Nhìn trên bản đồ thế giới, Biển Đen có vị trí chiến lược không chỉ với châu Âu mà còn cả bán đảo Tiểu Á, Trung Đông, Bắc Phi. Nhưng Nga đang có những bước đi chiến lược để kiểm soát hoàn toàn khu vực Biển Đen.
Tuần trước, chỉ huy hàng đầu của lực lượng NATO, tướng Philip Breedlove cảnh báo rằng việc Nga gia tăng quân sự trên bán đảo Crime có thể cho phép Moscow kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đen.
“Chúng tôi rất quan ngại việc Nga gia tăng quân sự tại Crimea. Khả năng quân đội Nga ở Crimea sẽ tạo ảnh hưởng lên gần như toàn bộ Biển Đen”, viên tướng không quân Mỹ cho biết.
Hồi giữa tháng 11, ông Breedlove tố cáo Nga đã có kế hoạch đưa máy bay tăng cường tới Crimea và sau đó triển khai thêm 14 máy bay chiến đấu tại bán đảo này gồm 10 chiếc Su-27 và 4 chiếc Su-30. Ngoài ra, tướng không quân Mỹ còn tố cáo Nga triển khai vũ khí “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân” tại Crimea. Điều đó khiến căn cứ hải quân của NATO tại Naples và các khu vực phụ cận bị rơi vào tầm nguy hiểm.
Nhưng Nga không chỉ tiến hành những bước đi quân sự mà còn cả về ngoại giao để tạo ảnh hưởng tại Biển Đen. Đó chính là chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt hợp tác kinh tế và an ninh năng lượng.
Eo biển Bosphore là yết hầu của Biển Đen nối với Địa Trung Hải. Để vào được Biển Đen thì chỉ có một lối vào từ Bosphore do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Nếu tàu chiến Nga từ Baltic hay hạm đội phương Bắc muốn vào Biển Đen thì bắt buộc họ phải qua eo biển của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa eo biển này thì Biển Đen sẽ thành hồ kín. NATO luôn dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên trong khối) để ra áp lực phong tỏa với hạm đội Hắc hải của Nga.
Trước khi ông Putin tới Ankara, 4 tàu chiến Nga đã xuất phát từ Murmansk (đại bản doanh hạm đội Phương Bắc), gần với Phần Lan – Na Uy, diễu binh qua Biển Bắc xuyên qua eo Dover rồi vòng xuống Địa Trung Hải để vào Biển Đen.
Anh và Pháp đều gai mắt trước chuyến thị uy của 4 tàu chiến Nga và điều họ mong muốn nhất là chặn tàu vào Biển Đen để các tàu này phải “bẽ mặt” quay về. Tuy nhiên, việc Nga kết thân với Thổ Nhĩ Kỳ thì chuyện phong tỏa Biển Đen sẽ khó xảy ra lúc này.
Cũng cần nói thêm là trong lúc quan hệ Moscow – Ankara ngày càng nồng ấm thì Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên còn lại của NATO lại đang rạn nứt nghiêm trọng. Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ không làm tròn “bổn phận thành viên” vì không chịu nghe Mỹ đưa bộ binh vào đánh IS giúp Mỹ (Mỹ tuyên bố không dùng bộ binh cho tiết kiệm xương máu). Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không triển khai bộ binh gây thù chuốc oán với tổ chức hồi giáo khủng bố IS ngay sát nách.
Nguồn: Một Thế giới
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Diễn trò lo ngại nữa. Biển Đen là cửa ngõ nước Nga, không kiểm soát thì để NATO kiểm soát hộ chắc :v :v :v Thế NATO kiểm soát biên giới nước Nga thì có đáng lo ngại không?
NATO chặn ở eo biển Bosfor rồi thì hạm đội biển đen của Nga cũng chỉ múa võ trong cái ao (chiếm một phần của) nhà (hàng xóm) mà thôi 🙂
Nga làm sao ăn hết Biển Đen được. Ngoài Ukraina, Gruzia ra vẫn còn nhiều nước khác nữa chứ. Trong đó có cả những nước Đông Âu nay đã là thành viên của Nato rồi.
Hạm đội của Gruzzia sau chiến tranh 5 ngày hiện đã phục hồi lại chưa các bác nhi?
Turkey nó chặn ko ra ko vào, thì hóa ra bơi quanh ao nhà à, chỉ giỏi múa gậy trong bị.
Eo biển Bosphore mới là cửa ngõ của Biển Đen , mà eo biển này lại thuộc về Thổ nhĩ kỳ , mà Thổ nhĩ kỳ lại là thành viên của NATO . Vậy thì cần gì phải phục hồi cái gì kia chứ !
Đến khổ với mấy bác. Ngồi nhạo báng sức mạnh quân đội Nga nhưng đến khi quân đội Ucraina bị đánh bại thì lại gào ầm lên là tại thằng Nga nên thua. Còn eo biển Bosphore nó có hiệp ước quản lí đàng hoàng chứ có phải của riêng anh Thổ đâu. Mà vấn đề là mấy bác chính trị gia bàn phím trên này mạnh miệng vì nói xong để đấy, chứ lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có làm như lời các bác nói không thì thực tế lại trả lời là không.
Chẳng ai nói quân đội Nga yếu đâu Hương Hương, Khanh Le ( về sức mạnh đứng thứ 2 TG sau Mỹ ), quân đội Ukraine quá yếu ( khỏi bàn cãi ), vấn đề ở chỗ : Dùng quân đội đó để bảo vệ Tổ quốc mình hay đi xâm lược, bắt nạt các nước yếu , đó là vấn đề cần bàn về quân đội Nga ( dưới sự chỉ đạo của Putin ) ?
Cố học hỏi đi đã rồi chém gió chưa muộn bạn gì có tên như gái khựa à. Eo biển Bosfor có hiệp ước gì mà định khước từ chủ quyền của Thổ thế bạn? Bạn định nói hiệp ước các tàu chiến nước ngoài ra vào eo biển này thì chỉ cần check google là có cả đống. Nhưng gì thì vẫn cần sự đồng ý của Thổ thì tàu chiến nước ngoài mới được phép đi qua eo biển này.