Bộ Ngoại giao Mỹ nghĩ ra cách “trảm” Putin và bạn bè nếu Hiệp định Minsk không được thực hiện

Bộ Ngoại giao Mỹ nghĩ ra cách “trảm” Putin và bạn bè nếu  Hiệp định Minsk không được thực hiện.

2015/07/20 | 07:01

Trong trường hợp không tuân thủ các thỏa thuận hòa bình Minsk,  Mỹ một lần nữa sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đặc biệt, Mỹ dự kiến  không cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đối với các  khoản vay của các công ty  Nga. Thời hạn thanh toán giảm  từ 30 ngày đến một tuần và do đó làm mất hy vọng cho hoạt động lâu dài tại thị trường phương Tây – Hãng InoSMI đưa tin.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã tìm ra giải  pháp “trảm”  Putin  và “các bạn” của ông ta. Biện pháp hạn chế  chống lại các đầu sỏ chính trị thân cận  Putin và lợi ích kinh doanh rộng lớn của họ lần này là siết chặt trừng phạt tài chính đối với Moscow –   Joinfo.ua đăng tải theo nguồn thông tin của thời báo  Anh “The Times” .

Theo các quan chức cấp cao của Mỹ,  tại Washington đã  đưa ra các đề xuất bao gồm một nỗ lực  đóng các thị trường tín dụng Phương Tây đối với Nga. “Chúng ta hãy chờ xem những người bạn của  ông Putin sẽ phản ứng ra sao ” –  một trong những quan chức cho biết.

Theo như tài liệu, đề xuất như vậy của  phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh quan ngại của phương Tây về việc  Nga sẽ không thực hiện lời hứa của mình về  cuộc xung đột ở phía đông của Ukraina. Tuần trước, Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk đã thông báo cho các phóng viên báo “The Times”  về hành vi vi phạm gia tăng Hiệp định hòa bình Minsk từ phía Nga.

Các tổng thống Mỹ trong những năm qua đã làm ngơ trước các vụ tham nhũng ở Nga, với niềm tin rằng họ muốn   “thiết lập lại” quan hệ  tốt với Kremlin – tác giả cho biết. Hiện tại các nhà phân tích tình báo Mỹ đang tiến hành điều tra tài chính. “Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi chắc chắn sẽ lần ra những dấu vết những kẻ lập ra con đường phá hoại,  dẫn đến sự ra tăng các cuộc xung đột “, –  một trong những nguồn tin  ở Hoa Kỳ cho biết.

Times lưu ý đến thực tế là cam kết của Mỹ “thắt chặt thòng lọng quanh cổ của bè lũ Putin” làm tăng khoảng cách với châu Âu. Các nhà lãnh đạo EU cũng thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga, nhưng đã làm như vậy chỉ sau nhiều  do dự, tờ báo nhắc nhở. Các biện pháp trừng phạt nhằm chủ yếu chống lại các quan chức quân sự và chính phủ cấp cao, và có thể được gia hạn với sự nhất trí tuyệt đối. Do đó, Vladimir Putin liên tục tìm cách  phá vỡ sự quyết tâm của châu Âu, cố gắng lôi kéo Italia và sau đó  gặp gỡ  với Thủ tướng Hy Lạp Tsipras ở Moscow và St. Petersburg nhằm ký kết các thỏa thuận khí đốt, tác giả cho biết.

Với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ thì tât cả tài sản của các bạn bè Putin tại  các ngân hàng Mỹ bị đóng băng. Hiện tại , một số công ty của Nga và các ngân hàng có thể nhận được tín dụng và mua cổ phiếu và trái phiếu với kỳ hạn thanh toán hơn 30 ngày. Theo kế hoạch mới,  kỳ hạn này được lên kế hoạch để hạn chế chặt hơn – chỉ còn một tuần, tác giả ghi chú. Trong trường hợp này, các công ty và cá nhân mà bị rơi vào danh sách cấm vận  phải cập nhật các hiệp định tín dụng của họ hàng  tuần, dẫn đến tình trạng là  Nga sẽ mất niềm hy vọng vào các khoản đầu tư dài hạn vào thị trường phương Tây. Các kế hoạch này có thể được thực hiện nếu Putin cam kết  tuân thủ các thỏa thuận đã ký trong tháng Hai ở Minsk – Times nhắc nhở.

Các biện pháp này có thể làm trầm trọng  thêm  những các lệnh trước đây nhằm phong tỏa  các tài khoản và từ chối thị thực đối với  hơn 130 cá nhân và 28 công ty,  tác giả viết. Trong số những người có tên trong danh sách cấm vận có chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng “Nga” Yury Kovalchuk, người đứng đầu “Rosneft” Igor Sechin, Chủ tịch  Đường sắt Nga  Vladimir Yakunin và doanh nhân Boris và Arkady Rotenberg.

 Theo Bloomberg, trong năm qua, tài sản của hai chục người giàu nhất bang Nga đã giảm 61 tỷ USD. Mỹ hy vọng rằng mối đe dọa của các biện pháp trừng phạt mới sẽ buộc điện Kremlin rút khỏi cuộc xung đột Ukraina,  Times cho biết. Cho đến nay Mỹ đã kiềm chế không đưa  ra những lựa chọn cực đoan, nhằm ngắt  hệ thống ngân hàng của Nga ra khỏi SWFT  truyền thông quốc tế, vì đó sẽ là một trở ngại đáng kể đối với thương mại. Về phần mình người đứng đầu Ủy ban Duma về các vấn đề quốc tế Alexei Pushkov cảnh báo: “Nếu phương Tây sẽ đưa  biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, việc đó nó sẽ không những không giúp  Ukraina, mà còn  dẫn đến cách ly toàn diện của Nga ra khỏi  phương Tây  cả  trong chính trị lẫn  kinh tế.”
Nguyễn U Quốc (theo joinfo.ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề