Anh ra khỏi EU sẽ làm Putin vui mừng?

Trong những tuần gần đây một loạt các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ quan điểm về cuộc trưng cầu của Anh đối với EU. Phần lớn trong số các lãnh đạo đều muốn nước Anh trong EU.

“Nếu quốc gia nào gần gũi với bạn, những người có quan hệ đặc biệt với bạn, họ sẽ đưa ra lời khuyên là nước Anh nên ở lại EU. Đó mới là lời khuyên đáng giá”, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết.

Về phía Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk nói “Vương quốc Anh cần châu Âu và châu Âu cần Vương quốc Anh”.

Còn Tổng thống Nga V.Putin nói gì về việc Vương quốc Anh ở lại hay rời khỏi EU? Cho đến nay hoàn toàn không có gì. Điện Kremlin giữ im lặng về vấn đề này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Nga không để ý đến cuộc tranh luận đi hay ở lại EU. Gần đây Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông Putin “có thể thấy hạnh phúc” nếu Anh rời khỏi EU.

Thậm chí Ngoại trưởng Anh Philip Hammond còn nói trực diện hơn. “Nếu được nói ra sự thật thì quốc gia duy nhất muốn chúng tôi rời khỏi EU chính là Nga. Và có lẽ tôi phải nói ra những gì để  chúng ta biết”.

Khẳng định của Ngoại trưởng Anh đã làm quan chức Nga ngạc nhiên tột độ. “Người ta đang đổ mọi tội lỗi lên đầu Nga. Không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới.” Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.

“Chúng tôi đang theo dõi, ví dụ các chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ và chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này. Không có gì là ngạc nhiên khi Nga không có gì liên quan đến chuyện Anh đi hay ở EU. Chúng tôi không dính líu đến việc này.”

Lợi ích trong trò chơi

Thực sự Nga “không tham gia”: Rốt cuộc cử tri Nga không có quyền quyết định cho Vương quốc Anh ở hay đi khỏi EU. Mặc dù vậy Nga “không có lợi ích trong vấn đề này?” Đó là điều đáng bàn và gây tranh cãi.

Nigel Farage – một người vận động hành lang hàng đầu về nước Anh rời khỏi EU – ông là người ngưỡng mộ Putin và lên án chính sách của EU về Ukraina

Nigel Farage – một người vận động hành lang hàng đầu về nước Anh rời khỏi EU – ông là người ngưỡng mộ Putin và lên án chính sách của EU về Ukraina

“Nếu nước Anh ra khỏi EU và nếu có cuộc khủng hoảng trong Liên minh châu Âu thì đây là một thắng lợi của tuyên truyền địa phương”. Giáo sư Sergei Medvedev đến từ Họ viện kinh tế Moscow tuyên bố. Ông  tin rằng tính toán của Kremlin rất đơn giản: Anh rút khỏi EU = EU yếu = nước Nga mạnh.

“Moscow nhìn thấy tất cả như một trò chơi không mất tiền. Vì vậy những gì xấu cho Liên minh châu Âu là tốt cho Nga họ chỉ nghĩ đơn giản vậy. Nhưng họ không nghĩ xa hơn đó là EU là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Chúng ta đặt câu hỏi nếu không được miễn thị thực du lịch thì doanh nghiệp Nga sẽ thế nào? Tất nhiên chi phí của các doanh nghiệp Nga sẽ lớn hơn. Họ không nghĩ theo hướng này”.

Đây là một phần nằm trong “trò chơi” địa chính trị, trong đó Moscow đã nuôi dưỡng mối quan hệ song phương được coi là “thân thiện” với Hy Lạp, Áo, Hungaria và Slovakia. Một trong những mục đích của trò chơi này là để phá vỡ sự thống nhất của EU cũng chính phá vỡ biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ngay cả tại những nước có lập trường cứng rắn đối với Moscow thì Điện Kremlin vẫn đang tìm kiếm bạn bè. Cụ thể đầu năm nay ông Putin đã tổ chức cuộc gặp với nhà lãnh đạo bang Bavaria – Đức ông Horst Seehofer. Việc mời lãnh đạo bang Bavaria nằm trong chiến thuật cổ điển “chia để trị” vì  ông Horst Seehofer cũng là một nhà đối lập gay gắt với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Một số chính phủ phương Tây cũng cáo buộc điện Kremlin đã cố gắng gây mất đoàn kết trong nội bộ EU bằng cách hỗ trợ cho các đảng dân tộc cực hữu ở châu Âu.

_89894380_putinandseenewafp3feb16

EU ‘trong cuộc khủng hoảng sâu sắc’

“Nga sẽ không hò reo nếu EU suy thoái sâu hơn, mặc dù vậy điều cần thiết là chúng ta phải có những nỗ lực lớn hơn”, Fyodor Lukyanov, biên tập chính của tạp chí Nga về vấn đề toàn cầu nói.

“Vì EU đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc về quan điểm. Tất cả các lực lượng chống châu Âu và bài ngoại đang phát sinh không phải vì sự ủng hộ của Moscow. Họ vì mâu thuẫn sâu sắc trong nước, trong Liên minh châu Âu. Thực tế là họ sử dụng những đối tượng bên ngoài để phục vụ lợi ích cho bản thân họ – đáng tiếc đây là điều bình thường trong chính trị”.

Ngoài biện pháp trừng phạt, đây cũng chính là lý do khiến Nga bực tức EU: Họ thấy EU như một câu lạc bộ độc quyền được thành lập nhưng lại cho Nga ngoài lề.

Đầu năm nay tôi đã tham dự một cuộc họp tại Moscow giữa thượng nghị sĩ Nga và các chính trị gia châu Âu và các nhà hoạch định chính sách. Trong bài phát biểu ông Konstantin Kosachev người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Thượng viện tuyên bố EU và Nato đã vượt qua Hiến chương Paris 1990, trong đó đưa ra “chính thức kết thúc Chiến tranh lạnh”.

Ông Kosachev nói “trong Hiến chương đề cập đến ba tổ chức quốc tế để xác định tương lai của châu Âu và thế giới đó là: LHQ, OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu) và Hội đồng châu Âu. Bạn sẽ không tìm thấy một đề cập nào nói về NATO. Và EU chỉ được nhắc đến một lần trong phần kinh tế / thương mại.”

“Nó được vạch ra tương lai của châu Âu sẽ được quyết định bởi các chính phủ quốc gia. Tuy nhiên, NATO và EU không hề có ý định xây dựng một châu Âu bình đẳng.”

Ông Kosachev đã không đề cập đến một sự kiện quan trọng đó là Hiến chương Paris ra đời thì một năm sau Liên xô tan rã và bộ mặt của châu Âu đã thay đổi. Liên minh châu Âu chính thức được thành lập năm 1993 thay thế cho Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Và khi quan hệ EU – Nga nồng ấm Moscow hiếm khi buộc tội Brussels vi phạm Điều lệ Paris.

Thậm chí nếu Anh ra khỏi và làm EU suy yếu, Moscow vẫn phải hiểu rằng họ vẫn cần mối quan hệ với Brussels.

“Ngay cả Liên minh châu Âu suy yếu vẫn là một liên minh. Đối với Nga sẽ dễ dàng hơn để đối phó với từng quốc gia, đặc biệt là các nước lớn của EU. Nhưng tôi nghĩ không ai ở Moscow nghĩ điều này có thể thực hiện được”. Fyodor Lukyanov nói.

Đức Dũng (theo BBC)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề