Tại sao BBC là hãng tin trung thực và khách quan? (phần 1)

Phần 1: Xác thực email và hình ảnh do độc giả, thính giả cung cấp

Trước khi quyết định sử dụng thông tin, hình ảnh do người ngoài gửi tới, bạn cần phải kiểm tra cẩn trọng để đảm bảo những thông tin, hình ảnh đó là xác thực, chính xác, đúng là của người đó chứ không phải là giả mạo, có dụng ý khác, hoặc được sao chép từ những nguồn khác.

Xác thực email

Những email lừa thường gây nhiều rắc rối.

Để xác thực những email này, bạn làm theo các bước như lúc kiểm tra ảnh. Giống như khi có ai gọi điện thoại đến BBC tự nhận là họ đã chứng kiến một sự kiện tin tức nào đó thì bạn cũng cần kiểm tra. Các bước cần thực hiện:

Gửi email lại cho tác giả

Nếu bạn muốn nêu tên người gửi email hoặc nội dung viết trong email của họ lên đài, hay muốn dùng lại nội dung họ gửi để viết báo mạng, thì bạn PHẢI gọi lại cho họ để kiểm tra xem có THẬT là họ đã chứng kiến sự kiện nêu ra hay không.

Tìm kiếm tên của họ trên internet

Hãy tìm kiếm tên của họ trong trang Google, hoặc bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác, nhất là để kiểm tra xem liệu họ có ý đồ gì không. Có thể họ tham gia một chiến dịch vận động nào đó. Bạn nên để ý những cụm từ giống nhau trong các email tương tự.

Hãy kiểm tra mã số vùng

Cần kiểm tra mã vùng của số điện thoại họ gọi đến và cả địa chỉ email của họ xem thực hay giả.

Dò hỏi thêm chi tiết

Hãy yêu cầu người gửi cung cấp thêm chi tiết nếu bạn muốn sử dụng những thông tin có trong email gửi tới.

Xác thực hình ảnh do khán thính giả hay độc giả cung cấp

Hãy email lại người gửi

Hãy email lại cho người gửi. Hãy xin số điện thoại của họ và nếu được, hãy gọi cho họ.

  • Người gửi có biết miêu tả bức hình ấy không? (Câu trả lời của họ có khớp với nội dung nguồn tin đang đưa không?)
  • Hãy hỏi xem họ đang ở đâu? Nếu họ nói đang ở internet cafe thì hãy dùng Google tìm địa chỉ đó để kiểm tra.
  • Hãy hỏi họ ai chụp những tấm hình đó?
  • Hỏi xem họ đã dùng máy ảnh gì để chụp?

Đối chiếu với hình trong nguồn

Liệu một người bình thường có thể chụp được mấy tấm hình chuyên nghiệp như vậy không?  Nếu bạn nghi ngờ thì hãy kiểm tra các nguồn ảnh như Elvis, Yahoo, trang tin hình của Google. Nhiều khi bạn có thể thấy chúng trùng nhau. Còn một website mới – Tineye – cũng có thể giúp bạn đối chiếu hình. Họ có chụp được HẾT mấy tấm hình đó không?

Nhiếp ảnh gia này tỏ ra đã đi nhiều nơi chăng? Nếu bạn nhận được nhiều hình thì cần hỏi liệu người này có thật sự đến được hết tất cả các địa điểm đó hay không?

Hãy coi chừng hồ sơ định dạng Powerpoint!

Nếu hình được gửi nhiều lần trong một file dạng Powerpoint slideshow thì bạn phải nghi ngay. Có thể có ai đó đã gom hình từ nhiều nguồn, tập hợ chúng lại và gửi đi.

Không lời tựa. Hãy thận trọng!

Bất kỳ ai đã bỏ công ra gửi hình thì cũng thường viết đôi lời tựa. Hãy tránh xa những bức hình không lời. Các email dạng như ’Mấy tấm hình này đẹp quá’ thường chứa hình ảnh lấy xuống từ mạng.

Nói về mặt kỹ thuật, có một số cách để phát hiện thực giả.

Kiểm tra độ phân giải (pixel)

Hãy kiểm tra kích cỡ của hình theo pixel. Các file ảnh gốc trong máy ảnh thường có điểm ảnh kích cỡ 2.000 x 1.200 trở lên. Bất cứ cỡ hình nào nhỏ hơn đó cũng đã bị định dạng lại.

Hãy cẩn thận với mấy số lẻ – có thể mấy tấm hình đó được ăn cắp từ mạng hình. Ví dụ, hình sử dụng trong trang tin của Yahoo thường có cỡ rộng 380 hoặc cao 345.

Bạn còn có thể kiểm thông số EXIF từ hình, trong đó có thông tin hình được chụp từ lúc nào. Đây là đầu mối giúp kiểm tra kỹ hơn.

Đẹp đến mức khó tin?

Đôi khi có nhiều tấm hình đẹp quá hóa nghi ngờ, trừ khi chúng được lấy từ nguồn hình ra. Có nhiều người thích lạm dụng phần mềm Photoshop. Hãy nhờ ai đó có phần mềm Photoshop trên máy của họ để tải hình về và phóng to ra. Hãy nhìn vào nơi hội tụ các tông màu để kiểm tra xem chúng có bị phủ chồng lên nhiều lớp không. Thật không dễ phát hiện điểm này vì các file jpeg nén có thể tác động đến tấm hình.

Dĩ nhiên là không phải lúc nào ta cũng theo sát danh sách kiểm tra này. Vì dù sao thì công việc lên bài cũng là ưu tiên. Nhưng nếu nghi ngờ thì bạn hãy kiểm tra.

Tốc độ làm việc rất quan trọng. Thường thường, các tài liệu do công chúng cung cấp là nguồn đầu tiên mà bạn nhận được và bạn muốn đưa lên bài trước khi cả làng báo biết. Bạn không có nhiều thời gian. Nhưng nếu biết cách xác thực thông tin như trên tới mức thuần thục thì tài liệu của khán thính giả hay bạn đọc gửi về sẽ được đăng tải nhanh hơn.

Theo BBC


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Tại sao BBC là hãng tin trung thực và khách quan? (phần 1)”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề