Ngày hôm nay các ngoại trưởng Liên minh châu Âu cho biết không có căn cứ để nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga bất chấp lời đề nghị hòa giải từ người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, vì bạo lực gia tăng tại Ukraina.
Bà Federica Mogherini đã đề xuất trong một bản ghi nhớ bí mật là chính phủ các nước EU có thể bắt đầu hội đàm với Nga một lần nữa về ngoại giao toàn cầu, thương mại và các vấn đề khác nếu Moscow thực hiện các thỏa thuận hòa bình Minsk để chấm dứt xung đột tại Ukraine.
“Dựa trên thời sự thực tế tại phía đông Ukraine, không ai có cái ý tưởng nới lỏng trừng phạt”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói trước giới báo chí sau cuộc hội đàm giữa các bộ trưởng EU.
Với những nỗ lực để khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ, phiến quân đã tăng cường các cuộc tấn công trong tuần qua. Giao tranh tiếp diễn xung quanh sân bay Donetsk vào thứ hai.
Đề xuất của bà Mogherini đã vấp phải sự hoài nghi của một số nước EU mà họ sợ rằng sẽ gửi đến cho Tổng thống Putin như một minh chứng của sự suy yếu và lỏng lẻo trong liên minh.
“Hiện tại tôi không nghĩ đến việc chúng ta nên suy nghĩ là làm thế nào để tái tham gia vào các cuộc hội đàm với Nga. Mà Nga nên nghĩ làm thế nào để tái tham gia”, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius nói với các phóng viên.
Bà Mogherini phủ nhận EU đang suy nghĩ về chính sách đảo ngược hiện nay đang áp dụng đối với Nga. Bà phát biểu trong cuộc họp báo
“Không có sự bình thường hóa, không có chuyện “quay trở lại là một đối tác kinh tế bình thường “ theo bất kỳ phương thức nào. Đó là sự phản ánh về cách sử dụng các công cụ của chúng tôi một cách hữu hiệu nhất, nó thể hiện vai trò của chúng tôi tốt nhất có thể”.
Quan hệ EU đối với Nga chỉ có thể thay đổi nếu các hiệp định ngừng bắn Minsk được thực hiện nghiêm túc. Bà nói tiếp “và … những diễn biến mới nhất trên mặt đất chắc chắn không khuyến khích, nó hoàn toàn trái ngược”.
Bộ trưởng EU sẽ tiếp tục “suy nghĩ kỹ về chiến lược” đối với quan hệ với Nga trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU vào tháng Ba.
EU đã đồng thuận cùng Mỹ trong việc áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Nga khi họ cáo buộc Nga hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên 28 quốc gia thành viên thể hiện sự khác nhau về mức độ nhiệt tình trong các biện pháp trừng phạt.
Sebastian Kurz, bộ trưởng ngoại giao của Áo là thành phần chủ hòa trong cuộc tranh luận, ông nói rằng EU nên xây dựng một chiến lược để đưa quan hệ với Nga trở lại dựa trên cơ sở vững chắc trong dài hạn.
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Trả lời