Nhiều người – cả ở Ukraina và ở phương Tây, và kể cả các đối thủ của điện Kremlin ở Nga đều coi rằng sự lựa chọn Trump làm tổng thống Mỹ là một tin xấu cho Ukraina. Có những lo ngại sâu sắc rằng Trump có thể ký kết với Putin về những thỏa thuận và nhượng bộ nhất định theo nguyên tắc “đánh đổi Ukraina lấy Syria.”
Ví dụ, Moscow sẵn sàng nhận một trọng trách quan trọng, có lợi cho nước Mỹ ở Trung Đông, tức là sử dụng quân đội của mình để đánh bại LIH và thiết lập trật tự ở Syria.
Còn Trump để đổi lại thịnh tình đó sẽ hứa công nhận sự sáp nhập của Crimea, cho phép Moscow biến Ukraina thành một “vùng ảnh hưởng” và cho phép ông Putin một sự tự do tương đối trong hành động gây chiến chống lại “người anh em”.
Thực tế đã có những cơ sở để khẳng định mối lo này. Trong buổi phát sóng của kênh truyền hình Mỹ ABC, trong một cuộc tranh luận với cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Donald Trump đã tuyên bố rằng bằng việc công nhận Crimea là một phần của Nga, Washington sẽ có thể tranh thủ sự giúp đỡ của Moscow trong cuộc chiến chống lại “nhà nước Hồi giáo”, mặc dù sau đấy Trump đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc này.
Và cho đến nay vẫn chưa rõ – liệu Trump đã có những kế hoạch đó hay tất cả vẫn là câu chuyện được truyền thông thổi phồng nhằm phá vỡ sự im lặng bí ẩn của nhà lãnh đạo mới.
Trong mọi trường hợp – bất kể tổng thống mới được bầu có ý định như vậy hay không thì việc thực hiện chúng, trên thực tế, là không khả thi.
Cách đây vài hôm, vào ngày 13 tháng 2, một vài báo cáo của các tổ chức quốc tế liên quan đến hành động của Nga ở Syria đã được đồng loạt công bố. Bức tranh được thể hiện qua các báo cáo đã chỉ ra rõ ràng: Moscow phải chịu trách nhiệm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đến các vi phạm nhân quyền, được nêu trong Điều luật của pháp luật quốc tế về tội diệt chủng và tội ác chiến tranh.
Một trong những trung tâm phân tích phi chính phủ có ảnh hưởng nhất ở Mỹ – Hội đồng Đại Tây Dương – đã công bố một báo cáo mang tên “Sự hủy diệt của Aleppo” (Breaking Aleppo), đã miêu tả trước tiên tất cả các hành động của Nga ở Syria. Với 70 trang của tài liệu, theo các tác giả, “sự sụp đổ của Aleppo được hiển thị rất chi tiết.”
Ngay trong buổi lễ nhậm chức, Trump đã gọi chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, được tiến hành vào tháng 9 năm 2015 là “thời kỳ bạo lực nhất của các cuộc xung đột tại Syria trong sáu năm qua”. Chế độ Assad, cùng với các đồng minh Nga và Iran bị cáo buộc là phá hoại các công trình dân sự và giết hại nhiều thường dân.
Cuộc điều tra của một nhóm lớn các chuyên gia, bao gồm các chuyên gia về pháp y cho thấy bức tranh tổng thể của cuộc tấn công vào các thành phố của lực lượng chính phủ Syria với sự hỗ trợ của máy bay Nga, cũng như các hoạt động riêng lẻ trong cuộc tấn công này, đã cho những kết luận khẳng định về tội ác chống lại nhân loại, đó là việc sử dụng các bom nổ chậm và bom chùm, bom cháy, rồi các cuộc tấn công có sử dụng vũ khí hóa học, các vụ đánh bom vào các bệnh viện và cơ sở hạ tầng.
Theo tài liệu này, các lực lượng chính phủ Syria có tới ít nhất mười lần thả vào các khu dân cư, mà được kiểm soát bởi các khu vực quân nổi dậy, các thùng hóa chất có chứa clohidric. Chưa có bằng chứng của việc sử dụng trực tiếp chlohidric của các lực lượng quân sự Nga ở đó, theo các nhà phân tích, nhưng quân đội Nga như “một đồng minh quân sự của Damascus, đã được hưởng lợi từ việc sử dụng vũ khí hóa học bởi quân đội Syria”
Cùng ngày, ngày 13 tháng 2, tổ chức nhân quyền có uy tín Human Rights Watch đã công bố một bản báo cáo về việc sử dụng vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria trong cuộc giao tranh ở Aleppo vào cuối năm 2016. Theo Human Rights Watch, trong thời gian từ 17 tháng mười một đến 12 tháng 12 2 năm 2016, quân đội chính phủ Syria đã ném ít nhất tám lần vào các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân Aleppo khí clohidric độc hại .
Các máy bay trực thăng của quân đội Assad đã thả bom khí độc trực tiếp vào các khu dân cư. Bản báo cáo cho rằng những số liệu trên mới chỉ gói gọn trong các vụ tấn công hóa học, được xác nhận từ nhiều nguồn tin. Điều này có nghĩa rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều.
Việc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm bởi luật pháp quốc tế. Đó là một “đường vạch đỏ”, mà sự vi phạm – vượt qua ranh giới đó – sẽ loại các chế độ vi phạm ra khỏi thế giới văn minh, và biện minh cho các biện pháp lật đổ chúng. Chính các cáo buộc về sử dụng vũ khí hóa học là sự biện minh cho hành động chính của Mỹ trong việc lật đổ Saddam Hussein.
Vì vậy, có thể kết luận rằng không còn phải lo lắng về việc Trump đánh đổi Ukraina lấy Syria: bản thân Putin cũng không có khả năng để thực hiện thỏa thuận như vậy. Tổng thống Mỹ không được phép gọi một nhà nước mà đã gây tội ác chiến tranh là đồng minh của mình. Ký kết một liên minh quân sự với Moscow ở Syria, với một quốc gia mà đã bị cộng đồng quốc tế buộc tội sử dụng vũ khí hóa học, buộc tội tiến hành các vụ giết phụ nữ và trẻ em, sẽ dẫn đến hậu quả là Trump sẽ ngay lập tức bị rơi vào búa rìu của dư luận và ngay lập tức gây ra một phản ứng của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Đấy là chưa đề cập đến một thực tế là Quốc hội trong trường hợp này có quyền phủ quyết quyết định của tổng thống. Một kịch bản như vậy là hoàn toàn có thể, thêm vào đó Quốc hội Mỹ đã dự kiến phê duyệt một đạo luật nhằm cấm Trump tháo gõ chế tài chống lại Nga. Sáng kiến này đã được một nhóm các nghị sỹ ảnh hưởng của Quốc hội, đại diện cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đưa ra vào 15 tháng 2 vừa qua.
“Đạo luật sửa đổi các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga” (Russia Sanctions Review Act), do các thành viên của Hạ viện của Quốc hội ban hành vào ngày Thứ tư 15/2/2017, buộc Tổng thống Mỹ phải thông báo trước cho Thượng viện về kế hoạch bãi bỏ các biện pháp trừng phạt, được áp đặt sau sự kiện sáp nhập Crimea và nỗ lực của Moscow can thiệp vào chiến dịch tranh cử ở Mỹ.
Bất kỳ mỗi động thái làm giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt phải được sự đồng ý của Quốc hội. Dự luật này vẫn chưa được thông qua, nhưng nó đã được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai Đảng (Dân chủ và Cộng hòa), và do đó số phiếu tối thiểu để thông qua dự luật đã được đảm bảo chắc chắn. Một tuần trước đó, một nhóm các một thượng nghị sĩ, đồng thời các đại diện cho cả hai chính đảng – Cộng hòa và Đảng Dân chủ của Mỹ, đã trình một dự luật tương tự cho các ủy ban của Thượng viện để xem xét.
Ngoài ra, nội dung chính của tài liệu nói rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt là không thể nếu như tổng thống không nộp các bằng chứng cho Quốc hội, để minh chứng rằng Moscow đã ngừng hỗ trợ ly khai vũ trang ở Ukraina và đã từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc của một nhà nước láng giềng. Vì vậy, ngay cả khi Trump có ý muốn ký kết một thỏa thuận nào đó với điện Kremlin, thì ông cũng không thể tự đưa ra bất kỳ lời đề nghị nào. Đồng thời khi đó Trump sẽ bị quy kết tội là đóng vai trò của một cộng tác viên với các tội phạm chiến tranh.
Những quả bom được ném bởi phi công Nga trong khu dân cư, những vụ tấn công hóa học của quân đội Assad, chế độ mà được Liên bang Nga hỗ trợ và tài trợ cho sáu năm xung đột để chống lại công dân của mình, đã trở thành một phản đòn ngược lại vào điện Kremlin. Trong những năm cầm quyền của mình, ông Putin đã gây rất nhiều đổ máu – ở Chechnya và ở Georgia, Ukraina và Syria.
Tuy nhiên máu chưa được trả nợ sẽ không rễ ràng thấm vào mặt đất – mà sẽ trở lại để báo thù những kẻ mà đã gây ra tội ác. Và Putin không nên quên về điều đó. lênh cấm vận – đó vẫn còn là những hình phạt mềm mại nhất, tội diệt chủng – đó mới là con đường thẳng dẫn đến tòa án Quốc tế The Hague, đây cũng là chủ đề chính cho quá trình tố tụng trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bài viết của nhà báo Israel Avraham Shmulevich
Bài đăng trên http://politolog.net/analytics/ximicheskoe-oruzhie-protiv-kremlya-izrailskij-politolog
Nguyễn U Quốc chuyển ngữ
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Bàn về đạo đức và lối sống của ngài Trump
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
Trả lời