Bộ trưởng: Ai đã dấn thân, trả nợ nhiệm kỳ?

Đại hội Đảng 12 sẽ đánh dấu một nhiệm kỳ nhân sự mới, trong đó sẽ có những gương mặt mới bên cạnh những gương mặt tái cử được lựa chọn ra từ Trung ương khóa 12.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trao đổi với VietNamNet khi nhìn lại nhiệm kỳ của các bộ trưởng – những ủy viên Trung ương khóa 11, trong đó ông nhắc đến một “món nợ”.

Món nợ cải cách thể chế

Trong lĩnh vực ông theo dõi, nhất là cải cách về thể chế kinh tế – một nhiệm vụ sống còn hiện nay – còn món nợ nào của các bộ trưởng mà ông muốn thẳng thắn chỉ ra?

Bộ trưởng là tư lệnh ngành, có quyền lực trong tay, sao phải sợ ai nếu như họ quyết tâm. Chỉ sợ họ không vượt qua được chính mình. Đổi mới tư duy là sự thay đổi đòi hỏi phải vượt qua chính mình mới làm được.

Chỉ khi có sự lựa chọn ưu tiên, các bộ trưởng mới để tâm, dồn công sức nghiên cứu, tìm tòi.

Khi đó, cách đưa vấn đề nào ra để bảo vệ trước Chính phủ, Quốc hội và tham vấn bảo vệ trước các bên có liên quan, các bộ trưởng sẽ nói một cách thuyết phục.

Khi bộ trưởng không quan tâm thì cứ vắng tờ giấy là bị đổ, người ta hỏi, bộ trưởng không biết trả lời thế nào.

Trong cải cách thể chế kinh tế, xin dẫn chứng ngay “món nợ” việc thực hiện nghị quyết 19 (NQ 19) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Qua 2 năm NQ 19 đi vào cuộc sống, chỉ có 2 bộ ngành làm tốt và có kết quả rõ ràng là Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Hai bộ khác là GTVT và NN&PTNN có hành động nhưng kết quả không rõ ràng.

Đến tháng 9/2015, thấy không có tiến triển, Thủ tướng phải ra quyết định về đề án cải cách các quy định về quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu.

Trong đó định ra 87 văn bản yêu cầu các bộ soạn thảo trong quý 4/2015. Đến hết năm, cũng không có chuyển biển gì.

Nó đặt ra câu hỏi: Các bộ trưởng không quan tâm cải cách thể chế nói chung và cải cách kinh tế nói riêng?

cải cách thể chế, bộ trưởng, Trung ương khóa 12, ủy viên trung ương, Đại hội Đảng 12, Nguyễn Đình Cung
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Bộ trưởng hãy dấn thân cho cải cách thể chế

Sự chậm trễ, giậm chân tại chỗ về cải cách thể chế trong câu chuyện NQ 19 không thể nói do ai khác ngoài các bộ trưởng. Lãnh đạo có thúc ép thì dưới mới làm.

Áp lực giải trình trách nhiệm

Phải chăng khi đặt mình ngoài hệ thống, việc vận dụng các tư duy đổi mới để cải cách thể chế, tạo sự thay đổi dễ dàng hơn khi đặt mình vào hệ thống, nhất là ở vị trí bộ trưởng, thưa ông?

Một vị bộ trưởng không vì việc chung thì ngồi vào ghế đó làm gì? Và tại sao cùng là bộ trưởng, có người làm được, có người không làm được?

Bộ trưởng là người được đi khắp nơi, có cơ hội tiếp xúc với các nguồn thông tin, cái mới hơn những người khác. Quan trọng, bộ trưởng có áp lực nào để tạo thay đổi?

Tôi cho rằng, sự khác biệt giữa các bộ trưởng không phải sự khác biệt về trình độ mà là về tư duy. Có thay đổi tư duy mới có khả năng tiếp nhận ý kiến người khác, chấp nhận sự khác biệt.

Lúc đó anh mới lựa chọn được cái gì phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Tôi nghĩ, ai cũng có thể thay đổi tư duy được hết. Vấn đề họ có sẵn sàng, chấp nhận sự thay đổi?

Ở các nước, một chính sách không tốt, dân phản ứng, có thể quy trách nhiệm rõ ràng cho ai và phải có người đứng ra chịu trách nhiệm việc đó.

Trách nhiệm ở đây không phải là xử phạt hay bỏ tù người ta mà phải xác định được trách nhiệm anh làm không tốt và anh phải nhường lại chỗ cho người khác làm tốt hơn.

Ở ta không có cơ chế quy trách nhiệm kiểu như vậy. Bộ trưởng không chịu áp lực trách nhiệm giải trình đến cùng trước một chính sách thì bộ máy liên quan cũng vậy thôi.

Bộ trưởng dấn thân

Ông có khắt khe với các bộ trưởng không, vì khi chất vấn ở Quốc hội, các bộ trưởng vẫn thường giải trình gắn câu làm “đúng quy trình” đấy thôi?

“Đúng quy trình” là cách giải trình rất vô cảm, như thế không ai chịu trách nhiệm gì sao? Quy trình là công cụ, không phải mục tiêu. Nếu bên dưới làm không đạt kết quả, có nghĩa quy trình có vấn đề, phải thay đổi và phải có người chịu trách nhiệm về quy trình này.

Có lẽ chúng ta phải thay đổi để “đúng quy trình” không phải là cái phao cứu sinh.

Bộ trưởng là chính trị gia chuyên nghiệp, được kỳ vọng tạo sự khác biệt, để lại dấu ấn trong nhiệm kỳ về sự thúc đẩy xã hội phát triển.

Một bộ trưởng phải trực tiếp xử lý những vụ việc cụ thể chứng tỏ bộ máy đó có vấn đề.

Ông kỳ vọng gì về thế hệ bộ trưởng trong nhiệm kỳ mới, những người được chọn ra từ nguồn Trung ương khóa 12 sau Đại hội Đảng?

Tôi muốn quay trở lại món nợ cải cách thể chế. Hy vọng nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều bộ trưởng dấn thân cho cải cách thể chế nhiều hơn.

Với những người không mới, mà còn trẻ, sức lực, tâm huyết, năng lượng cải cách, thay đổi của họ sẽ lớn hơn. Áp lực, thách thức theo đó cũng lớn hơn so với nhiệm kỳ cũ.

Theo vietnamnet.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề