Cô đơn….

 

Hôm nay bà đã 70 tuổi, nhưng cả con trai và con gái đều không đến thăm và  không chúc mừng.

Anna Petrovna  ngồi trong công viên của trại dưỡng lão, trên chiếc ghế băng và..khóc. Hôm nay bà đã 70 tuổi, nhưng cả con trai và con gái đều không đến thăm và  không chúc mừng bà.

Quả thật bà bạn cùng phòng, Evgenia Sergeyevna, đã chúc mừng và thậm chí còn tặng bà một món quà nhỏ. Vâng, ngay cả cô y tá Masha cũng chúc mừng và còn tặng bà một quả táo để vinh danh ngày sinh nhật của bà. Trại  dưỡng lão này là nơi tương đối sạch sẽ và phong nhã, còn các nhân viên thường giữ thái độ thờ ơ.

Tất nhiên, mọi người đều hiểu rằng những người già được con cái đưa đến đây để sống nốt quãng đời còn lại  của mình được và nhằm để  giảm bới  gánh nặng cho chúng. Và Anna Petrovna đã được cậu con trai của mình đưa đến trại dưỡng lão. Anh con trai nói là  đưa mẹ đến trại   để  nghỉ ngơi và chữa bệnh, thực tế chỉ vì  bà đã làm phiền đến cuộc sống của họ, nhất là đối với cô con dâu.

Bà Anna có một căn hộ mang tên bà, về sau  người con trai tìm cách thuyết phục để bà sang tên cho anh ta dưới hình thức quà tặng. Vào thời điểm ký kết giấy tờ, anh con trai hứa với mẹ rằng căn hộ vẫn là nhà của bà, rằng bà vẫn sống và sẽ sống ở đó bình thường như mọi khi. Trên thực tế, mọi chuyện lại diễn biến khác đi, anh con trai  ngay lập tức chuyển cả gia đình sang nhà bà và cũng từ đó cuộc chiến tranh bắt đầu xảy ra, nặng nề nhất vẫn là cuộc chiến tranh với  cô con dâu.

Cô  con dâu luôn tỏ thái độ không hài lòng, nấu ăn thì rất tồi, cô ấy thường xuyên không làm vệ sinh phòng tắm và nhiều thứ khác nữa. Người con trai ban đầu thường xuyên  can thiệp vào những cuộc cãi cọ, đứng về phía vợ, sau đó dừng lại, rồi sau này bản thân anh ta thường xuyên la mắng bà mẹ của mình. Đến một lúc nào đó,  Anna Petrovna nhận thấy rằng họ bắt đầu thì thầm với nhau về điều gì đó, nhưng ngay khi bà bước vào phòng, họ bèn  im lặng.

Và vào một buổi sáng, người con trai bắt đầu nói chuyện với bà rằng bà cần phải nghỉ ngơi, cần phải được  điều trị. Người mẹ, nhìn vào mắt  con trai và  cay đắng hỏi lại:

– Con ơi, con sắp đưa mẹ vào trại tế bần phải không?

Anh con trai đỏ bừng mặt, tỏ vẻ lo lắng và  ấp úng trả lời:

– Đâu phải vậy đâu, đây chỉ là một nhà điều dưỡng. Mẹ đến nghỉ ở đó  một tháng, rồi lại trở về nhà thôi.

Rồi anh đưa bà đi, nhanh chóng ký kết một loạt giấy tờ và vội vã rời đi, không quyên hứa sẽ sớm trở lại đón bà.

Sau đó, anh ta chỉ xuất hiện một lần duy nhất: anh con trai mang hai quả táo, hai quả cam cho mẹ. Anh ta hỏi qua loa xem sức khỏe của bà thế nào rồi thậm chí không kịp nghe câu trả lời, vội vã rời đi đâu đó.

Và bà Anna ở lại đây đã được hai năm.

Một tháng sau đó, khi không thấy con trai bà đến thăm, bà gọi điện thoại về nhà. Có một giọng của người lạ trả lời điện thoại, hóa ra anh con trai đã bán căn hộ và hiện không biết tìm anh ta ở đâu. Anna Petrovna đã khóc suốt mấy đêm, bà đã hiểu rằng họ sẽ chẳng bao giờ đưa bà về nhà nữa. Rốt cuộc, điều mà bà ân hận nhất trong đời mình là đã có thời điểm bà  đã xúc phạm con gái mình chỉ vì ưu ái và chăm lo  hạnh phúc của cậu  con trai của bà.

Anna sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Lớn lên, bà đã kết hôn với người chồng, là người bạn học cùng lớp tên là Peter. Họ có một ngôi nhà lớn, một mảnh vườn và làm kinh tế trang trại. Cuộc sống của họ không giàu, nhưng không chết đói. Có một lần, một người hàng xóm từ thành phố về  thăm cha mẹ và bắt đầu kể với Peter rằng anh ta sống tốt như thế nào trên thành phố. Và với một mức lương tốt và còn được cung cấp nhà ở.

Chà, Peter bắt đầu nôn nóng và thuyết phục vợ chuyển ra thành phố. Vâng, cuối cùng anh ấy cũng thuyết phục được vợ. Họ bán tất cả mọi thứ có thể để chuyển ra thành phố. Về nhà ở, người hàng xóm không nói dối, họ đã được cấp ngay một căn hộ. Họ mua đồ nội thất tuy cũ nhưng vẫn tốt và Peter mua thêm một chiếc xe con  Zaporozhets.

Và rồi một lần, khi đi trên chiếc Zaporozhets này, Peter đã gặp tai nạn. Ông  qua đời sau khi vào bệnh viện được hai ngày.

Sau đám tang, Anna bị bỏ lại một mình với hai đứa con trên tay. Để mà nuôi nấng con cái và chu cấp ăn, mặc cho chúng, bà đã  làm mọi việc có thể, bà nhận thêm những việc như quét rửa sàn nhà  và các lối vào các tòa nhà vào các buổi chiều. Bà  nghĩ rằng những đứa trẻ khi lớn lên  sẽ có thể giúp đỡ bà phần nào. Nhưng việc đó đã không thành sự thực.

Người con trai bỗng bị vướng vào một câu chuyện tồi tệ, bà Anna phải vay tiền chạy trọt để con trai khỏi bị lao lý, sau đó bà phải cố gắng trả các khoản nợ trong vòng hai năm. Sau đó, cô con gái Dasha kết hôn, rồi sinh con. Rồi trong vòng một năm mọi thứ đều ổn, nhưng sau đó cậu con trai của bà  gặp phải một căn  bệnh lạ. Bà buộc phải nghỉ việc để thường xuyên đến bệnh viện chăm sóc con. Các bác sĩ trong một thời gian dài không thể chẩn đoán chính xác căn bệnh.

Rất may là ở một bệnh viện thuộc viện nghiên cứu y học, các bác sỹ đã tìm ra căn bệnh của người con trai, anh ta cuối cùng cũng được chữa chạy trong bệnh viện đó, mặc dù điều kiện để nhập viện rất khó khăn vì số bệnh nhân đăng ký rất đông. Bà và cô em gái đã phải thay phiên nhau trông nom cho con trai. Cũng vào thời điểm đó thì người chồng của cô em đã bỏ đi, may mà còn để lại cho căn hộ. Và đâu đó trong bệnh viện, cô em gái đã gặp một người góa vợ, anh ta cũng có một cô con gái mắc căn bệnh tương tự nhu anh trai cô.

Họ đã làm quyen, thích nhau và bắt đầu sống cùng nhau. Và sau năm năm  anh ấy mắc bệnh, cô em gái cần tiền để phẫu thuật cho chồng mình. Bà Anna lúc đó  có tiền, tuy nhiên bà muốn cho con trai để cậu ta trả góp cho một căn hộ mới mua.

Vậy là, khi cô con gái  hỏi vay tiền mẹ, bà Anna cảm thấy tiếc nếu phải chi tiền cho người khác, thay vì đưa tiền cho con trai ruột của mình, nó cũng đang rất cần tiền. Và bà đã từ chối. Cô con gái của bà đã tỏ thái độ vô cùng giận dỗi,  lúc chia tay cô ấy thề rằng không coi bà Anna là mẹ của mình nữa, và còn nói thêm rằng nếu bà gặp khó khăn thì cũng đừng mong đợi sự giúp đỡ từ phía cô ấy nữa.

Và bây giờ đã hơn hai mươi năm qua họ không hề gặp gỡ và giao tiếp với nhau.

Người chồng của Dasha đã chữa khỏi bệnh và họ đưa con đến sinh sống và làm việc ở một vùng biển. Tất nhiên, nếu thời gian có quay trở lại thì bà Anna sẽ làm điều đó khác đi. Nhưng thật tiếc quá khứ là điều sẽ không bao giờ quay trở lại.

Anna từ từ đứng dậy khỏi băng ghế và chậm dãi đi về phòng mình.

..Bỗng nhiên bà nghe thấy gọi:

– Mẹ ơi!

Tim đập thình thịch,  bà chậm chậm quay đầu lại. Cô con gái của bà. Dasha. Đúng là Dasha rồi!.

Chân bà dường như díu lại, bà suýt ngã, nhưng cô con gái đã chạy lên và đỡ bà dậy.

– Thế là rốt cuộc, con đã  tìm được mẹ đây rồi … anh trai không muốn cho địa chỉ,  nhưng con đã đe dọa anh ấy đưa ra tòa vì đã bán căn hộ của mẹ  bất hợp pháp và chiếm đoạt một mình, vì vậy anh ấy lập tức phải thỏa hiệp.

Sau  những lời này, họ bước vào tòa nhà và ngồi trên một chiếc ghế dài trong hội trường.

– Mẹ hãy tha thứ cho con, vì con đã quá lâu không liên lạc với mẹ.

Lúc đầu con cảm thấy  bị xúc phạm và tổn thương, sau đó con cũng cố quyên hết mọi thứ, thật là xấu hổ. Và tuần trước con bỗng nằm mơ thấy  hình như mẹ đang bị lạc trong rừng, vừa đi vừa khóc.

Con  thức dậy, và tim con bỗng đau nhói. Con đã kể  với chồng tất cả mọi chuyện, và anh ấy ra lệnh: Em hãy mau đi tìm và làm hòa với mẹ đi. Khi con về nhà mẹ, chỉ gặp những người  lạ ở đó, họ không biết gì.

Mất một thòi gian dài con mới tìm được địa chỉ của anh trai, gặp anh ấy, bắt anh ấy phải nêu địa chỉ của mẹ.

Bây giờ con đã tìm được địa chỉ của mẹ rồi. Mẹ hãy chuẩn bị cùng với con về nhà của chúng con nhé!. Nhà rất rộng, ngay sát biển. Chồng con lệnh cho con rằng  hãy ngay lập tức đưa mẹ về nhà chúng mình.

Bà Anna cảm động ôm lấy con gái và khóc. Và giờ đây, bà đang khóc với những giọt nước mắt của niềm vui và hạnh phúc.

Nguyễn Hoàng Lân

Sưu tầm và dịch theo nguồn http://pic-words.ru


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề