Hôm nay tròn 30 năm thảm họa Chernobyl

Hôm nay, ngày 26 tháng tư, đánh dấu kỷ niệm 30 năm thảm họa Chernobyl – đó là thảm họa môi trường do con người gây ra lớn nhất của thời đương đại.

Vào ngày này năm 1986 1 giờ 23 phút sáng ở blog phát điện thứ tư của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã xảy ra một vụ nổ hóa học rất mạnh khiến đến việc phá hủy hoàn toàn tòa nhà của lò phản ứng và gian tuabin. Kết quả của vụ nổ là bùng lên một đám cháy lớn, lây lan đến mái nhà của blog phát điện thứ 3. Gần như ngay lập tức các nhân viên cứu hỏa đã có mặt ngay tại hiện trường. Mãi cho đến tận 05:00 giờ sáng thì đám cháy mới dập tắt được. Tuy nhiên, ngay ở giữa khối thứ tư mãi cho tới tận mùng 10 tháng 5 mới khống chế và loại bỏ được, khi hầu hết các thanh graphite bị cháy hết.

Sau khi xảy ra vụ nổ và hỏa hoạn thì đã hình thành một đám mây phóng xạ bao trùm không chỉ trên lãnh thổ Ukraina, Belarus và Nga, mà còn trùm đến lãnh thổ của nhiều quốc gia châu Âu – Thụy Điển, Áo, Na Uy, Đức, Phần Lan, Hy Lạp, Romania, Slovenia, Lithuania, Latvia.

Theo quy mô quốc tế của các sự kiện hạt nhân (INES) thì tại nạn này được người ta phân loại theo mức cao nhất – mức thứ bảy của độ nguy hiểm.

Ngay từ đầu, Moscow và các nhà lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩ xô viết Ukraina (USSR) đã giấu thực tế  vụ tai nạn và hậu quả của thảm họa sinh thái. Nước đầu tiên đưa ra thông báo về mức phóng xạ cao là quốc gia Thụy Điển. Chỉ mãi đến ngày 28 tháng 4 tại Liên Xô đã mới có thông điệp chính thức đầu tiên.

Trong những ngày đầu tiên sau khi có vụ tai nạn, người dân đã được sơ tán khỏi khu vực trong vòng bán kính 10 km và tiếp theo mở rộng tới 30 km. Nói chung ở Ukraina bị nhiễm bẩn phóng xạ là 2293 khu dân cư, mà trong cuối những năm 80 của thế kỷ trước lượng dân số tập trung sinh sống tới hơn 2,6 triệu người. Kết quả của thảm họa này là hơn 5 triệu ha đất đã không còn sử dụng được cho nông nghiệp.

Để ngăn chặn sự lan truyền của bức xạ vào cuối năm 1986 lò phản ứng đã được người ta phủ lên một “quan tài” đặc biệt. Theo các chuyên gia, dưới đó còn có khoảng 95% nhiên liệu, đã được nạp cho lò phản ứng tại thời điểm xảy ra tai nạn, cũng như số lượng đáng kể các chất phóng xạ bao gồm các tàn tích của lò phản ứng bị phá hủy.

Vì lý do an ninh, ngày 15 tháng 12 năm 2000 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bị đình chỉ hoạt động. Đồng thời cơ sở “trú ẩn”, được xây dựng vào năm 1986, đang dần dần bị phá hủy.

Năm 2004, đã tiến hành cuộc đấu thầu được tổ chức cho việc thiết kế và xây dựng một “quan tài” mới – là cơ sở nhốt hãm an toàn mới. Công trình được tiến hành xây dựng bắt đầu từ năm 2012. Theo kế hoạch, những công việc chính sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Theo các nhà thiết kế, công trình mới sẽ có thể giải quyết vấn đề, ít nhất là trong một trăm năm nữa, mặc dù kế hoạch loại bỏ trạm này vào năm 2065.

Hiện nay ở Ukraina số lượng nạn nhân của thảm họa Chernobyl là hơn 1,9 triệu người (hay 4,4% dân số), trong đó 210.000 người đã tham gia thanh lý vụ tai nạn, 1 triệu 751.000 người – là những nạn nhân của vụ tai nạn.

Hôm nay trên lãnh thổ của khu vực cách ly và khu công nghiệp của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl dự kiến có những sự kiện để đánh dấu ngày bi thảm này. Đặc biệt, dự kiến ​​sẽ có sự tham gia của Tổng thống Ukraina, lãnh đạo của đất nước, lãnh đạo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, các đại diện của các nước tài trợ cho việc An toàn hạt nhân và quỹ “bảo vệ” Chernobyl.

Nguồn: Ukrinform


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề