam đang tăng cao.
Tất nhiên cũng không thể gọi là quan hệ này không có các bóng mây che khuất. Trở ngại ở đây là vẫn đề bảo đảm nhân quyền. Mỹ vẫn phê phán chính quyền Việt nam về việc vi phạm quyền của các đối lập chính trị, thiểu số tôn giáo, công nhân và các nhà báo. Đương nhiên làm việc với chính quyền cộng sản không phải là chuyện đơn giản dói với người Mỹ, đồng thời trong ĐCS Việt nam cũng có những e ngại nghiêm túc về việc mục đính lâu dài mà Washington theo đuổi trong việc tiến lại gần nhau chính là làm giảm bớt độc quyền lãnh đạo của đảng.
Tóm lại cho đến hôm nay thì Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận ở Việt nam một mức độ chưa phù hợp với tiêu chuẩn cao về dân chủ và quyền con người. Chế độ chính trị ổn định, nắm chắc quân đội trong tay nhà nước – đó là những phẩm chất của đối tác tầm châu lục mà Mỹ cần ở Đông Nam Á. Nhận thức được giá trị cảu mình đối với Mỹ ở Đông Nam Á, Hà nội cũng tính toán để củng cố an ninh của mình, làm đơn giản hóa việc thâm nhập hàng hóa Việt nam vào thị trường Mỹ và lôi kéo công nghệ và nguồn vốn đầu tư mới.
…Việt Nam không muốn trở thành nạn nhân của một xung đột đối đầu hai cực mới
Đặt cược vào mối quan hệ chặt chẽ với Trung quốc và Mỹ, giới lãnh đạo Việt nam vẫn không muốn trở thành nạn nhân của một cuộc xung đột đối đầu hai cực mới. Và vì thế Việt nam còn cần đến Nga nữa. Trong quan hệ giữa Matxcova và Hà nội hiện nay có thể thấy 3 hướng phát triền rất tiềm năng. Thứ nhất, hợp tác kỹ thuật quân sự. Lính vữ này chugns ta được thừa hưởng do sự giúp đỡ quân sự cảu Liên xô khi Việt nam còn đang chiến đấu và cho đến nay vẫn đang được ưu tiên. Có lẽ thành tự lớn nhất đạt được là hợp đồng cung cấp 6 tầu ngầm loại “Varshavanka”. Hơn nũa tầu ngầm hiện nay ở Đng Nam Á gần giống như đồ quân sự ”mốt nhất” – nhiều nước coi đây là vũ khí hiệu quả nhất để chống lại sự bành trướng cảu Trung quốc trên biển.
Thứ hai, lĩnh vực năng lượng với nhiều khía cạnh. Cứ nói đến lĩnh vực này thì CTLD “Vietsovpetro” lại được nêu lên như câu thần chú vậy. Xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí này đã hoạt động từ năm 1980 rất thành công trên thềm lục địa ở Việt nam. Tuy nhiên hiện nay còn có nhiều dự án mới hơn, trong đó có cả (nói ra nhiều đồng bào của tôi sẽ ngạc nhiên) dự án ở trên lãnh thổ Nga – Ở khu tự trị Nenetsk và vùng Orenburg. Còn viên kim cương danh giá trên vương miện của sự hợp tác ăng lượng Nga-Việt nam phải nói chính là dự án nhà máy điện nguyên tử “Ninh Thuận -1” do công ty ”Atomstojexport” triển khai ở Việt nam.
Thứ bà, đó là vùng thương mại tự do của liên minh Evrasii – Việt nam mà thỏa thuận cho việc này sẽ được ký kết ngay trong anwm 2015. Đây là một trong số những dự án đa phương giữa hai nước được nói đến nhiều nhất. Dự kiến sẽ hủy bỏ thuế nhập khẩu cho rất nhiều mặt hàng và điều đó sẽ làm tăng khối lượng thương mại hai bên.
Nhưng ở đây cũng vẫn còn có những khó khăn. Lưu lượng hàng hóa, vốn vẫn được dung làm thước đo mức độ phát triển quan hệ các bên, quả thực là có tăng. Các bên đã hài lòng xác nhận: kim ngạch đã đạt được mức 4 tỷ đô la. Tiếc thay con số này lại chỉ chiếm có 1% kim ngạch của Việt nam và 0,5% kim ngạch cảu Nga. Có thể so sánh với tổng khối lượng thương mại Việt nam và Mỹ là 36 tỷ đô la, vứi Trung quốc là 58 tỷ. Việc thành lập Vùng thương mại tự do Evrazii – Việt nam chắc là có thể làm tăng thêm kim ngạch hai chiều nhwung ở cả Việt nam và ở cả Nga người ta vẫn còn nghi ngờ hiệu quả liệu có mạnh không.
Nhưng ngay cả trong những lĩnh vực truyền thống vừa nói tới đó trong quan hệ giữa Matxcva và Việt nam đó thì Nga vẫn bị cạnh tranh. Trong lính vữ điện nguyên tử thì đó là Hần quốc, Nhật và sắp tới là Mỹ. Trong lính vực khai thác dầu khí thì Ấn độ đang dẫm vào gót rồi. Liệu sẽ còn gì cho việc xuất khẩu kỹ thuật quân sự Nga nếu như Mỹ hủy bỏ hoàn toàn cấm vận cung cấp cho Việt trang bị quân sự. Tiếng chuông cảnh báo đã từng vang lên khi câu chuyện ầm ỹ về việc Công ty của Ixraen “”Galil”” năm ngoái đã thắng thầu công ty ”Kalashnhikov” – từng được các nước đang phát triển rất yêu mến – để giành quyền xây dựng tại Việt nam nhà máy lắp ráp súng.
… liệu Nga có thể chào cho Việt nam cái gì mà những nước khác không thể chào được?
Đã đến lúc phải nghĩ xem, liệu Nga có thể chào cho Việt nam cái gì mà những nước khác không thể chào được? Dùng các mặt hàng gì để gia tăng kim ngạch giữa hai nước? Liệu ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể giữ được tỷ số giá cả/chất lượng của các mặt hàng của mình đủ mức để hấp dẫn Hà nội không? Liệu Nga có còn đủ sức và lực trong hoàn cảnh đang diễn ra hiện nay để tham gia và các dự án đầu tư lớn ở Việt nam và liệu matxcva có lấy được lợi lộc gì từ nền kinh tế cả đất nước châu Á đang phát triển này không? Cho đến giờ thì những câu hỏi đó chỉ càng trở nên gay gắt hơn mà thôi.
Nga quan trọng đồi với Việt nam như là một nước lớn không nằm trong khu vực mà giới lãnh đạo đã có quan hệ chặt chẽ từ trước. Thực ra thì những quan hệ đó trong lich sử hiện đại lại chưa được thử thách lần nào. Hồi tháng ba trên báo chí dấy lên chuyện Washington gửi cho Hà nội đề nghị không cho phép Nga sử dụng cảng biển Cam ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom nguyên tử. Phía Việt nam đã phản ứng lại bằng một bình luận không hẳn là vòng vo, không hẳn đanh thép trên một trang mạng Nga là Sputnik News. Tất nhiên là việc ‘’rò rỉ” một thông tin như vậy lên phương tiện thông tin đại chúng là việc khá thô thiển về phía của Bộ Ngoại giao nhưng câu hỏi dù sao cũng đã được đặt ra: liệu Việt nam có sẵn sàng chấp nhận thua thiệt chính trị vì quan hệ chặt chẽ với Nga trong khi phải làm xấu đi quan hệ với Phương Tây hay không?
Những mâu thuận tương tự vậy cũng có thể xuất hiện trên quan hệ tay ba Nga – Việt nam – Trung quốc. Cả hai nước đều là đối tác chiến lược cả, nhưng phải làm gì nếu như giữa hai đối tác ấy xảy ra xung đột? Và nếu như phải lựa chọn (một trong hai) thì chúng ta phải nói thực: chúng ta biết chắc chắn là Matxcva sẽ chọn ai rồi.
Một lịch sử phong phú của mối quan hệ, sự phát triển của các cuộc đối thoại về kỹ thuật quân sự và chính trị – đó là nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương. Thế nhưng nếu chúng ta không xây được ngôi nhà vững chãi trên nền tảng đó thì vẫn sẽ chẳng có chỗ mà dung thân.
Tiêu đề của bài báo đã được sửa lại trong bản tiếng Nga. Tiêu đề cũ của bài báo là: “Đến nơi mà người ta không mong đợi mình”, nguyên bản tiếng Nga là: “Туда, где нас никто не ждет”.
Bài viết của Anton Tsetov – chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế.
Người dịch: Đào Ngọc Trung
Trả lời