Xung đột đóng băng tại Ukraina sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới

Quan sát “Ngày của sự im lặng”  trong tuần này do quân đội Ukraine và ly khai thân Nga là một sự kiện có tầm quan trọng  to lớn cho kinh tế toàn cầu cũng như địa chính trị.

Sự thành công của lệnh ngừng bắn được ký kết ngày 5 tháng chín là trên giấy tờ. Trên thực tế những người lính chiến đấu ở miền Đông và những nhà phân tích đều nhất trí rằng chiến đấu sẽ nhanh chóng trở lại. Sự kéo dài của thỏa thuận ngừng bắn cho thấy mối quan hệ giữa Kiev và Moscow đang hướng tới một hình thái căng thẳng trong trạng thái hòa bình giả tạo.

Nếu là vậy cuộc xung đột từ mùa hè có thể sẽ phát triển thành “xung đột đóng băng” giống như đang diễn ra hiện nay trên khắp các khu vực mà thời gian kéo dài nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ ở Georgia, Moldova, Armenia, Azerbaijan, Kosovo, Cyprus và Israel. Khác chăng cuộc xung đột tại Ukraina  chỉ là “xung đột đóng băng” gần châu Âu nhất.

Mặc dù không ai có thể hoàn toàn hài lòng với kết quả này, Ukraine, Nga và châu Âu nên tất cả các bên đều cảm thấy nặng nề. Vì vậy bất cứ ai có liên quan về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đều quan ngại.

mo_than_o_nga_3_ntlv

Hiện nay, ở Kuzbass có 120 mỏ đang hoạt động, trong đó có 63 mỏ hầm lò, 57 mỏ khai thác lộ thiên và 49 nhà máy tuyển, chế biến và các cơ sở phục vụ khác, sử dụng khoảng 109.000 cán bộ, công nhân.

Chúng ta hãy bắt đầu với Ukraine. Sự mất mát của Crimea  ít ảnh hưởng đến kinh tế Ukraina vì bán đảo này đã cho Nga thuê thời gian rất dài, hàng năm chính phủ phải bù chi ngân sách $250 triệu. Đóng góp của Crimea cho nền kinh tế quốc dân là không lớn. Thậm chí nó không phải là một phần lãnh thổ của Ukraina cho đến năm 1954. Nhưng mất Donbas thực sự nghiêm trọng  vì nó là một trong những khu vực công nghiệp chính của đất nước. Tuy nhiên bình thường hóa quan hệ thương mại có thể sớm được tái lập vì cả Ukraina và Donbass cần nhau. Ukriana cần than, Donbass cần bán than và thép. Giá thành khai thác than ở Donbass tương đối cao. Thị trường xuất khẩu than của Donbass chưa hình thành và khó lòng cạnh tranh với các nước khác vì giá thành và chất lượng. Hiện nay chỉ có GRES Novocherkassk là nhà máy điện duy nhất của Nga mua than của Ukraine. Tại Nga đã đóng của tới 40% các mỏ khai thác vì giá thành cao và nguy hiểm,  Nga khai thác than lộ thiên như vùng  Kuznetsk (Kuzbass), Siberi.

mo_than_o_nga_1_xoac

Nhờ mỏ than ở vùng than Kuznetsk (Kuzbass), Nga trở thành nước xuất khẩu than đá lớn thứ 6 thế giới, hàng năm bán cho thị trường nước ngoài hơn 120 triệu tấn.

Chúng ta sẽ xét về Nga. Giả sử rằng Kiev và phương Tây miễn cưỡng chấp nhận hiện trạng ở Crimea và Donbas – thực tế là không ai có có thể làm cách nào để dành lãnh thổ từ tay Moscow. Ông Putin sau khi sáp nhập Crimea cũng không muốn mở rộng thêm lãnh thổ cho nước Nga. Trong trường hợp đó, các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga cũng có thể tự động hết hạn vào tháng ba và tháng Bảy. Phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt có hiệu lực trong một năm và sự đồng thuận để mở rộng hoặc gia hạn lệnh trừng phạt khó có thể tái lập khi cuộc chiến tại Ukraina đã đóng băng.  Dù lệnh trừng phạt có dỡ bỏ hay không Nga cũng phải chuyển đổi nền kinh tế.

Với giá dầu và đồng rúp sụp đổ, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh của Nga đang nhận ra rằng các mô hình kinh tế thời hậu Xô Viết trong thời kỳ tự do hóa tài chính toàn diện và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã chống lại họ khi quá phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nhập khẩu công nghiệp từ Tây Âu. Một phần kết quả là, Nga đã không chịu nổi những căn bệnh trầm kha của “lời nguyền tài nguyên”: đồng tiền được định giá quá cao, chính sách phi công nghiệp hoá, tiêu dùng xa hoa, chi tiêu của chính phủ quá độ, thu thuế trong nước yếu và khả năng dễ bị tổn thương bởi các dòng vốn quốc tế.

Để thoát ra khỏi những khó khăn này Nga đang bắt đầu tái cơ cấu nền kinh tế. Họ đang chuyển dần từ mô hình thương mại tự do cổ điển được xây dựng từ những năm 1990, trong đó khuyến khích Moscow xuất khẩu tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp vì đã được mặc nhiên bởi quy luật Ricardo về lợi thế so sánh. Hiện nay Nga đang ủng hộ các mô hình phát triển thay thế, như nghiên cứu, xem xét và áp dụng  một trong những  mô hình nền kinh tế lớn mới nổi  bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và trước đó là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo mô hình phát triển kinh tế của các nước châu Á nghĩa là sẽ bảo vệ nhiều hơn cho các ngành công nghiệp trong nước, kiểm soát nhiều hơn đối với dòng vốn quốc tế và ít bị phụ thuộc vào nhập khẩu – thậm chí  điều này có thể làm chất lượng hàng hóa giảm xuống và giá thành đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Nga.

Khu vực mà Nga sẽ xuất khẩu số lượng lớn tài nguyên, chiến lược kinh doanh và tài chính cũng như các liên minh địa chính trị sẽ được chuyển dần sang Trung Quốc và châu Á. Với nền kinh tế của Trung Quốc vươn lên số một thế giới sẽ là sự thuận lợi hơn đối với nga. Theo thời gian cùng với Trung Quốc họ sẽ trở thành tổ chức chiến lược  làm tăng cường ảnh hưởng của tư tưởng chính trị độc tài Nho giáo như là đối trọng với các mô hình dân chủ tự do của phương Tây. Sự thay đổi mang tính triết lý sẽ được Putin hoan nghênh

Cuộc “xung đột đóng băng” sẽ mang ý nghĩa gì cho châu Âu và thế giới? Các tin tốt là kết thúc dứt khoát cho cuộc chiến ở Ukraine, nó sẽ loại bỏ những trở ngại lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế ở châu Âu. Các mối đe dọa từ tất cả các cuộc chiến tranh ở Trung Âu có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất của sự suy giảm đột ngột của mùa hè năm nay tại khu vực châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Nếu chiến tranh sẽ nổ ra một lần nữa sẽ là cú sốc mạnh đối với niềm tin kinh doanh.  Chắc chắn sẽ làm đảo lộn bất cứ nỗ lực kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu đối với nền kinh tế các nước.

Tin xấu là một cuộc xung đột đóng băng ở Ukraine sẽ làm suy yếu các giả thiết sau chiến tranh thế giới thứ hai khi đã vẽ lại biên giới các nước châu Âu và sau đó không thể thay đổi được bằng vũ lực như bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã than thở trong tuần này. Một thực tế chúng ta đã biết là biên giới các nước châu Âu luôn được vẽ lại trong suốt 25 năm qua sau sự tan rã của Liên Xô và Nam Tư.

Các nguyên tắc chủ quyền quốc gia đã bị vi phạm nhiều lần, nó được phản ánh từ những hành động của Hoa Kỳ, Anh, Pháp tại Afghanistan, Iraq, Libya và Syria, cũng như ở Israel và Cyprus. Những vụ vi phạm như vậy chắc chắn sẽ tiếp tục nhưng chưa biết trong thời gian nào và dù có hay không tiếp tục những biện pháp trừng phạt Nga.

Phương Tây sẽ quan ngại hơn khi tiền lệ ngoại giao được thiết lập bởi cuộc xung đột đóng băng ở Ukraina phá vỡ. Sự tác động lên toàn cầu khi Nga chuyển vào quỹ đạo địa chính trị và nền kinh tế gắn chặt với Trung Quốc. Tuy nhiên với sự quan hệ tương tác giữa phương Tây và Trung Quốc sẽ tồn tại hòa bình. Nước Nga cũng có thể quyết định theo mô hình của Trung Quốc về quản lý kinh tế, kinh doanh minh bạch và nhà nước  phi dân chủ. Trong tương lai khi tất cả thị trường xuất nhập khẩu, nguồn vốn, công nghệ, yếu tố địa chính trị của Nga sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này sẽ làm giảm thiểu vai trò của Nga trên chính trường Quốc tế và làm suy yếu một nước Nga hùng mạnh.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề